Phụ huynh chia sẻ tiêu chí chọn trường cho con sau Covid-19
Chị Thu Phương (Hà Nội) chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp cao sau Covid-19 nên muốn chọn ngành học bắt kịp xu hướng, đào tạo thực tế, phù hợp nguyện vọng của con…
Chị Nguyễn Thu Phương là chủ một doanh nghiệp ở Hà Đông. Có con gái đang học lớp 12, gia đình chị hiện phân vân chưa biết cho con học trường nào, ngành nào là phù hợp xu thế. Tuy nhiên, chị cho biết sẽ loại những trường đại học thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhất là thiếu phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập hay chương trình đào tạo thiếu thực tế.
Từ kinh nghiệm tuyển dụng và sử dụng nhân sự của doanh nghiệp mình, chị Phương hiểu rõ những hạn chế trong đào tạo của nhiều trường đại học hiện nay nên cũng đặt ra các tiêu chuẩn khắt khe hơn khi lựa chọn trường học cho con. Chị cho hay, nhiều phụ huynh trong lớp con chị đang học rất cảm tính khi định hướng lựa chọn trường học và nghề nghiệp cùng con. Nhìn chung, tâm lý khoa cử, thích bằng cấp vẫn nặng nề.
Cùng quan điểm với chị Thu Phương, anh Hoàng Quân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng đang gấp rút cùng con chọn trường đại học. Anh cho biết, con trai anh thích các ngành liên quan đến công nghệ, vấn đề hiện giờ là chọn trường nào có chương trình đào tạo gắn liền với thực tế, chất lượng giảng dạy tốt, và đảm bảo đầu ra cho sinh viên.
Nhiều học sinh lớp 12 phân vân trước ngưỡng cửa đại học.
Thực tế, thực trạng sinh viên thất nghiệp, không xin được việc làm hoặc làm những công việc lương thấp, trái sở trường ngày càng nhiều, trở thành nỗi lo chung của toàn xã hội. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về thị trường lao động Việt Nam quý một, tỷ lệ thất nghiệp chung cả nước ước tính là 2,02%, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) ước tính 7,01%, trong đó khu vực thành thị là 9,91%; khu vực nông thôn là 5,77%.
Để lựa chọn được những trường đại học chất lượng, chú trọng đào tạo kỹ năng, thực hành, trải nghiệm, chị Thu Phương và anh Hoàng Quân đang tham khảo những trường đại học có cơ sở vật chất quy mô, chương trình đào tạo đáp ứng xu thế xã hội, quản trị theo mô hình hiện đại.
Toàn cảnh khuôn viên hiện đại của Trường Đại học Phenikaa.
Hiện nay, giáo dục đại học Việt Nam đang có những thay đổi lớn với sự tham gia của các tập đoàn giáo dục, công nghiệp và tài chính lớn, như Tập đoàn Phenikaa với Trường Đại học Phenikaa.
Video đang HOT
Phenikaa là một trong những tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, sở hữu thương hiệu Vicostone thuộc top 4 thế giới về vật liệu đá thạch anh cao cấp. Với tiềm lực mạnh, tập đoàn này đang đầu tư cả về cơ sở vật chất và chính sách thu hút đội ngũ giảng viên, nhà khoa học hàng đầu nhằm đưa trường Đại học Phenikaa thành đại học đa ngành, xuất sắc trong đào tạo, nghiên cứu, khởi nghiệp, hướng nghiệp, gắn chặt với nhu cầu phát triển và tạo ra giá trị mới cho cộng đồng. Trường phấn đấu đạt top 100 trường đại học tốt nhất châu Á trong vòng hai thập niên tới.
Giai đoạn 2018-2020, trường được đầu tư 2.100 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, giảng đường, phòng học, phòng thí nghiệm chuẩn quốc tế. Bên cạnh khối ngành Kinh tế, Ngôn ngữ và Khoa học sức khỏe, trường đã mở nhiều ngành đào tạo Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ mới đáp ứng xu thế phát triển như: Trí tuệ nhân tạo và robot; Kỹ thuật Y sinh, Điện tử Viễn thông, Cơ điện tử, Công nghệ sinh học, Kỹ thuật hóa học… Đó cũng là lý do, nhiều thí sinh có thành tích cao lựa chọn theo học tại Trường Đại học Phenikaa.
Vũ Thùy Dương cựu học sinh Chuyên Lý, trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội từng đạt 27,4 điểm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019 đã trở thành thủ khoa khối A1 của Trường Đại học Phenikaa với mức học bổng 100% học phí toàn khóa.
Chia sẻ về lý do chọn trường, Thùy Dương cho biết: “Em đã lựa chọn ngành Công nghệ Vật liệu vì đây là một ngành mới, bắt kịp xu thế thế giới và phù hợp với sở thích cá nhân”.
Qua tìm hiểu Thùy Dương biết giảng viên của ngành Công nghệ Vật liệu của Trường Đại học Phenikaa là những nhà khoa học hàng đầu tại Việt Nam, hầu hết nhà khoa học được đào tạo từ các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc… Hơn nữa, Trường có cơ sở vật chất rất hiện đại, đặc biệt từ năm thứ hai trở đi, nữ sinh còn được tạo điều kiện để tham gia nghiên cứu khoa học cùng các giáo sư và thực tập tại các doanh nghiệp của tập đoàn.
Sinh viên Trường Đại học Phenikaa tham gia sản xuất nước rửa tay sát khuẩn tặng cho người dân trong đại dịch Covid-19.
Chọn đại học xa nhà để tự do bay nhảy: Teen 2K2 hãy đánh giá cả cái "rủi" và cái "vui"!
Mong muốn được "thoát khỏi" vòng tay ba mẹ để có thể tự do bay nhảy và làm điều mình thích, nhiều bạn trẻ đã "định vị" ngôi trường đại học ở vùng đất mới. Nhưng điều mới, điều lạ chưa hẳn sẽ toàn là điều vui!
Vì sao chúng tớ thích "dịch chuyển"?
Với nhiều teen Việt chọn một trường Đại học xa-thật-xa ngoài mong muốn vẫy vùng khắp nơi mà không bị ba mẹ kiểm soát thì còn đơn giản là bởi trót "cảm nắng" những món ăn miền Bắc hấp dẫn, "mê mệt" những bãi biển miền Trung xanh ngát, hay nhịp sống nhộn nhịp của người dân miền Nam. Không chỉ vậy, học xa nhà còn là cách để nhiều bạn trưởng thành hơn, mở rộng thêm vốn sống về văn hóa và con người địa phương.
Teen yêu tự do và ghét sự gò bó chắc chắn không thể bỏ lỡ cơ hội "tung cánh bay" này. Nguồn ảnh: Dribbble
Bạn Hoàng Anh (lớp 12, Phổ thông Năng Khiếu, TP.HCM) chia sẻ: "Mình muốn ra Hà Nội học vì mình nghĩ đi xa sẽ giúp mình trưởng thành hơn là cứ mãi ở bên cạnh gia đình. Với lại ngành mình thích chỉ có trường ở ngoài ấy."
Còn với cô bạn Tâm Anh đến từ Thái Bình: "Đa phần bạn bè mình sẽ học ở Hà Nội nhưng vì mình thích sự năng động, trẻ trung của Sài Gòn nên sắp tới mình sẽ thi vào Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. Mình có hơi lo sốc văn hóa nhưng đã chọn rồi thì phải học cách thích nghi.
"Đời không như mơ" khi ta đến nơi xa lạ
Việc phải rời xa gia đình để đến vùng đất mới đồng nghĩa teen sẽ phải tự mình đối mặt với nhiều vấn đề xảy ra. Từ sự khác biệt về văn hóa, con người, khẩu vị ăn uống và thời tiết địa phương, thậm chí cả chi phí sinh hoạt "đắt đỏ" hay sức khỏe bị ảnh hưởng,... đều đang để cửa ngỏ chờ teen bước tới.
Chia sẻ về điều này, Bảo Ngọc (sinh viên năm nhất, Đại học Y Thái Bình) bộc bạch: "Ra miền Bắc học, điều làm mình "sốc" nhất có lẽ là văn hóa vùng miền. Người miền Bắc đa số là khó tính, thẳng thắn và ít cởi mở hơn nên với một đứa sống ở Sài Gòn 18 năm như mình thật không dễ thích nghi. Với lại, khẩu vị ăn uống cũng khác hoàn toàn trong Nam luôn."
"Sốc văn hóa" chính là từ khóa teen cần lưu ý để trang bị tâm lý vững vàng và thái độ phù hợp khi chuyển đến địa phương mới. Ảnh: Dribbble
Còn với "cô bạn Hà Thành"Phương Anh (sinh viên Đại học Kinh Tế TP.HCM): "Thực sự mình không bị sốc văn hóa vì Sài Gòn rất trẻ trung, năng động, thoải mái, lại còn là nơi cho mình nhiều cơ hội phát triển. Chỉ là năm đầu tiên thì mình nhớ nhà với bạn bè khủng khiếp, chỉ có thể về vào hè hoặc Tết. Mà chi phí đi lại vào dịp Tết lại mắc nữa."
Chưa kể các bạn trẻ của hội-ghét-bếp-không-nghiện-nhà sẽ phải "chia tay lâu dài" với bữa cơm mẹ nấu, phải tự chăm sóc bản thân lúc ốm đau và phải "gặm nỗi tủi hờn" khi hội bạn thân họp mặt, đi chơi.
Tuổi trẻ không ngại đi xa, chỉ cần chuẩn bị thật kỹ càng!
Dù những ngẩn ngơ và bỡ ngỡ khi "độc mã" đến vùng đất mới là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên để có được trải nghiệm tốt nhất và không để phí hoài công sức của bản thân, teen có thể "ngồi xuống tĩnh tâm" trước khi đặt bút xuống "chốt sổ" nguyện vọng của mình:
- Bạn có thực sự muốn đến đó học Đại học, hay chỉ vì đi theo "đám đông"?
- Những khó khăn, rủi ro bạn sẽ gặp phải trong suốt 4 năm ở đó là gì, bạn sẽ xoay sở như thế nào?
- Bạn đã bàn bạc với gia đình về chuyện này chưa? Những khoản học phí, chi tiêu ăn ở, thuốc men gia đình bạn có thể chu cấp là bao nhiêu?
Ba mẹ chắc chắn sẽ đặt lòng tin khi chứng kiến sự chuẩn bị nghiêm túc của teen cho kế hoạch "dịch chuyển" này. Ảnh: Dribbble
Nếu đã chắc chắn với câu trả lời của mình, hãy bắt đầu:
- Lên kế hoạch ôn thi nghiêm túc để đạt được mục tiêu mình đề ra.
- Tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực, cuộc sống nơi bạn sẽ đến
- Nghe chia sẻ, lời khuyên từ những anh chị đi trước
Hy vọng với tuyệt chiêu của nhà Hoa, teen đã sẵn sàng "lên dây cót" để thuyết phục ba mẹ và "thu hoạch" được nhiều niềm vui trong "chuyến đi dài hạn" của mình sắp tới nhé!
Nhiều trường đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng Nature Index Trong bảng xếp hạng Nature Index giai đoạn từ 01/3/2019 đến ngày 29/02/2020 thì một số trường đại học của Việt Nam đã góp mặt. Tổ chức Nature Research đã công bố kết quả xếp hạng các cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức nghiên cứu, các quốc gia và khu vực trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, sự sống...