Phòng thoái hóa khớp háng
Thoái hóa khớp háng là bệnh lý do hậu quả của tuổi tác và mài mòn khớp.
Thoái hóa khớp háng gây đau và biến đổi cấu trúc của khớp, dần dần dẫn đến tàn phế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Thoái hóa khớp háng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm sự phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau, giúp bệnh nhân vận động, trở lại cuộc sống thường ngày.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp háng rất đa dạng, trong đó thoái hóa nguyên phát chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 50%), gặp chủ yếu ở người cao tuổi.
Thoái hóa khớp háng thứ phát bao gồm: tiền sử khớp háng bị viêm (thấp khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm khớp do lao…), do chấn thương khớp háng, gãy cổ xương đùi, trật khớp háng (do lao động, tập luyện, chơi thể thao, người cao tuổi, già yếu lên cầu thang…), hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi điều trị không dứt điểm càng về sau, tuổi tác càng lớn càng dễ dẫn đến thoái hóa khớp háng.
Một số trường hợp thoái hóa khớp háng là do từ lúc sinh ra đã có cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc chi dưới (bẩm sinh). Ngoài ra, thoái hóa khớp háng là do biến chứng của các bệnh khác (đái tháo đường, gút…), bệnh khớp do bệnh ưa xuất huyết, bệnh huyết sắc tố…
Các loại thực phẩm nhiều canxi (sữa, tôm, cua ốc, dầu cá) tốt cho xương khớp.
Triệu chứng lâm sàng
Thoái hóa khớp háng khiến người bệnh bị đau và có tính chất cơ học, đau nhiều khi đi lại, dần dần đau tăng lên ngay cả khi nghỉ ngơi và ban đêm. Vị trí đau hay gặp nhất là mặt trước đùi, nếp bẹn, lan xuống dưới mặt trước trong đùi, đôi khi có thể xuống tận khớp gối, ra sau mông hoặc vùng mấu chuyển xương đùi.
Ngoài ra, người bị thoái hóa khớp háng thường bị hạn chế vận động. Giảm biên độ vận động khớp háng ngày càng tăng dần và ảnh hưởng đến các động tác sinh hoạt hàng ngày như ngồi xổm, buộc dây giày, đi vệ sinh…
Động tác gấp háng thường còn tốt, trong khi các động tác dạng, khép háng và đặc biệt là xoay bị ảnh hưởng rất sớm.
Hậu quả xấu
Video đang HOT
Thoái hóa khớp háng nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể làm chậm sự phát triển của bệnh, giảm triệu chứng đau, giúp bệnh nhân vận động, trở lại cuộc sống bình thường. Nếu phát hiện và điều trị muộn sẽ có nhiều bất lợi cho người bệnh.
Nếu không điều trị gì, tình trạng đau, nhức thường xuyên, cứng khớp háng ngày càng tăng ngay cả khi không vận động, cho đến khi người bệnh không thể đi lại do chỏm khớp đã biến dạng, các gai xương bám đầy khớp, khớp mất vận động. Thêm vào đó, người bệnh có thể mất khả năng xoay người, gập người hoặc dạng háng và vùng cơ bên thoái hóa khớp háng bị teo nhỏ hẳn.
Để chẩn đoán thoái hóa khớp háng, ngoài các triệu chứng lâm sàng, cần chụp Xquang, chụp cắt lớp vi tính (CT), nếu có điều kiện nên chụp cộng hưởng (MRI).
Thoái hóa khớp háng gây đau và làm biến đổi cấu trúc của khớp.
Về điều trị
Thoái hóa khớp háng là một bệnh tiến triển chậm, thường gặp ở người cao tuổi. Vì vậy, nhiều trường hợp không biết hoặc không có điều kiện để đi khám bệnh. Do đó, bệnh ngày một gia tăng và để lại hậu quả xấu. Nếu thấy đau nhức ở vùng bẹn lan xuống đùi và khó di chuyển nên đi khám bệnh.
Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp giảm thiểu đáng kể cơn đau và nguy cơ tàn phế. Nguyên tắc chữa trị là nghỉ ngơi (hạn chế đi lại, nếu béo phì cần giảm cân bằng chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện bài bản), cần tập lý liệu pháp theo hướng dẫn của người có chuyên môn. Cần sử dụng thuốc giảm đau và thuốc tái tạo sụn khớp theo đơn thuốc của bác sĩ khám bệnh.
Điều trị bằng phẫu thuật khi tình trạng bệnh nặng lên, điều trị nội khoa không còn hiệu quả và các bác sĩ hội chẩn, có chỉ định phẫu thuật. Có nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa đối với khớp háng, bác sĩ sẽ có tư vấn cụ thể để người bệnh lựa chọn, trong đó thay khớp háng là phẫu thuật phổ biến nhất, giúp người bệnh nhanh hết đau, sớm trở lại cuộc sống sinh hoạt gần như bình thường.
Nên phòng như thế nào?
Nếu mắc bệnh viêm, chấn thương hoặc tật bẩm sinh khớp háng, nên tích cực điều trị càng sớm càng tốt để khi có tuổi, hạn chế thoái hóa khớp.
Với người đã bị thoái hóa khớp háng, có thể phòng ngừa và hạn chế các cơn đau do thoái hóa sụn khớp bằng cách tập thể dục hết sức nhẹ nhàng hàng ngày, không nên đi bộ.
Bên cạnh đó, cần có chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất, đặc biệt là ăn, uống các loại thực phẩm nhiều canxi (sữa, tôm, cua ốc, dầu cá). Cần có giấc ngủ tốt và nên tạo cho tinh thần thoải mái. Cần điều trị các bệnh có nguy cơ ảnh hưởng đến thoái hóa khớp háng (bệnh gút).
Kỳ tích bệnh nhi nhỏ tuổi nhất Việt Nam được thay toàn bộ xương đùi
Bệnh nhi 11 tuổi bị ung thư xương tưởng chừng phải chịu cảnh tàn phế suốt đời. Thế nhưng, các bác sĩ đã quyết tâm mang lại cuộc sống mới cho em bằng việc phẫu thuật thay thế toàn bộ xương đùi bằng xương nhân tạo.
Đây là trường hợp thay xương nhân tạo trẻ nhất tại Việt Nam từ trước đến nay.
Bệnh nhi đang dần bình phục sức khỏe với đôi bàn chân mới.
Nằm bất động, đau đớn vì căn bệnh ung thư xương
Chiều 22-2, các bác sĩ, chuyên gia tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp và Y học thể thao, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội đã thực hiện thành công ca phẫu thuật thay thế toàn bộ xương đùi cho bệnh nhi chỉ mới 11 tuổi để điều trị ung thư xương.
Bệnh nhân Q.A (11 tuổi, Thành phố Hồ Chí Minh), đau đùi phải âm ỉ tăng dần suốt một năm nay. Gia đình cho cháu đi khám tại Bệnh viện Nhi Đồng được chẩn đoán ung thư xương đùi và được chuyển sang Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục điều trị.
Sau đợt điều trị hóa chất lần đầu tiên, khối u không những không đáp ứng thuốc mà còn phát triển lớn hơn dẫn đến xâm lấn, làm gãy đôi thân xương đùi khiến cháu phải bó bột toàn bộ chân phải. Đồng thời, cháu vẫn phải tiếp tục điều trị các đợt hóa chất theo phác đồ để chuẩn bị cho cuộc phẫu thuật lấy bỏ khối u sắp tới.
Trong thời gian này, Q.A phải ngồi xe lăn bất động tại chỗ, luôn phải có người thân giúp cháu chăm sóc, vệ sinh cá nhân; đồng thời phải chịu đựng một nỗi đau dai dẳng dày vò suốt đêm ngày. Các bác sĩ đánh giá lại sau ba đợt điều trị hóa chất thấy bệnh của cháu không thuyên giảm mà còn có dấu hiệu u tiếp tục to ra.
Hình ảnh khối u khổng lồ phá hủy gần toàn bộ xương đùi phải của bệnh nhân.
Bất chấp hoàn cảnh khó khăn, với hy vọng còn nước còn tát, bố bệnh nhi đã cố gắng hết sức vay mượn rồi một thân một mình đưa Q.A ra Hà Nội để điều trị tiếp với hy vọng giữ lấy chân phải cho cháu.
Tới khám tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp và Y học thể thao, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, GS, TS Trần Trung Dũng, phụ trách chuyên môn của trung tâm cho biết, ung thư xương ở lứa tuổi trẻ em là một bệnh lý có tính chất ác tính rất cao, không chỉ khiến bệnh nhân có nguy cơ tàn phế mà thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.
Đối với trường hợp cháu Q.A, khối u đã phát triển quá mức dọc theo thân xương đùi và xâm lấn "ăn" gãy đôi thân xương. Do đó, giải pháp duy nhất là phải tháo bỏ toàn bộ xương đùi kèm theo khối u. Nhưng nếu không có giải pháp thay thế vị trí khuyết của xương thì nguy cơ phải cắt bỏ chân của cháu để cứu tính mạng là rất cao! Tuy nhiên, do cháu còn quá nhỏ và gia đình cũng khát khao đặt nhiều niềm tin vào việc bảo tồn chân cho con nên các bác sĩ đã tìm ra một giải pháp phù hợp nhất cho cháu.
Quyết định táo bạo thay xương nhân tạo cho bệnh nhi nhỏ tuổi
Bằng kinh nghiệm đã từng thay xương nhân tạo thành công cho một số ca bệnh tại Việt Nam, các chuyên gia chấn thương chỉnh hình, ung thư và gây mê hồi sức đã tổ chức nhiều cuộc hội chẩn với nhau. Cuối cùng, đã đưa ra quyết định sẽ lấy bỏ toàn bộ xương đùi bị ung thư sau đó thay thế phần xương bị loại bỏ này bằng xương đùi nhân tạo với chất liệu bằng hợp kim Titan. Tuy nhiên, đây là bệnh nhi nhỏ tuổi nhất Việt Nam nên các bác sĩ phải cân nhắc nhiều yếu tố.
Các chuyên gia phải đo đạc tính toán cẩn thận làm sao có thể thay thế phần xương nhân tạo gần như tương đồng hoàn toàn với xương của bệnh nhi để giúp cháu Q.A có thể sớm hồi phục và đi lại được như trước. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong thiết kế, cháu có thể sẽ gặp các di chứng như trật khớp, cứng khớp ngay sau mổ.
Để giải quyết phần khó khăn còn lại của bài toán này, GS, TS Trần Trung Dũng cho biết: "Chúng tôi phải quét mô hình 3D toàn bộ hai chân của cháu Q.A trước mổ để từ đó mô phỏng giả lập sau khi tháo bỏ xương đùi thì cần thay thế xương nhân tạo mới có các thông số kích thước là bao nhiêu. Đồng thời, chúng tôi cũng tính toán phần gân cơ xung quanh xương còn lại có đủ bảo đảm cho chân cháu hoạt động hay không. Cuối cùng, chúng tôi dự kiến sử dụng robot định vị trong suốt quá trình mổ để đảm bảo các bước phẫu thuật đều đạt độ chuẩn xác cao nhất".
Trải qua đợt điều trị hóa chất tiền phẫu và ca đại phẫu kéo dài gần ba giờ đồng hồ, cuối cùng các bác sĩ đã lấy bỏ xương đùi bị bệnh cùng khối u khổng lồ có kích thước 28x10cm, nặng gần ba kg của bệnh nhân ra khỏi cơ thể. Đồng thời, thay thế thành công xương đùi nhân tạo kèm khớp háng và khớp gối nhân tạo.
Xương đùi nhân tạo bằng hợp kim Titan được in 3D theo thông số giải phẫu của người bệnh.
BS Dũng cho biết, xương đùi nhân tạo này được thiết kế in 3D bằng hợp kim Titan siêu bền, siêu nhẹ đặt hàng theo đúng thông số thiết kế giải phẫu được cung cấp bởi các bác sĩ phẫu thuật. Loại xương đùi nhân tạo này được thiết kế theo dạng module tháo lắp, do đó khi bệnh nhi lớn lên thì các bác sĩ hoàn toàn có thể kéo dài bên chân phẫu thuật tương xứng với bên chân lành.
Ngoài ra, nhờ sự hỗ trợ định vị của robot Pheno Artis cùng kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia phẫu thuật mà chức năng, chiều dài và hình thể hai bên chân của bệnh nhân sau mổ là tương đương nhau.
"Nếu diễn biến hậu phẫu thuận lợi thì chỉ sau hai ngày nữa thôi là bệnh nhân đã có thể ngồi dậy tập đi với dụng cụ hỗ trợ", BS Dũng cho hay.
Ca mổ lần này tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh là ca thay toàn bộ xương đùi thứ 3 ở Việt Nam và là ca thứ 2 thay toàn bộ xương đùi do ung thư. Đặc biệt hơn cả, nghiên cứu trong y văn thế giới thì đây là ca mổ thay xương đùi cho bệnh nhân nhỏ tuổi nhất Việt Nam và nhỏ tuổi thứ 2 trên thế giới (trong một báo cáo vào năm 2010 đã có một bệnh nhân 10 tuổi được phẫu thuật tương tự ở Ai Cập).
Trong thời gian hơn một năm vừa qua, GS, TS Trần Trung Dũng cùng các chuyên gia tại trung tâm Phẫu thuật Khớp và Y học thể thao, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội chính là ê-kíp đã thực hiện thành công rất nhiều ca phẫu thuật phức tạp, như thay thế một bên xương chậu nhân tạo, thay cùng lúc tám khớp ngón tay, thay thế các trường hợp khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng, khớp gối phức tạp.
Đồng thời, ê-kíp này cũng là tác giả của hai ca phẫu thuật thay thế toàn bộ xương đùi nhân tạo đầu tiên ở Việt Nam trước đây. Điều đáng mừng là, ca thay xương đùi đầu tiên do ung thư là một cô gái 25 tuổi, hiện nay sau gần hai năm phẫu thuật cô vẫn khỏe mạnh và hiện đang công tác cùng chính ê-kíp phẫu thuật cho mình tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh với vai trò thư ký y khoa.
Vận động sau gãy xương Chỉ vì sự sơ suất nào đó, chúng ta có thể bị chấn thương, mà gãy xương là tai nạn rất hay gặp. Sau một thời gian bó bột, nẹp đinh, người bệnh có thể ít nhiều mất những cảm giác vận động, vậy phải làm thế nào để cơ thể sớm có được sự vận động bình thường và tránh được sự...