Phòng ngừa viêm họng cấp khi thời tiết thay đổi
Thời tiết giao mùa là lúc môi trường rất thuận lợi cho siêu vi phát triển, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp trên, điển hình là viêm họng cấp. Khi đó, sức đề kháng của cơ thể yếu (đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi) thì bệnh diễn biến phức tạp hơn, nặng hơn và có thể gây biến chứng như viêm tai, viêm mũi, phê quản, thấp tim tiến triển, viêm cầu thận cấp. Do đó cần có biện pháp phòng ngừa sớm.
Việc dùng thuốc để điều trị phải tuân theo chỉ định của bác sĩ khám bệnh, không nên tự chuẩn đoán bệnh hoặc tự mua thuốc để điều trị cho mình và người nhà tránh một số biến chứng không đáng có xảy ra.
Bệnh viêm họng lay lan qua tiếp xúc
Viêm họng cấp tính là loại bệnh khá phổ biến, thường xuất hiện ở với các bệnh viêm VA, viêm amiđan. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virus cúm, sởi… Nguy cơ dễ mắc nhất là khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt với trẻ em và người gia sức đề kháng kém.
Bệnh thường khởi phát đột ngột, người bệnh sốt cao 39-40 độ C, nuốt đau, rát họng. Lúc đầu, bệnh nhân thấy khô nóng trong họng, dần dần thành cảm giác đau rát, tăng lên khi nuốt, khi ho và khi nói. Người bệnh thấy đau lên tai và đau nhói khi nuốt. Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhày, tiếng nói khàn nhẹ và ho khan. Hai amiđan viêm to, trên bề mặt amiđan có chất nhày trong, có khi có bựa trắng như nước cháo phủ trên bề mặt, hạch cổ bị sưng.
Bệnh thường diễn biến trong 3-4 ngày, nếu sức đề kháng tốt, bệnh sẽ lui dần, các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nếu có bội nhiễm có thể, bệnh nhân có thể gặp các biến chứng như viêm tai, viêm mũi, viêm phế quản…
Do đó, khi bị viêm họng cần đi khám ngay, tốt nhất là khám chuyên khoa tai mũi họng hoặc phòng khám đa khoa để nhanh chóng xác định bệnh và điều trị ngay từ những ngày đầu, không nên để bệnh xảy ra vài ba ngày mới đi khám bệnh.
Cách phòng bệnh hiệu quả
Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với họ và rửa tay thường xuyên.
Video đang HOT
Nếu bị viêm họng, bạn cũng nên rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi bạn dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
Để phòng ngừa viêm họng cấp, chúng ta cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em.
Nên tắm bằng nước ấm nhất là với những người mắc bệnh viêm họng tái đi tái lại nhiều lần. Khi tắm xong cần lau người khô trước khi mặc quần áo sạch bất kể là mùa nào. Cũng không nên ngồi trước quạt hoặc trong phòng điều hoà lạnh sau khi tắm xong.
Cách phòng ngừa bệnh cho bé:
- Nâng sức đề kháng của bé bằng việc ăn đầy đủ các chất đạm, đường, mỡ, uống sữa, bổ sung vào chế độ ăn uống của bé các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, B12, C, D, Folate, Canxi, Sắt, Magiê.
- Giữ ấm vùng hầu, cổ khi thời tiết lạnh với khăng choàng cổ, khẩu trang hoặc các loại kẹo có 4 loại tinh dầu thảo dược gồm tần, gừng, tràm, bạc hà.
- Tránh tiếp xúc với trẻ đang bị nhiễm siêu vi.
- Không để trẻ dầm mưa, chơi ngoài nắng hay đi bơi quá nhiều .
- Rửa tay bé thường xuyên với xà phòng đặc biệt các bé đi nhà trẻ.
- Bảo đảm vệ sinh ăn uống cho trẻ, môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ.
- Sát trùng cổ họng cho bé mỗi ngày bằng nước muối hoặc sử dụng các loại kẹo ngậm có thành phần thảo dược như tần, tràm, gừng, bạc hà để thường xuyên bảo vệ cổ họng. Do có tác dụng tương hỗ nên các thành phần này cần sử dụng kết hợp và đều đặn để phát huy hiệu quả cao.
Theo Lao động
Một số cách chăm sóc trẻ bằng thảo mộc
Cảm lạnh, viêm tai, bỏng, vết thương và vết bầm tím... là những tổn thương nhẹ thời thơ ấu có thể được điều trị hiệu quả bằng các loại thảo mộc.
Điều trị chính hoặc thay thế cho thuốc kháng sinh, các loại thảo mộc có tác dụng hiệu quả đối với các bệnh nhẹ thời thơ ấu, đôi khi các bậc cha mẹ không cần áp dụng các biện pháp liều cao đi kèm với nguy cơ (tác dụng phụ) cho con cái họ. Theo tiến sĩ Jean-Michel Morel, Chủ tịch Liên hiệp quốc gia kiểm dịch thực vật hương liệu, gần đây, những bài thuốc từ tinh dầu cho trẻ em dưới 30 tháng tuổi đã bị cấm vì nguy cơ có thể dẫn đến co giật.
"Đó là điều đáng tiếc", tiến sĩ Jean-Michel Morel nói. Ông cũng là người áp dụng liệu pháp thảo dược từ hơn ba mươi năm qua. Dưới sự giám sát của bác sĩ trị liệu bằng thảo dược, với việc chọn đúng các loại tinh dầu cho từng loại bệnh và kê đúng liều lượng, người ta thu được phương pháp điều trị hiệu quả thay thế cho việc điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Tuy nhiên, đối với dân chúng và những người chưa qua đào tạo, hãy thận trọng khi dùng tinh dầu để chữa bệnh, thậm chí để mát-xa, cho trẻ em dưới 3 tuổi. Vì các bậc cha mẹ không bao giờ chú ý đến nồng độ tinh dầu, nghĩ rằng sử dụng quá một vài giọt không hại gì cả.
"Một số loại tinh dầu không được khuyến khích dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi (bạch đàn, bạc hà...) hoặc dưới 8 tuổi (long não, một số loài hương thảo, kinh giới, thổ mộc hương...), vì chúng chứa xeton, chất gây hại thần kinh. Tên gọi chính xác của các loại tinh dầu cũng rất quan trọng. Ví dụ, họ hương thảo có nhiều loại khác nhau : loại cây long não dùng cho người (lớn) bị thấp khớp, trong khi dầu bạch đàn được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng tai ở người lớn và trẻ em trên 30 tháng tuổi.
Tuy việc chưng cất các loại tinh dầu trong nhà tạo mùi hương hấp dẫn và lan tỏa trong không gian nhưng bạn cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa khi nhà có trẻ nhỏ. Trước tiên, đừng bao giờ chưng cất tin dầu khi em bé trong nhà. Trong trường hợp này, tốt hơn là cho em bé ra ngoài một vài phút và thông khí trong nhà trước khi bạn mang bé vào. Để khử trùng phòng, tiến sĩ Morel khuyên trộn hỗn hợp gồm một vài giọt bạch đàn, hoa oải hương và lá thông.
Vết thương nhẹ và vết bỏng
Đối với trẻ nhỏ, kim sa dạng kem, tinh dầu hoặc vi lượng đồng căn được các bà mẹ biết đến nhiều. Các chế phẩm có nguồn gốc từ kim sa mọc trên núi, một loài cây độc không được uống, chỉ dùng để đắp ngoài da (ngoại trừ các chế phẩm vi lượng đồng căn). Làm lành vết thương hoặc vết bỏng bằng một hoặc hai giọt tinh dầu hoa oải hương tinh khiết.
Từ 3-4 tuổi, tinh dầu hoa bất tử rất tốt để trị bệnh xanh và những va chạm thường xuyên ở tuổi này : nhỏ một giọt tinh dầu xoa đều lên vùng bệnh, làm 2 đến 3 lần mỗi ngày. Trong trường hợp bị côn trùng đốt hoặc chất đuổi muỗi, có thể được kết hợp với tinh dầu hoa oải hương (Lavandula spica) và tinh dầu của cây phong lữ, pha loãng trong dầu thực vật (cho trẻ từ 8-10 tuổi). Kết hợp tinh dầu cây tích lan, hoa oải hương và cây phong lữ cũng rất hữu ích được dùng như thuốc đuổi muỗi (sau khi xịt, chờ 15 phút rồi mới cho trẻ vào phòng).
Viêm mũi, viêm tai
Để phòng ngừa nhiễm khuẩn vào mùa đông, kể từ tháng 9 trở đi, tiến sĩ Morel hướng dẫn các bệnh nhân trẻ tuổi điều trị, nhất là chồi non liệu pháp gemmotherapy. Các chế phẩm thảo dược từ chồi (ngâm trong glycerin) được phân phối tại các nhà thuốc và đặc biệt thích hợp cho trẻ em. Trong trường hợp cơ địa bị dị ứng viêm và mệt mỏi, dung dịch chồi cây lý chua đen (tên khoa học: Ribes nigrum) ngâm glycerin được áp dụng với tỷ lệ giọt/kg cân nặng của trẻ/ngày, vào buổi sáng pha trong một ít nước (ví dụ : đối với một đứa trẻ nặng 20 kg, 20 giọt).
Viêm mũi, viêm họng và viêm tai giữa tái phát ? Tiến sĩ Morel khuyên dùng nụ tầm xuân (Rosa canina) ngâm glycerin, cùng liều như trên nhưng vào buổi tối. Chồi non liệu pháp Gemmotherapy cũng cho phép điều trị các bệnh nhiễm trùng đã xâm nhập vào cơ thể. Chồi bạch dương ngâm glycerin được chỉ định trong trường hợp chảy nước mũi loãng.
Còn nhiễm trùng tai? Xoa bóp các đường viền tai với tinh dầu đinh hương (Eugenia caryophyllata) pha loãng trong dầu thực vật (10%-20%) kết hợp với tinh dầu chè xanh chiết xuất từ loại chè có tên là Melaleuca alternifolia và hoa oải hương (cho trẻ nhỏ, cây trà và hoa oải hương là đủ). Chúng tôi cũng được khuyến nghị dùngmột loại trà thảo dược dạng túi chống nhiễm trùng được làm từ cây cơm cháy, húng tây, cây cẩm quỳ, màu tím và màu tim tím với lượng tương đương nhau, kết hợp với một ít mật ong hoặc xi-rô cây thùa.
Dị ứng, chàm khô
Cây Pensée hoang hay Pensée 3 màu (Viola tricolor) hãm dạng túi lọc được chỉ định dùng cho trẻ em bị bệnh chàm khô. Loại cây này dưới dạng túi hãm cũng có thể được chế thành miếng dán lạnh trên vùng bị eczema cho trẻ nhỏ. Đối với trẻ lớn hơn một chút, có thể dùng loại thân thảo này dưới dạng viên nang hoặc dạng giọt EPS (chiết xuất chất lỏng từ thảo mộc tươi, trong ngành dược) kết hợp với chiết xuất EPS của cây mã đề trong trường hợp bị ngứa (1 ml cho 10 kg cân nặng). Cây mã đề cũng được chỉ định cho các trường hợp dị ứng nhẹ : EPS cây mã đề kết hợp với glycerin của cây lí đen, từ 1 đến 2 tháng trước khi mùa phấn hoa (tỉ lệ 1 giọt/kg/ngày).
Giấc ngủ và trước kỳ thi
Để có một đêm ngon giấc, bạn có thể rắc một hoặc hai giọt hoa oải hương lên gối của trẻ em hoặc cho nước hoa cam, hoặc hoa oải hương vào một ít nước vào buổi tối. Trong trường hợp bạn gặp vấn đề về giấc ngủ, cây đoạn ngâm trong glycerin, hoặc những cánh hoa cây mỹ nhân rắc trong trà hoa hồng, rất hữu ích.
Lo lắng của mùa thi ? Sempervirens gelsemium 9 CH là vi lượng đồng căn của hoa nhài Carolina. Đây là một phương thuốc hàng đầu chữa bệnh lo âu trước khi mùa thi diễn ra (ba viên chia làm ba lần một ngày trước khi thi và những ngày đầu tiên đi thi). Để vượt qua thời điểm khó khăn như thi cử, sống tự lập, ngâm nụ sung trong glycerin sẽ rất tốt cho trẻ em quá nhạy cảm và quá căng thẳng.
Theo Vnmedia
Cách đối phó viêm họng cấp tính ở trẻ Mùa hè, không khí nóng nực khiến nhiều người nghiện uống nước giải khát với đá. Điều này rất dễ dẫn tới viêm họng cấp, nhất là đối với trẻ em. Viêm họng cấp nếu không được điều trị thì có thể kéo dài từ 7 - 10 ngày và rất dễ gây biến chứng như viêm amiđan, viêm tai, viêm xoang, viêm...