Phong trào Mạng sống người da màu quan trọng được đề cử Nobel Hòa bình
Mạng sống người da màu quan trọng, phong trào đấu tranh vì bình đẳng chủng tộc, được nghị sĩ Na Uy Petter Eide đề cử cho giải Nobel Hòa bình.
“Phong trào này đã trở thành một trong những phong trào toàn cầu mạnh mẽ nhất nhằm chống lại tình trạng bất bình đẳng chủng tộc. Nó cũng được lan rộng đến rất nhiều quốc gia, giúp xây dựng nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề”, nghị sĩ Eide hôm nay cho biết.
Cuộc biểu tình “Mạng sống người da màu quan trọng” tại London, Anh, hồi tháng 6/2020. Ảnh: Reuters .
Được thành lập tại Mỹ vào năm 2013, phong trào Mạng sống người da màu quan trọng trỗi dậy mạnh mẽ từ tháng 5 năm ngoái, sau khi George Floyd, người đàn ông da màu tại thành phố Minneapolis, bị một c ảnh sát da trắng ghì đầu gối lên gáy trong khoảng 9 phút và tử vong.
Video đang HOT
Sự việc đã châm ngòi cho phong trào biểu tình rầm rộ tại Mỹ, nhằm chống lại nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực của cảnh sát, làm rung chuyển hàng chục thành phố. Nó còn gợi lên nỗi bức xúc về tình trạng phân biệt đối xử với các nhóm thiểu số, vốn tồn tại lâu nay ở khắp nơi, khiến phong trào biểu tình lan rộng sang cả nhiều thành phố lớn trên thế giới.
Hàng chục nghìn người trên thế giới được quyền đề cử ứng viên giải Nobel Hòa bình, bao gồm thành viên quốc hội hoặc nội các của các quốc gia, thành viên của một số tòa quốc tế, giáo sư ngành lịch sử, khoa học xã hội, luật, triết học, thần học và tôn giáo, cá nhân hoặc tổ chức từng giành giải, hoặc thành viên, cựu thành viên và cựu cố vấn của Ủy ban Nobel Na Uy.
Thời hạn gửi đề cử sẽ kết thúc vào ngày 31/1. Một số gương mặt nổi tiếng đã được đề cử bao gồm cựu tổng thống Mỹ Donald Trump và người sáng lập WikiLeaks Julian Assange. Giải Nobel năm 2021 sẽ được công bố vào đầu tháng 10. Hồi tháng 10/2020, Ủy ban Nobel Hòa bình đã vinh danh Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) vì những nỗ lực chống nạn đói và đóng góp cho hòa bình thế giới.
Vì sao Trump sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper ngay sau khi thất cử?
Vụ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper bị sa thải ngay sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 khiến nhiều người đặt câu hỏi vì sao ông Trump lại làm như vậy.
"Tôi vui mừng thông báo rằng Christopher C. Miller, Giám đốc rất đáng kính của Trung tâm Chống Khủng bố Quốc gia sẽ là Quyền Bộ trưởng Quốc phòng, có hiệu lực ngay lập tức", ông Trump thông báo về vụ sa thải ông Esper, bổ nhiệm người mới trên Twitter.
Theo JNS, nhiều người cho rằng, việc ông Trump sa thải ông Esper là điều không thể tránh khỏi do mâu thuẫn chính sách giữa 2 người trong nhiều tháng qua.
Một trong những bất đồng chính và lớn nhất giữa ông Trump và ông Esper liên quan đến việc sử dụng quân Mỹ tại ngũ để dập tắt các cuộc biểu tình và bạo loạn hồi mùa hè sau vụ giết hại người da màu George Floyd; Ông Trump ủng hộ việc triển khai này trong khi ông Esper thì không.
Nhưng nhiều phụ tá ở Nhà Trắng cho rằng, vụ sa thải ông Esper có thể sẽ là phát súng đầu tiên cho một loạt các vụ sa thải tiếp theo của ông Trump - người đang trở nên giận dữ với một số nhân vật trong chính quyền của ông được coi là không đủ trung thành. Những người khác được cho là dễ bị sa thải sau ông Esper bao gồm: Giám đốc FBI Christopher Wray, Giám đốc CIA Gina Haspel và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Tiến sĩ Anthony Fauci.
Quyết định sa thải ông Esper của ông Trump đã dấy lên lên sự chỉ trích của nhiều quan chức đảng Dân chủ và cựu tướng lĩnh.
"Sa thải lãnh đạo an ninh quốc gia trong giai đoạn chuyển giao là động thái gây bất ổn mà sẽ chỉ khuyến khích thêm đối thủ của chúng ta, đặt đất nước vào mối nguy lớn", Hạ nghị sĩ Adam Smith từ Washington, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện, nói. "Quyết định sa thải Bộ trưởng Esper của Tổng thống Trump vì oán giận không chỉ là trẻ con mà còn rất thiếu thận trọng".
Thượng nghị sĩ Tim Kaine, thành viên Ủy ban Quân vụ và Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, nói sa thải ông Esper "trong những tuần cuối của một tổng thống không có ích gì mà chỉ gây ra bất ổn cho quốc phòng nước Mỹ".
Jim Stavridis, Đô đốc hải quân đã nghỉ hưu và từng là trợ lý cao cấp của của Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld (phe Cộng hòa), viết trên Twitter rằng quyết định này khó hiểu.
"Mọi thứ đang bất ổn trên thế giới, điều này không giúp gì", ông viết. "Chúng ta cần tạo giai đoạn chuyển giao ổn định - hy vọng là các đối thủ sẽ không lợi dụng việc này".
Truy tố phụ nữ da trắng gọi cảnh sát khi gặp người da màu Amy Cooper, phụ nữ da trắng gọi báo cảnh sát khi gặp người đàn ông da màu Christian Cooper ở một công viên hồi tháng 5, sẽ bị truy tố. Công tố viên quận Manhattan, Cyrus Vance Jr, hôm 6/7 cho biết Amy Cooper sẽ bị truy tố vì báo cáo sai sự việc. Cáo buộc về hành vi sai trái của Amy...