Phong phú sản vật Cao Bằng
Đến với Cao Bằng, du khách đừng quên lựa những sản vật mang hồn núi rừng về làm quà lưu niệm tặng bạn bè, người thân và cho chính mình để ghi nhớ về miền non nước này.
Là loại hạt dẻ ôn đới, hạt to (gấp 5 – 6 lần hạt dẻ rừng), vỏ quả có nhiều gai cứng, bên trong mỗi quả có từ 3 đến 4 hạt. Hạt dẻ Trùng Khánh giàu dinh dưỡng, có mùi vị thơm ngon riêng biệt, là sản vật của Cao Bằng.
Rau dạ hiến (phiéc yiển) là một loại dây mọc ở vùng núi đá. Vào mùa xuân khi tiết trời ấm áp, ngọn rau dạ hiến mọc non mơn mởn. Ngọn rau dạ hiến được ngắt ra thành từng đoạn cho vào xào cùng thịt bò, thêm một chút rượu, rau sẽ rất ngon và thịt cũng tăng thêm hương vị. Ngoài ra, rau dạ hiến còn có thể xào với phở hay trứng gà đều rất ngon.
Cao Bằng nói chung các huyện đều trồng được cây mận, nhưng ngon nhất vẫn là mận Bảo Lạc, loại mận này người dân địa phương thường gọi là mận máu (vì bên trong có màu đỏ), khi chín ăn có vị ngọt, là đặc điểm riêng biệt của loại mận này.
Video đang HOT
Cây mác mật chỉ có ở Cao Bằng và vùng Lạng Sơn giáp Cao Bằng, cây cao chừng 2 – 5m, lá và vỏ quả có tinh dầu thơm, cùi có vị chua ngọt. Vào đầu hè mác mật chín, trên cây từng chùm quả chín vàng, mọng, hương thơm phảng phất. Mác mật dùng để ngâm ớt hoặc phơi khô làm gia vị nấu sốt vang, ninh chân giò… Lá mác mật cũng có thể nấu với thịt trâu, bò, cho một mùi thơm dễ chịu, dễ nhớ. Ở Cao Bằng, nếu không có mác mật thì không có được các món như lợn quay và vịt quay ngon nổi tiếng.
Lê Đông Khê
Đến với Cao Bằng vào dịp tháng 6, tháng 7 âm lịch sẽ được thưởng thức vị ngọt, mát của lê Đông Khê mà không nơi nào có được, quả to, có vị ngọt riêng biệt, mềm, là loại lê ngon nhất so với các loại lê khác ở Cao Bằng.
Thạch Cao Bằng. Ảnh: Trang Lê
5 đặc sản Cao Bằng chiếm trọn tình cảm của du khách
Cao Bằng nơi có suối Lênin, hang Pắc pó gắn liền với lịch sử dân tộc. Nơi đây không chỉ phong cảnh hữu tình mà bất cứ ai đến đây cũng bị níu chân bởi những đặc sản chỉ nghe thôi đã thấy xao xuyến trong lòng.
Xôi trám
Xôi trám là đặc sản của người Tày - Nùng, xôi được nấu từ gạo nếp hương với trám. Điểm đặc biệt là bà con ở đây dùng quả trám nếp có vị ngọt bùi, mềm để tạo hương vị và màu sắc cho xôi. Cách chế biến cũng khá là cầu kì, trám được rửa sạch, ngâm 30 phút để cho hết nhựa, sau đó lại ngâm tiếp với nước sôi 70 độ. Khi mềm bắt đầu mới bỏ hạt lấy cùi rồi trộn cùng gạo cho vào chõ đồ. Xôi chín mùi xôi thơm phức hòa cùng mùi ngậy của trám tạo hương vị khó quên. Nếu đến Cao Bằng bạn nhất định phải thử vì đây là món ăn nằm trong top 100 món ăn, ẩm thực tiêu biểu của Việt Nam.
Bánh khảo
Nhắc đến Cao Bằng là phải nhắc đến bánh khảo. Đây là bánh truyền thống được người dân rất ưa chuộng, thường thấy trong các dịp lễ tết. Có thể nói thấy bánh khảo là thấy Tết Cao Bằng. Bánh được làm từ gạo nếp, đem rang sau đó xay mịn rồi đem hạ thổ khoảng 5 ngày cho bột đủ ẩm, tiếp đến mới đổ ra khuôn. Về phần nhân bánh, được làm từ lạc rang giã nhỏ, mỡ, đường. Khi hoàn thành bánh khảo mang đến một vị thanh thanh, uống kèm với trà nóng thì không còn gì hơn.
Vịt quay 7 vị
Vịt quay không phải là món ăn mới lạ, nhưng vịt quay 7 vị lại có hương vị độc đáo riêng chỉ có ở Cao Bằng. Thịt vịt được chọn lựa kĩ lưỡng, tẩm với 7 gia gị khác nhau nên gọi là vịt quay 7 vị. Sau khi vịt được nhồi gia vị vào bụng, buộc lại nhúng qua nước sôi, bên ngoài da được quét một lớp mật ong vàng óng. Cuối cùng đem vịt nướng trên than hoa. Mùi vị của vịt ngon khó tả, bạn có thể ăn thử, có thế về nhà làm thử nhưng cũng không sao đúng vị. Có lẽ dây chính là bí quyết gia truyền của người Tày khiến du khách một đi cứ muốn trở lại.
Hạt dẻ Trùng Khánh
Hạt dẻ Trùng Khánh có vị rất đặc biệt không phải bất kì đâu cũng có được. Hạt thường to, vỏ dày, có thể chế biến thành nhiều món: luộc, hấp, rang.. khi ăn có vị ngọt bùi tự nhiên và thơm nồng nàn. Hạt dẻ chỉ thật sự ngon khi ta đến đúng nơi để thưởng thức, vì giống cay này nếu đem đi trồng ở nơi khác thì mùi vị của nó cũng thể bằng hạt dẻ ở Trùng Khánh - một huyện ở phía Đông Bắc của tỉnh Cao Bằng. Hạt dẻ thường rộ vào mùa thu khoảng tháng 8 âm lịch, Nếu muốn thưởng thức bạn hãy đến đây vào thời gian này nhé.
Bánh trứng kiến
Nghe tên đã thấy lạ, nhưng đây là món ăn khá hấp dẫn. Nguyên liệu chính để làm món ăn là trứng kiến. Khoảng tháng 4, tháng 5 người dân nơi đây phải vào rừng tìm những ổ trứng kiến non, sau đó về rửa sạch, đem xào với hành phi, mỡ, ít thịt nạc. Phần vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp nhào với nước rồi nặn kèm nhân, sau cùng bọc lớp lá bên ngoài đem hấp. Vị béo của trứng kiến, vị dẻo của gạo tạo nên sự hoàn hảo cho món ăn dân dã này. Hãy cho tên món ăn này vào danh sách các món ăn khi bạn đến Cao Bằng.
Bánh chưng đen Cao Bằng Theo truyền thống của người dân tộc Tày, Cao Bằng, bánh chưng đen là sản vật không thể thiếu được trong ngày lễ, , Đặc biệt là Tết Nguyên đán, các gia đình dù khó khăn đến đâu cũng phải tích trữ kiếm cho bằng được những ống giạo nếp hương đồng bào Tày gọi là "khẩu pái" và đặc biệt phải có...