Phòng dịch cho người điều khiển phương tiện giao thông công cộng
Để tránh lây lan dịch bệnh cho cộng đồng, Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho người điểu khiển phương tiện giao thông công cộng.
1. Theo dõi sức khoẻ: Trước khi làm việc, người điều khiển phương tiện giao thông công cộng tự theo dõi sức khoẻ bản thân nếu có sốt, ho, khó thở, mệt mỏi phải đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Đồng thời chủ động cách ly tại nhà theo dõi sức khoẻ và thông báo cho đơn vị quản lý. Không được đi làm nếu như đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ sở y tế. Ảnh: AFP.
2. Chuẩn bị các trang bị cần thiết cho thời gian làm việc: Nước uống và cốc uống dùng riêng đảm bảo vệ sinh. Khăn giấy, khẩu trang, găng tay, nước rửa tay có chứa cồn, quần áo sử dụng riêng khi làm việc. Ảnh: Yonhap.
3. Chủ động sử dụng thiết bị bảo hộ: Trong khi làm việc, tài xế lái xe cần chủ động và hướng dẫn hành khách đeo khẩu trang đúng cách chủ động che mũi, miệng khi hắt hơi, tốt nhất dùng khăn giấy hoặc khăn tay để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Bỏ khăn giấy đã sử dụng vào túi đóng kín để vứt vào thùng rác và rửa tay sát khuẩn. Bên cạnh đó, cần sử dụng găng tay phù hợp để giảm tiếp xúc không cần thiết. Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh, không khạc nhổ bừa bãi. Rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sạch ít nhất 30 giây khi có điều kiện hoặc sử dụng sản phẩm vệ sinh tay. Ảnh: Bloomberg.
4. Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Thường xuyên súc miệng, họng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng. Giữ ấm cơ thể, tăng cường vận động có lối sống khoa học và dinh dưỡng. Ảnh: Weibo.
5. Giữ vệ sinh phương tiện công cộng: Khuyến khích sử dụng thông gió tự nhiên trên phương tiện. Không vận chuyển hành khách có đem theo các loại động vật hoang dã. Trong quá trình làm việc, nếu người điều khiển phương tiện hoặc hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở cần thông báo với đơn vị quản lý hoặc cơ quan y tế qua đường dây nóng và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời. Ngay sau khi trả khách lái xe thực hiện khử khuẩn xe và vệ sinh cá nhân. Ảnh: Yonhap.
6. Đảm bảo vệ sinh khi kết thúc ca làm việc: Dọn vệ sinh, vứt bỏ túi có chứa khăn giấy, khẩu trang, vật dụng đã sử dụng vào thùng rác có nắp đậy đúng nơi quy định. Không mặc quần áo khi làm việc về nhà, để quần áo đã sử dụng trong túi kín và giặt sạch sau mỗi ca làm viêc.
Video đang HOT
7. Công tác khử khuẩn phương tiện giao thông: Khử khuẩn bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng hay các dung dịch khử khuẩn có chứa 0,05% clo hoạt tính hoặc có ít nhất 60% cồn. Ngoài ra, thường xuyên vệ sinh, dọn rửa, khử khuẩn bề mặt vô lăng, tay nắm cửa xe, ghế ngồi, cửa sổ, sàn xe, điều hoà xe và các bề mặt để đảm bảo vệ sinh.
Theo Zing
Lưu ý cần thiết để xử lý đúng cách khẩu trang đã qua sử dụng
Trong 'thời' dịch Covid-19, bên cạnh việc đeo khẩu trang đúng cách thì việc xử lý khẩu trang đã qua sử dụng cũng là yếu tố quyết định đến việc phòng dịch có hiệu quả hay không, bởi theo các chuyên gia y tế, khẩu trang sau khi sử dụng nếu không được xử lý đúng cách thì có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây lan dịch bệnh cho cộng đồng.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu sử dụng khẩu trang của người dân tăng cao. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy mọi người đã có ý thức trong việc chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình
Sử dụng khẩu trang để phòng chống và ngăn ngừa dịch Covid-19 là cần thiết, tuy nhiên người dân cũng cần có những lưu ý trong việc xử lý khẩu trang đã qua sử dụng
Vì hiện nay xuất hiện tình trạng một bộ phận người dân thải, bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định theo kiểu bạ đâu bỏ đó khiến những bãi rác khẩu trang trở thành hình ảnh phổ biến trong "mùa" dịch Covid-19 (Nguồn: Báo Thanh niên)
Hành động xử lý khẩu trang đã qua sử dụng không đúng cách như vậy không chỉ gây mất mỹ quan, gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh (Nguồn: VOV)
Nguyên nhân là vì virus Covid-19 có thể sống sót vài giờ, thậm chí vài ngày (tùy thuộc vào nhiệt độ) trên các bề mặt và vật thể bẩn, như khẩu trang đã qua sử dụng. Nên nếu tháo, vứt hoặc tái sử dụng khẩu trang không đúng cách có thể gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng
Nếu xử lý loại khẩu trang có thể tái sử dụng như khẩu trang vải, khi tháo ra để giặt mọi người lưu ý là nên cuộn mặt ngoài của khẩu trang vào trong
Trường hợp bạn ở bên ngoài mà cần phải thay đổi khẩu trang, thì cần bọc kín khẩu trang vải bằng túi nilon. Sau đó cất kĩ để đến cuối ngày đem về giặt bằng xà phòng và phơi khô
Đối với khẩu trang dùng một lần như khẩu trang y tế, tuyệt đối không dùng tay cầm vào phía trước khẩu trang vì vị trí đó có thể đã nhiễm khuẩn
Để gỡ khẩu trang, bạn chỉ cần dùng tay giữ hai bên quai tai, kéo ra khỏi tai và vứt ngay vào thùng rác có nắp đậy
Tuy nhiên, lời khuyên là bạn nên gấp đôi khẩu trang thành nhiều lần và cố định bằng dây chun, cho đến khi có hình dạng giống một cuộn giấy nhỏ. Việc làm này sẽ giúp chiếc khẩu trang sau khi vứt bỏ không chiếm nhiều diện tích trong thùng rác (Nguồn: VOV)
Bạn nên dùng giấy ăn để thực hiện các thao tác xử lý. Điều này sẽ giúp bạn tránh việc phải tiếp xúc trực tiếp với bề mặt khẩu trang - nơi tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh
Hoặc, bạn có thể gói khẩu trang đã nhiễm bẩn vào túi nilon, buộc kín và cho vào thùng rác an toàn, có nắp đậy
Việc vứt rác thải y tế như khẩu trang đúng nơi quy định sẽ làm hạn chế khả năng lây truyền virus qua đường không khí
Đặc biệt, mọi người cần phải rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn hoặc rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi hoàn tất các bước trên. Việc làm này sẽ đảm bảo cho đôi tay bạn được vô trùng, tránh được nguy cơ lây truyền virus qua đường tiếp xúc
"Bỏ túi" những bước xử lý đúng cách khẩu trang đã qua sử dụng giúp bạn tránh được việc rơi vào tình trạng "tiền mất tật mang"
Vì hiện nay, theo Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Nếu vứt, thải bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng thì bị phạt tiền từ 300.000 VNĐ đến 5 triệu đồng; Nếu vứt, thải bỏ khẩu trang trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị, hệ thống thoát nước mặt trong khu vực đô thị thì bị phạt từ 5-7 triệu VNĐ
Như Quỳnh (Tổng hợp)
Theo anninhthudo
Những cách bấm thang máy mùa dịch Covid-19 Để tránh tiếp xúc với nguồn có nguy cơ lây nhiễm virus cao như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, nhiều người dùng chìa khoá, khăn giấy hoặc đầu bút... Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, để phòng tránh lây nhiễm bệnh viêm phổi cấp Covid-19, người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch diệt...