Nguồn gốc ’săn nô lệ’ của cảnh sát Mỹ
Việc cảnh sát Mỹ có tiền thân là đội tuần tra nô lệ thường được nhắc đến như minh chứng cho thấy vấn đề phân biệt chủng tộc đã ăn sâu vào lực lượng này.
Các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc nổ ra trên khắp nước Mỹ từ cuối tháng trước sau khi người da màu George Floyd bị cảnh sát ghì chết ở Minneapolis . Sự việc này cùng nhiều cái chết của người da màu trong lúc lực lượng hành pháp bắt bớ vài năm gần đây đã khiến nhiều người biểu tình yêu cầu cải cách cảnh sát. Thực tế, cảnh sát Mỹ đã có lịch sử bạo lực với người da màu từ lâu hơn rất nhiều, theo Jennifer Cobbina, giáo sư tư pháp hình sự tại Đại học bang Michigan .
Tại các bang miền nam nước Mỹ, cảnh sát có nguồn gốc từ lực lượng tuần tra nô lệ, những đội tình nguyện viên da trắng truy tìm và bắt lại những nô lệ đã trốn thoát, đàn áp các cuộc nổi dậy của nô lệ và và trừng phạt những người vi phạm quy tắc của đồn điền.
Tranh vẽ lực lượng tuần tra kiểm tra giấy thông hành của nô lệ ở miền nam nước Mỹ thế kỷ 19. Ảnh: Corbis .
Lực lượng tuần tra nô lệ được thiết lập ở Nam Carolina vào đầu những năm 1700, sau đó xuất hiện ở nhiều nơi khác, được hợp pháp hóa thông qua Luật Nô lệ Bỏ trốn, yêu cầu tất cả nô lệ trốn thoát được trả lại cho “chủ nhân”, ngay cả khi họ đã đến các bang tự do.
Video đang HOT
Đội tuần tra nô lệ có thể vào nhà bất cứ ai, bất kể chủng tộc hay sắc tộc, nếu nghi ngờ rằng họ đang che chở cho những nô lệ bỏ trốn. “Họ được phép thực hiện tất cả mọi thứ bạn nghĩ một sĩ quan cảnh sát có thể làm ngày nay”, Sally Hadden, giáo sư Đại học Tây Michigan, nói.
Lực lượng tuần tra nô lệ không được xây dựng để đảm bảo an toàn công cộng nói chung mà là để bảo vệ của cải của người da trắng, Seth Soughton, giáo sư tại Đại học Luật South Carolina, từng là cảnh sát ở Tallahassee, Florida, nhận xét.
Chế độ nô lệ bị bãi bỏ năm 1865 bằng Tu chính án thứ 13 vào cuối Nội chiến Mỹ. Các đội tuần tra nô lệ bị giải tán và được thay thế bằng các sở cảnh sát dần xuất hiện tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, các bang miền nam thông qua “bộ luật cho người da màu” để hạn chế quyền tự do của các cựu nô lệ và buộc họ làm việc với mức lương thấp. Nó cũng hạn chế quyền bỏ phiếu của người da màu, giới hạn nơi họ có thể đi lại và cư ngụ.
Tu chính án số 14 được thông qua năm 1868, quy định cựu nô lệ được bình đẳng như những người khác trước pháp luật , khiến “bộ luật cho người da màu” trở nên bất hợp pháp. Nhưng trong vòng hai thập kỷ sau Tu chính án số 14, luật Jim Crow được ban hành trên khắp miền nam và một số bang miền bắc nhằm bác bỏ các quyền dân sự của người Mỹ gốc Phi.
Luật này thể chế hóa những phân biệt về kinh tế, giáo dục và xã hội cho người Mỹ gốc Phi, phân tách các trường công lập, nơi công cộng, giao thông công cộng, phòng vệ sinh, nhà hàng và bồn nước uống giữa người da trắng và người da màu trong khoảng 80 năm. Các cơ sở cho người Mỹ gốc Phi luôn thấp kém và thiếu thốn so với công trình dành cho người da trắng.
Cảnh sát được triển khai để đảm bảo lệnh giới nghiêm tại New York hồi đầu tháng này. Ảnh: AP .
Vào thời kỳ này, “hành hình kiểu lynch” (đám đông giết người họ cho là có tội mà không cần xét xử) với người Mỹ gốc Phi diễn ra rất phổ biến và thủ phạm không bị trừng phạt. Ku Klux Klan, hội kín cổ xúy thuyết người da trắng thượng đẳng, được coi là hành động tàn nhẫn nhất trong thời kỳ này. Một số nhân viên thực thi pháp luật và các quan chức chính phủ còn gia nhập KKK, đặc biệt là ở miền nam nước Mỹ.
Hệ thống tư pháp không buộc cảnh sát phải chịu trách nhiệm khi không can thiệp cứu những người da đen bị sát hại, cũng không phải chịu trách nhiệm về hành vi bạo lực của chính mình. Khi người da màu biểu tình phản đối phân biệt chủng tộc, nhân viên hành pháp thường được cử đến, sử dụng chó nghiệp vụ và vòi rồng để giải tán các nhà hoạt động ôn hòa.
Một trong những sự kiện bạo lực trong giai đoạn này là thảm sát chủng tộc Tulsa năm 1921. Đám đông da trắng tấn công những người da màu sau khi một thợ đánh giày da màu 19 tuổi bị cáo buộc tấn công thiếu nữ da trắng 17 tuổi. Những người da trắng cướp phá cửa hàng và đốt nhà của người da màu ở thành phố Tulsa. Số người chết được ước tính trong khoảng 39 đến 300 người, hàng nghìn người mất nhà cửa.
Sau Thế chiến II và sự trỗi dậy của phong trào dân quyền, luật Jim Crow bị chấm dứt năm 1964, khi Đạo luật Dân quyền được thông qua.
Isaac Bryan, giám đốc Trung tâm chính sách Người da màu của UCLA, nói rằng gốc rễ phân biệt chủng tộc là một trong những lý do ông ủng hộ yêu cầu của người biểu tình: cắt ngân sách hoặc giải tán cảnh sát. Ông cho biết hiện nay cảnh sát vẫn có xu hướng sử dụng vũ lực nhiều hơn với người da màu và người da màu thường bị bắt và kết án nhiều hơn. “Lịch sử đó đã ăn sâu vào lực lượng hành pháp Mỹ”, Bryan nói.
“Mọi người thường nhìn vào vấn đề đương thời mà không hiểu rằng tất cả những gì đang xảy ra là sự nối tiếp của 400 năm bất công”, Cobbina nói. “Những hành động gây hại trong quá khứ của lực lượng hành pháp cần phải được chú ý đến trước khi chuyển sang các vấn đề khác”.
Putin: Biểu tình George Floyd cho thấy "khủng hoảng nội bộ sâu sắc" ở Mỹ
Tổng thống Nga Putin đã lên tiếng chỉ trích các cuộc biểu tình bạo động chống nạn phân biệt chủng tộc ngày càng gia tăng tại các thành phố lớn ở Mỹ.
Trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình quốc gia hôm 14/6, Tổng thống Nga Putin bày tỏ lo ngại khi những người biểu tình tại Mỹ đã đẩy các phong trào biểu tình ôn hoà thành một chuỗi bạo động, cướp bóc và đập phá. Ông Putin khẳng định ông luôn ủng hộ người da màu ở Mỹ đòi quyền bình đẳng, song đấu tranh bằng xung đột và bạo lực sẽ không đem lại một kết quả tốt đẹp đối với lợi ích quốc gia.
Cảnh sát trong trang phục chống bạo động ngăn cản những người biểu tình tiến gần Công viên Lafayette gần Nhà Trắng. Ảnh: Reuters
Bên cạnh đó, Tổng thống Nga cho rằng Mỹ đang phải đối mặt với "hàng loạt khủng hoảng nội bộ sâu sắc" bao gồm: đại dịch Covid-19 bùng phát và các cuộc biểu tình bạo động phản đối nạn phân biệt chủng tộc nổ ra liên tiếp. Ông Putin nhận định nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề tại Mỹ bắt nguồn từ hệ thống quản lý luôn đặt lợi ích nhóm, lợi ích đảng cầm quyền lên trên quyền lợi chung của cộng đồng.
Sau cái chết của ông George Floyd - một người Mỹ gốc Phi tại thành phố Minneapolis vào cuối tháng trước, ngày 13/6 vừa qua, việc một người đàn ông da màu bị lực lượng cảnh sát Mỹ bắn chết do có hành vi chống trả người thi hành công vụ tại thành phố Atlanta càng làm gia tăng làn sóng biểu tình đang lan rộng ở nhiều thành phố lớn tại Mỹ./.
Cảnh sát Mỹ gọi biểu tình là 'phong trào khủng bố' Chủ tịch hiệp hội cảnh sát Minneapolis cho biết Floyd có nhiều tiền án và gọi các cuộc biểu tình liên quan cái chết của anh là "khủng bố". "Những gì không được nhắc đến là tiền sử phạm tội bạo lực của George Floyd. Truyền thông sẽ không phơi bày điều đó", Bob Kroll, chủ tịch hiệp hội cảnh sát thành phố...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc đáp trả EU, hạn chế nhập khẩu thiết bị y tế

Israel huy động kỷ lục máy bay chiến đấu tấn công Houthi tại Yemen

Đặc phái viên Mỹ thông báo thời điểm có thể diễn ra đàm phán với Iran

Vương quốc Anh mở lại Đại sứ quán tại Iran

Nga phát động tấn công toàn tuyến đầu tiên, nhiều chưa từng có tại Zaporizhzhia

Bộ trưởng Y tế Mỹ đối mặt thách thức pháp lý liên quan chính sách vaccine COVID-19

Tưởng niệm 20 năm vụ đánh bom khủng bố hệ thống tàu điện ngầm và xe buýt ở London

Bí mật sức mạnh Iran sau 40 năm: Từ chiến tranh Iraq đến xung đột với Israel

Ukraine dùng lưới đánh cá 'bắt sống' UAV Nga

Tuần lễ quyết định của Tổng thống Trump: Cơn bão thuế quan mới sắp ập đến?

Bloomberg tiết lộ các nhân vật tiềm năng thay bà Oksana Markarova làm Đại sứ Ukraine tại Mỹ

Tòa án Pháp tuyên trắng án cựu Thủ tướng và hai Bộ trưởng Y tế trong vụ điều tra Covid-19
Có thể bạn quan tâm

TP Hồ Chí Minh đón hơn 3,85 triệu lượt khách quốc tế trong 6 tháng đầu năm 2025
Du lịch
19:37:43 08/07/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa cơm chiều đậm đà trôi cơm
Ẩm thực
18:39:06 08/07/2025
Núi lửa đầu lâu và loạt ảnh trên cao gây sửng sốt
Lạ vui
18:02:44 08/07/2025
5 cách đầu tư tiền điện tử hiệu quả cho người mới
Thế giới số
18:00:58 08/07/2025
Mẹ Hà Nội chia sẻ: Bị nghỉ việc đột ngột ở tuổi 39, tôi vẫn sống ổn nhờ có quỹ lập từ 4 năm trước
Sáng tạo
17:54:10 08/07/2025
Văn Lâm - Yến Xuân kỷ niệm ngày cưới: 'Hạnh phúc vẫn vẹn nguyên'
Sao thể thao
17:48:38 08/07/2025
Tỷ phú Hàn Quốc 36 tuổi gây chú ý
Netizen
17:41:38 08/07/2025
Em chồng cưới chạy bầu, mẹ chồng muốn tôi đưa 100 triệu mua xe tặng, chồng tôi nói một câu khiến bà tái mặt
Góc tâm tình
17:27:44 08/07/2025
Mẹ bầu Vbiz mang thai lần 2: Đau đớn toàn thân, đi lại khó khăn ở tháng thứ 8
Sao việt
16:16:56 08/07/2025