Phòng học đặc biệt của thầy trò vùng tâm bão
Ngọn núi đổ sập xuống, vùi lấp nhiều phòng học. Trước nguy cơ sạt lở tiếp tục đe dọa tính mạng hàng trăm học sinh lẫn giáo viên, nhà trường phải mượn tạm hội trường xã để dạy học.
Trường bị sạt lở, học sinh phải học tạm trong hội trường UBND xã Trà Ka – ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Sau bão số 9, Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Trà Ka (xã Trà Ka, H. Bắc Trà My, Quảng Nam) bị ngọn núi đổ sập xuống, vùi lấp nhiều phòng học, phòng thiết bị, thư viện, phòng kho và nhà vệ sinh của trường. Bên cạnh đó, nhiều sách vở và đồ dùng học tập hư hỏng. Để đảm bảo việc dạy và học, nhà trường phải mượn tạm hội trường UBND xã Trà Ka để dạy học.
Hội trường UBND xã Trà Ka được ngăn cách làm hai bằng tấm bạt xanh tạo thành hai “phòng học đặc biệt”, dạy học cho các học sinh (HS) cấp THCS. Tiếng phát âm môn tiếng Anh và bài bài giảng con số toán học hòa lẫn vào nhau trong không gian chật hẹp.
Cố gắng đọc thật to để gần 30 HS nghe, nhưng tiếng của thầy Huỳnh Quy Hiển, giáo viên dạy tiếng Anh điểm trường THCS, vẫn không át nổi tiếng ồn ào của máy cưa đang sửa chữa nhà.
“Không gian chật, hai lớp chỉ ngăn nhau bởi tấm bạt nên rất ồn ào nên HS rất khó tiếp thu bài vở, nhưng chúng tôi không còn cách nào khác. Điểm trường THCS bị sạt lở nặng, cả ngọn đồi sạt lở trước đó có nguy cơ đổ sập vùi lấp trường bất cứ lúc nào nên việc dạy học rất bất an. Cả thầy và trò đều lo sợ”, thầy Hiển nói.
Video đang HOT
“Tình cảnh bây giờ vất vả, khó khăn trăm bề. Chúng tôi phải mượn hội trường xã để vừa học chính và học bù cho kịp chương trình bởi các em đã nghỉ học gần 1 tháng nay”, cô Võ Thị Thủy, giáo viên nhà trường, chia sẻ.
Thầy Nguyễn Trường Lâm, giáo viên tổng phụ trách đội Trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Trà Ka, cho biết sạt lở không chỉ lấp phòng học, kho gạo, thư viện… mà còn vùi lấp chiếc giếng khoan của nhà trường cũng như hệ thống nguồn nước tự chảy.
Không chỉ khó khăn trong việc dạy và học mà giờ đây, chỗ ở của các em HS cũng không có, nước sinh hoạt cũng không. “Vì nghỉ học quá lâu, nhiều em HS vẫn chưa chịu ra lại lớp. Nhiều ngày qua, các thầy cô phải băng rừng, lội suối hàng giờ đồng hồ vào bản vận động các em ra lại lớp nhưng gặp rất nhiều khó khăn vì tuyến đường dẫn vào các thôn bị sạt lở, chưa thể thông tuyến”, thầy nói.
Ông Hồ Văn Trần, Chủ tịch UBND xã Trà Ka, cho biết đợt mưa lũ vừa rồi, sạt lở gây hư hỏng nặng điểm trường THCS nên giáo viên không dám dạy, phụ huynh cũng không dám cho con em đi học vì nguy cơ sạt lở trở lại rất cao. Địa phương phải cho nhà trường mượn hội trường UBND xã để dạy cho các em HS THCS.
“Địa phương cùng với nhà trường đã bàn phương án sẽ xây dựng trường học dã chiến để có chỗ dạy học tạm thời. Chúng tôi cũng đề xuất cấp trên có phương án di chuyển điểm trường THCS vì giờ không thể dạy học ở đó được nữa, rất nguy hiểm cho các thầy cô và HS”, ông Trần thông tin.
Giáo viên vùng lũ đón 20/11: 'Còn trường lớp là mừng rồi'
Thầy Biên chia sẻ, 14 năm trong nghề thầy chưa nhận được một bó hoa chúc mừng ngày 20/11 nào của học sinh.
Đợt bão lũ vừa qua gây thiệt hại nặng nề đối với đồng bào miền Trung. Hàng ngàn ngôi nhà bị sập, nhiều ngôi làng bị vùi lấp, hàng trăm gia đình mất người thân, tài sản trôi theo dòng nước dữ, có người mất tích đến nay vẫn chưa tìm thấy. Có những gia đình mất đến 2-3 người thân. Tang thương bao trùm lên nhiều xóm nghèo.
Trước nhiều mất mát, đau thương do thiên tai gây ra, ngành giáo dục một số tỉnh miền Trung kêu gọi mọi người hướng về đồng bào vùng bão lũ, tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay sẽ gọn nhẹ hơn những năm trước.
Trao đổi với báo Đất Việt ngày 19/11, thầy Phan Duy Biên, Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH và THCS Trà Ka (huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) chia sẻ, hiện giờ thầy cô trong trường còn đang lo khắc phục sau bão lũ nên ngày 20/11, nhà trường chỉ tổ chức gặp mặt thầy cô một lúc để chúc mừng ngày nhà giáo và tặng quà cho những thầy cô có thành tích cao trong năm học vừa qua.
"Những năm trước, trường có tổ chức các hội thi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam nhưng do năm nay ảnh hưởng của bão lũ, không gian không có, chỉ có một chiếc phòng nhỏ dùng tạm, trong khi trường sáp nhập 2 đơn vị nên thầy cô cũng tăng gấp đôi.
Sân trường hiện giờ vẫn còn ngổn ngang bùn đất, chưa thể ngồi ngoài sân được, nguy cơ sạt lở vẫn cao. Mọi năm gần đến ngày 20/11, nhà trường còn lo mời chính quyền địa phương hay cho các em, thầy cô tập văn nghệ nhưng năm nay phải bỏ tất cả những hoạt động đó", thầy Biên chia sẻ.
Sau hơn 20 ngày mưa bão, sạt lở, một sân trường ở Quảng Nam vẫn còn ngập ngụa bùn đất. Ảnh: TPO
Theo thầy Biên, do thầy dạy ở vùng cao nên 14 năm trong nghề, thầy chưa nhận được một bó hoa hay gói quà nào của học sinh. Mặc dù 2 vợ chồng thầy cùng làm trong ngành giáo dục nhưng cũng rất hiếm khi 2 vợ chồng đi ăn cùng nhau hay gửi lời chúc cho nhau.
"Có lẽ chúng tôi cũng quen rồi vì cuộc sống ở vùng cao để lo đủ cho các em việc ăn uống, học tập đã quá sức rồi, còn ai nghĩ đến việc tặng hoa, quà hay đi ăn riêng với nhau ngày này nữa?
Hiện giờ vợ con tôi đang ở cách nơi tôi giảng dạy 50km nên cũng không thể gặp nhau. Đến con tôi đi học cũng phải nhờ bên ông bà ngoại và người thân đưa đón, ngày 20/11, tôi cũng không đi thăm hỏi được giáo viên của con bao giờ", thầy Biên chia sẻ thêm.
Thầy Biên cho biết, khi chưa xảy ra bão lũ, thông thường thầy lên trường từ sáng sớm thứ 2 đầu tuần và đến tối thứ 6 mới về nhà với gia đình. Tuy nhiên, từ sau khi xảy ra bão lũ, thầy phải ở lại trường cùng thầy cô sắp xếp lại bàn ghế, trang thiết bị trong trường và tranh thủ dạy bù vào những ngày cuối tuần cho các em kịp thi học kỳ.
"Không chỉ tôi mà đa số giáo viên trong trường cũng ở lại trường vì ai cũng ở xa, chỉ có một vài thầy cô buôn bán thêm, làm nhà cửa gần đây thì hết giờ dạy là về. Nói chung, bão lũ thiên tại, hạn hán thì những trường ở vùng sâu vùng xa trên cả nước đều phải chịu thiệt thòi nhưng cũng mong sao không ảnh hưởng nhiều để chúng tôi vẫn còn trường lớp dạy dỗ các em là mừng lắm rồi", thầy Biên chia sẻ thêm.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và THCS Phước Lộc (huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam) vẫn còn 60 em ở trường do nhà bị sạt lở, không có chỗ ở. Ảnh: Dân trí.
Còn theo chia sẻ của của ông Phạm Minh Phương, Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa (tỉnh Quảng Bình) cho biết, ngày 20/11 năm nay, trường chỉ tổ chức một buổi tọa đàm để kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam.
"Năm nay ảnh hưởng của bão lũ quá lớn, kinh tế khó khăn, Sở GD-ĐT cũng đã quán triệt về ngày 20/11 nên trường sẽ bỏ bớt các tiết mục văn nghệ để tiết kiệm chi phí.
Do địa phương cũng còn khó khăn nên không chỉ năm nay mà những năm trước cũng không có truyền thống học sinh đến thăm thầy cô như những địa phương khác. Thường thường các cháu cũng chỉ đến thăm các cô nội trú rồi mang bánh kẹo ra cùng chia vui cho có tinh thần thôi chứ cũng không có quà cáp gì", ông Phương cho biết thêm.
Nữ giáo viên giành học bổng Fulbright TEA sau nhiều lần thất bại Vượt qua hơn 400 ứng viên, cô Lê Hoàng Anh là một trong 7 giáo viên cả nước giành học bổng Fulbright TEA. Nữ giáo viên cũng có thành tích Tiếng Anh ấn tượng khi đạt IELST 8.0. Nhiều lần rớt học bổng Cô Lê Hoàng Anh (1987) là giáo viên dạy Tiếng Anh, Trường THPT Nguyễn Du, TP.HCM. Trước khi giành học...