Phụ huynh có con sắp vào lớp 1: Với chương trình cải cách hiện nay, không cho con học chữ trước giống như chưa biết bơi mà thả xuống nước?
“Có nên cho con đi học trước lớp 1? Câu trả lời của tôi là có. Thử hỏi trong một lớp học ai cũng đã biết bơi, mình con bạn chưa biết thì có bơi kịp được không?”.
Ai cũng nói đừng cho con đi học trước 6 tuổi, hãy để trẻ có tuổi thơ đúng nghĩa. Thế nhưng, nhiều phụ huynh cho rằng, liệu sẽ “đúng nghĩa” thế nào khi con bước vào lớp học toàn những “ thần đồng”? Họ cho rằng, mình cũng muốn con được hồn nhiên, vui chơi mỗi tối, cũng muốn con có những ngày cuối tuần được hòa mình vào thiên nhiên. Thế nhưng với nhịp sống hiện tại, khi cả xã hội phần lớn đều cho con học trước như vậy, họ không dám yên tâm để con ở nhà.
Bên cạnh đó, lại có ý kiến cho rằng, có phải người lớn chúng ta đang lo lắng thái quá về chuyện học của con? Suy cho cùng, con học lớp 1 với những nét chữ đều đẹp cũng đâu thể trở thành thiên tài? Vậy hà cớ gì chúng ta phải quan trọng hóa chuyện học trước lớp 1 để những đứa trẻ phải khổ sở?
Sau đây là một số ý kiến của phụ huynh về việc học chữ trước khi vào lớp 1:
Chị Nguyễn Ngọc Bích (Phụ huynh Nguyễn Ngọc Huy Tuấn, 5 tuổi): Vừa học vừa chơi
Theo chương trình của Bộ GD-ĐT, ở bậc học mầm non, trẻ đã được làm quen với chữ cái và phép toán trong phạm vi 10. Theo đó, trẻ sẽ được học chữ cái thông qua các hoạt động như: tập đồ, sao chép, nhận diện chữ cái… Đối với môn Toán, các bé sẽ được làm quen với phép tính cộng trừ trong phạm vi 10 dưới dạng câu hỏi “thêm, bớt”… Đây là nền tảng cho bé theo kịp chương trình ở lớp 1.
Chị Nguyễn Ngọc Bích và hai con.
Mình không quan trọng chuyện phải ép con học hết chương trình lớp 1 khi đang ở tuổi mẫu giáo, nhưng cứ dạy bé nhớ mặt chữ cái trước, sau đó ghép âm, vừa học vừa chơi thôi là được.
Chị Hoàng Thị Ngọc Anh, (Phụ huynh bé Nguyễn Hoàng Bảo Quyên, 5 tuổi) : Cho học trước vừa tạo thói quen và ý thức học
Theo quan điểm của mình, không cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1 không có nghĩa là vào tiểu học, con hoàn toàn là một “tờ giấy trắng”. Mình thì thấy cho bé làm quen nhưng không nên học sớm quá. Bé mới lớp lá mà, cứ để bé vui chơi, mình đăng ký cho con học thêm các môn năng khiếu chứ không ép con.
Chị Ngọc Anh vẫn cho con học bằng các thẻ ảnh, trò chơi… chứ không tạo áp lực.
Video đang HOT
Mình vẫn cho con học bằng các thẻ ảnh, trò chơi, tức là đừng quá tạo áp lực cho con thôi, kiểu vừa chơi vừa học. Cho học trước vừa tạo thói quen và ý thức học cũng 1 phần vào năm học đỡ vất vả, và có nhiều thời gian để sửa các lỗi sai của bé như nói ngọng, phát âm hay nhầm lẫn giữa các chữ gần giống nhau.
Anh Nguyễn Ngọc Ân (Phụ huynh bé Nguyễn Hoàng Nhật Minh, 5 tuổi): Việc học sẽ không bao giờ là muộn
Với tôi, hành trang của con mình vào lớp 1 sẽ là những chuyến dã ngoại, những buổi học ngoại khóa, kỹ năng… chứ không phải chỉ chăm chăm vào chữ và số. Tuổi thơ của con thật ngắn ngủi. Việc học sẽ không bao giờ là muộn cả.
Bé Nguyễn Hoàng Nhật Minh.
Con đang độ tuổi phát triển, khám phá, tò mò cái mới và đến trường là cơ hội để con được học hỏi những điều con chưa biết, chứ không phải vì điểm số. Tuy nhiên, điều này cũng tùy quan điểm từng gia đình. Đa số người lớn hay “áp đặt” suy nghĩ và nỗi lo lắng của mình lên đầu trẻ. Riêng tôi, tôi tôn trọng ý kiến của con. Nếu con thấy thích đi học thì sẽ cho con đi, nếu chưa thích thì tôi để từ từ.
Hai vợ chồng tôi xác định, sẵn sàng chấp nhận thứ hạng thấp của con trên lớp, chấp nhận những con điểm thấp hơn điểm 7, điểm 8. Chỉ cần đó là của con!
Chị Dương Thị Cẩm Nhung (Phụ huynh bé Nguyễn Dương Bảo Trân, 5 tuổi) : Nên học trước vì chương trình đi rất nhanh
Có nên cho con đi học trước lớp 1? Câu trả lời của tôi là có. Thử hỏi trong một lớp học ai cũng đã biết bơi, mình con bạn chưa biết thì có bơi kịp được không? Con mình 2015, mình không cho con đi học chữ ngoài nhưng đã bắt đầu dạy con tập đọc và cầm bút viết nét, vẫn chủ yếu là tập đọc.
Nhiều người bảo cho con học trước, khi con biết hết rồi thì đến lớp sẽ không nghe giảng mà quậy phá bạn, con sẽ không học trên lớp những bài con đã biết. Tuy nhiên, đó là trường hợp bé đã học hết chương trình học, còn nếu chỉ dạy cơ bản để bé không quá bỡ ngỡ khi vào lớp 1 sẽ không sao.
Chị Cẩm Nhung cho rằng nên cho con học trước khi vào lớp 1.
Mình vẫn cho con chơi, học đúng 1 tiếng đến 1.5 tiếng buổi tối. Nói chung mình thấy vẫn nên học trước vì chương trình đi rất nhanh, học trước mới theo kịp còn nếu cứ vô tư để chơi thì đến khi đi học không có thời gian theo kịp đâu.
Chị Ngọc Thúy (Phụ huynh bé Đặng Bảo Minh, 6 tuổi) : Không cho con học chữ trước!
Theo mình tuỳ quan điểm từng nhà, phụ huynh mong muốn con đạt thành tích đến đâu. Bạn muốn con bạn học lớp chọn không, muốn con mình học trường chuyên không? Theo kinh nghiệm của mình có 2 bé đã qua lớp 1, con mình học lớp thường và trường bình thường thì chỉ cần mẹ dạy cho con thuộc bảng chữ cái, học cộng trừ trong phạm vi 10, tập tô nét. Nếu mẹ biết dạy con viết thì hãy dạy, còn không là việc của cô, nếu không biết mà dạy con hỏng hết chữ của con.
Bạn lớn nhà mình không học trước nên con khá bỡ ngỡ, bắt đầu tập ngồi ngay ngắn, tập cầm bút và viết những chữ cái đầu tiên. Tuy nhiên, chính cô giáo đã nói với mình, nhiều phụ huynh lo sợ con không theo kịp bạn nên chủ động cho con đi học chữ từ rất sớm, đến khi vào học chính thức thì trẻ có tư tưởng “biết rồi” nên chủ quan, chán học, thường mất tập trung trên lớp.
Cô Ngọc Hương (Bà ngoại bé Maika, 5 tuổi) : Học cũng là niềm vui, chứ không nặng nề như nhiều người nghĩ
Cháu ngoại tôi tháng 9 này vào lớp 1, mấy tháng trước bố cháu mua về cho cháu 1 bộ chữ cái. Buổi chiều tối, 2 bà cháu mang 2 bộ chữ, số ra chơi, ghép từ, học chữ, học số rất vui vẻ, có lẽ khoảng 2 tuần sau cháu ghép được các từ, tên ông, bà bố mẹ…, rồi các chữ số cũng thuộc, sau đó tôi cho cháu đọc những hàng chữ to, rồi đến đọc truyện.
Bé Maika năm nay 5 tuổi.
Như vậy, khi vào lớp 1 cháu sẽ không bỡ ngỡ, tự tin và rất vui khi được các cô giáo và các bạn cùng lớp khen, và cháu cũng phấn khởi vì hướng dẫn bài được cho các bạn. Học cũng là niềm vui, chứ không nặng nề như nhiều người nghĩ, quan trọng là do cách nhìn và phương pháp của gia đình mà thôi.
Ngày xưa, năm 1985 thì hành trang vào lớp 1 tôi đã thuộc lòng và viết thành thạo bảng chữ cái cũng như từ số 0 đến số 10. Tôi thấy chẳng có gì phải căng thẳng ở đây cả.
Câu hỏi “cho trẻ học chữ trước khi vào lớp 1, nên hay không?” vẫn chưa có lời hồi đáp chính thức, thuyết phục. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Tiểu học – Đại học Sư phạm Hà Nội) cho rằng, dạy con học chữ trước 6 tuổi là phụ huynh đang hủy hoại nhiều điều ở con trẻ.
Theo TS Hương, thời gian gần đây, phong trào dạy con học chữ trước đã phát triển rất mạnh. Dường như việc dạy trẻ trước đã trở thành một “cuộc đua” âm thầm mà rất nhiều cha mẹ tham gia với sự nhiệt tình cao độ.
Chuyên gia này cảnh báo, dạy con học trước sẽ hủy hoại khả năng tưởng tượng, sáng tạo, liên tưởng của trẻ. Bởi trẻ dưới 6 tuổi “mù chữ” sẽ có khả năng sáng tạo từ những quan sát xung quanh rất tốt.
“Việc biết chữ với trẻ Việt là chắc chắn, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Nhưng nếu cả 6 năm đầu đời của trẻ đều được bảo tồn và tôn trọng bằng cách rời xa việc học chữ để con chú tâm vào quan sát, học hỏi từ môi trường sống, từ thái độ và hành vi của những người xung quanh, chắc chắn các con sẽ phát triển khả năng quan sát tinh tế, liên tưởng và sáng tạo rất tốt”, TS Vũ Thu Hương nói.
"Ma trận" lớp dạy chữ trước cho trẻ vào lớp 1 năm học 2021-2022
Trong căn phòng rộng khoảng 30 m2 ở tầng 2 của khu tập thể, một bên được kê 6 bộ bàn ghế nhựa và 1 tấm bảng rộng, phần diện tích còn lại được kê thêm bộ ghế sofa.
Theo lời của chủ cơ sở ôn luyện, ngoài "công dụng" để tiếp khách thì nếu phụ huynh nào có "nhu cầu" họ có thể vừa ngả lưng trên ghế để nghỉ ngơi lại vừa có thể "ngắm" con mình học.
Bên trong một lớp học thêm tiền lớp 1 và đoạn tin nhắn tư vấn tuyển sinh (ảnh: Trung Dũng)
Trước thực tế, học sinh lớp 1 năm học 2020-2021 khá vất vả để theo kịp chương trình, đặc biệt là với môn Tiếng Việt, nhiều bậc cha mẹ có con sinh năm 2015, đã "vội vàng" tìm lớp, tìm cô để cho con học chữ. Trong vai một phụ huynh cần cho con học chữ trước khi vào lớp 1, tôi như lạc vào "ma trận" các lớp ôn luyện với nhiều cái tên như "lớp tiền tiểu học", "luyện chữ đẹp"...
Từ lời giới thiệu của một phụ nữ tên Q. chúng tôi tìm đến một cơ sở có địa chỉ tại Thanh Nhàn (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Được biết cơ sở này là của một giáo viên về hưu, ban đầu chỉ là dạy cho con cháu trong gia đình nhưng sau đó vì nhu cầu của các phụ huynh bên ngoài, người này mở luôn lớp dạy tiền lớp 1 để kiếm thêm thu nhâp. Qua lời Q. quảng cáo thì chỉ cần 3 tháng là các bé học ở đây sẽ biết đọc, viết tốt.
Theo quan sát của phóng viên, bên ngoài lớp học này là một căn hộ tập thể bình thường nhưng bên trong lại được tận dụng để mở lớp học. Hơn nữa, bên ngoài cũng không hề gắn biển lớp nên nếu không được giới thiệu cũng khó biết đây là lớp dạy cho trẻ sắp bước vào lớp 1 năm học tới đây.
Căn phòng rộng khoảng 30 m2 trên tầng 2 của khu tập thể. Trong căn phòng kê khoảng 6 bộ bàn ghế đơn loại 1 bàn liền 1 ghế bằng nhựa, phía trước một tấm bảng trắng. Phần còn lại của căn phòng được chủ nhà kê thêm một bộ ghế sofa để tiếp khách.
Theo cách nói của chủ cơ sở này thì việc bố trí như vậy, ngoài "công dụng" để tiếp khách thì nếu phụ huynh nào có nhu cầu còn có thể vừa ngả lưng trên ghế để nghỉ ngơi lại vừa có thể "ngắm" con mình học.
Trước mắt chúng tôi, một người phụ nữ trạc tuổi 60, mái tóc hoa râm được cắt ngắn, cuốn lọn xoăn, đôi tay thoăn thoắt lau vội những dòng chữ nguêch ngoặc viết bằng bút lông xanh trên bảng.
Thấy người lạ, người phụ nữ này quay ra hỏi: "Đến làm thủ tục cho con hả? Dê phải không? (Nói những trẻ sinh năm Ất Mùi 2015 - phóng viên), cô Q. giới thiệu phải không?
Đăng ký đợt này là hợp lý, ra tết âm lịch học, năm sau cho bé vào lớp 1 là OK. Lớp này tôi chỉ nhận được khoảng 6 cháu, chậm vài hôm nữa là hết không vào được nữa đâu. Tờ rơi thông tin ở bàn, xem kỹ rồi mình nói chuyện tiếp".
Chưa kịp định thần trước loạt câu hỏi của "bà giáo" chúng tôi được xem tờ rơi tuyển sinh được bày trí khá bắt mắt với nội dung: "Tuyển sinh lớp hành trang lớp 1". Trên tờ rơi này không quên ghi đầy đủ các thông tin quảng bá nhằm đánh vào tâm lý muốn tìm cho con một cơ sở ôn luyên chất lượng của các phụ huynh. Nào là lớp chỉ tuyển số lượng ít, từ 6 đến 8 học sinh. Tất cả các bé sinh năm 2015 đều học được và cha mẹ hoàn toàn yên tâm là con có thể bước vào lớp một một cách vững vàng.
Cùng với đó là thời lượng học chỉ khoảng 1,5 giờ/buổi trong phạm vi 2 đến 3 buổi một tuần nên trẻ không bao giờ có cảm giác bị chán học, không gây căng thẳng. Theo lời quảng cáo, các lớp này sẽ được chia thành các ca học, tính từ hơn 5 giờ chiều cho đến 9 giờ tối. Như vậy, nếu tính tần suất thì trong một buổi tối, "bà giáo" có thể dạy được 2 ca tương đương với 12 đến 16 học sinh.
Theo tờ rơi, chương trình học trong một ca như thế được chủ yếu tập trung vào 4 tiêu chí như: Rèn ngồi học và cầm bút. Dạy viết bảng tập tô, viết chữ theo chuẩn. Dạy tập đọc, tập đánh vần và dạy làm toán với các phép tính đơn giản lớp 1. Phụ huynh sẽ phải chi trả khoảng 70 nghìn đồng cho một buổi học như vậy.
Khi phóng viên hỏi về việc có thể cho con nhập học ngay luôn trong trong buổi tối hay không thì được người này cho biết: "Hiện tại, ở đây đang có một lớp gồm 6 bé đang học được 3 tháng nay. Đợt tuyển sinh này sẽ ghép lớp để các bé học vào dịp sau Tết Nguyên đán. Thời điểm này học sẽ không liền mạch vì còn nghỉ Tết Nguyên đán, qua đợt nghỉ các cháu lại quên hết kiến thức rèn luyện, vừa mất thời gian của bố mẹ, vừa tốn công sức của giáo viên.
Tốt nhất em cứ để cho cháu vui chơi thoải mái, ra tết cho con sang đây học, chị trực tiếp đứng lớp dạy chữ nên em cứ yên tâm về chất lượng. Đồng ý thì đóng cọc trước cho chị năm trăm nghìn giữ chỗ, để lại thông tin rồi cứ yên tâm ra về".
Theo lời hàng xóm của "bà giáo", cơ sở ôn luyện này mở cũng được mấy năm nay, người này ngày trước là giáo viên dạy giỏi ở một trường tiểu học, từ khi về hưu thì mở lớp luôn. Vì có mác là giáo viên dạy giỏi nên lượng học sinh theo học khá đông và giờ đang có hướng mở rộng hơn. Thậm chí là có ý định mở thêm một số cơ sở nữa ở quận Thanh Xuân (Hà Nội).
Thực tế, lớp dạy như trên không khó để tìm. Nắm bắt được nhu cầu của các phụ huynh, nhiều lớp học siêu nhỏ mọc lên cùng với những lời cam đoan rằng các con của "thượng đế" sẽ vững vàng hơn trước khi bước vào lớp 1 so với những bạn khác cùng lứa tuổi không có điều kiện học ở các lớp này.
Tuy nhiên, để tránh việc bị cơ quan chức năng "sờ gáy" các cơ sở này thường đăng ký theo các địa chỉ ảo để kiểm tra người đó có nhu cầu thực sự hay không. Phải sau rất nhiều lần "đàm phán" để lấy lòng tin thì chúng tôi mới tiếp cận được. Không ít cơ sở khá thận trọng, nhiều nơi còn yêu cầu cho xem giấy khai sinh và ảnh của học sinh mới đồng ý cung cấp địa chỉ thật.
Không ép học sinh học thêm và dạy trước chương trình lớp 1 Các trường tăng cường giám sát việc dạy thêm học thêm, không dạy trước chương trình lớp 1, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ. Tuyệt đối không dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ mầm non; không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ. - BÍCH THANH Ngày 10.1, sau khi Sở GD- ĐT TP.HCM có văn bản...