Phòng chống dịch virus corona: Minh bạch để dân không hoang mang
PGS. TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng dịch khẩn cấp Bộ Y tế nhận định, dịch virus corona mới diễn biến quá nhanh, những hiểu biết của y học về virus này còn hạn chế nhưng những kinh nghiệm trong việc dập đại dịch SARS năm 2003 sẽ được áp dụng rất tốt đối với dịch mới hiện nay.
Bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus corona ảnh: p.v
Theo ông, khó khăn trong phòng chống dịch do virus corona mới là gì?
Đây là dịch bệnh lây qua đường hô hấp, dễ lây lan. Trong khi đó, Việt Nam có đường biên giới với Trung Quốc rất dài, lượng người giao lưu qua lại giữa 2 nước lớn nên nguy cơ lây nhiễm gia tăng. Cùng với đó, việc có nhiều ca mắc nhẹ sẽ gây ra khó khăn cho công tác phòng dịch do người dân không tới cơ sở y tế để khám và được cách ly giám sát. Hiện dịch bệnh trong thời gian ngắn đã lan ra 26 quốc gia là một khó khăn rất lớn. Thêm nữa chúng ta chưa biết chính xác được tính chất lây bệnh như thế nào. Tôi ví dụ, thời gian ủ bệnh là bao nhiêu, thời gian ủ bệnh có lây hay không, có người lành mang virus hay không?
Những ai dễ có nguy cơ mắc bệnh?
Trước tiên, tôi xin nhấn mạnh rằng, chúng ta chỉ mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Theo những hiểu biết ban đầu, hiện nay, nguồn bệnh có thể là động vật mang mầm bệnh hoặc tiếp xúc với người mang mầm bệnh do virus corona mới. Bệnh lây theo đường hô hấp nên có thể lây truyền qua giọt nước bọt qua ho, hắt hơi hoặc lây truyền qua tay chân, vật dụng mà virus bám vào.
Những người đi từ vùng dịch trở về, những người tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với những người đi từ vùng dịch về mà nhiễm bệnh như những người cùng chung sống, sinh hoạt với những người nhiễm bệnh, những người đi cùng máy bay, ôtô, tàu, trong các đám tụ họp, trong bệnh viện mà có người bị nhiễm bệnh, những người làm công tác ở sân bay, cửa khẩu mà phải tiếp xúc với những người nhập cảnh nhiễm bệnh, người nhà, nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân là đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm bệnh. Nói tóm lại, những người có nguy cơ cao là những người tiếp xúc với nguồn bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng bệnh một cách nghiêm ngặt vì bệnh do virus này rất dễ lây.
Người trở về từ vùng dịch hoặc tiếp xúc với người trở về từ vùng dịch thì cần phải cách ly thế nào?
Những người đi từ vùng dịch trở về phải tuân thủ khai báo y tế, nếu chưa có những dấu hiệu cơ bản của bệnh như sốt, ho, khó thở… trong 14 ngày thì có thể cách ly tại nhà, hạn chế tiếp xúc với nhiều người và thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi, tuân thủ rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác vì đây là bệnh có cơ chế lây qua đường hô hấp, qua không khí, qua giọt bắn khi hắt hơi.
Vì bệnh này thường ủ bệnh trong thời gian 14 ngày nên người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng sớm hơn hoặc có thể lâu nhất là 14 ngày. Do vậy, trong thời gian cách ly tại nhà, nếu có các dấu hiệu như sốt, ho, khó thở… thì cần ngay lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn cách ly y tế, điều trị kịp thời, tránh lây lan cho cộng đồng. Tại các cơ sở y tế, khi bệnh nhân đã nghi ngờ mắc bệnh đang chờ kết quả xét nghiệm cũng cần tuân thủ quy trình về cách ly, điều trị và bảo hộ để tránh lây lan cho cộng đồng, đặc biệt lây nhiễm chéo sang nhân viên y tế.
Những đối tượng nào có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh?
Những người đã mắc bệnh này nhưng có những bệnh nền là những bệnh mạn tính như đái tháo đường, bệnh người cao tuổi… thì nguy cơ tử vong sẽ cao hơn.
Ngành Y tế đã có phác đồ chuẩn cho bệnh này chưa?
Việc điều trị cho những trường hợp bệnh nhân đã mắc bệnh sẽ tuân theo phác đồ của Bộ Y tế đã ban hành và dựa trên từng thể trạng của bệnh nhân.
Người dân băn khoăn nhiệt độ ảnh hưởng thế nào đến sự tồn tại và phát triển của virus corona mới, ông có thể giải thích rõ?
Video đang HOT
Những nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng virus corona Vũ Hán phát triển ở những nhiệt độ thấp hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể khẳng định rằng ở miền Nam Việt Nam, nơi có thời tiết thường xuyên nắng nóng là không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Nguyên nhân là do việc lây lan dựa trên sự tiếp xúc giữa người và người, giữa người mắc bệnh và người không mắc bệnh. Chưa kể đến việc giao lưu, tiếp xúc của chúng ta phần lớn được thực hiện ở các khu vực không thoáng khí như trong nhà, phòng họp, công sở.
Chúng ta từng biết Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS) cũng là một loại virus cùng họ virus corona mới này, nó vẫn phát triển mạnh mẽ được ở khu vực nắng nóng như ở Trung Đông. Điều này cho thấy không thể kết luận được virus corona mới không có nguy cơ lây lan ở miền Nam Việt Nam.
Việt Nam từng dập dịch SARS trong thời gian ngắn kể từ khi nó xuất hiện, vậy những kinh nghiệm đó có giúp ích gì ngành Y trong bối cảnh dịch virus corona mới phức tạp như hiện nay?
Cách đây 17 năm, vào ngày 28/4/2003, Việt Nam được Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận là nước đầu tiên khống chế được đại dịch SARS, kết thúc 45 ngày kinh hoàng dập dịch. Những kinh nghiệm trong việc dập đại dịch SARS năm đó sẽ được áp dụng rất tốt đối với các dịch bệnh sau đó cũng như dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới hiện nay. Các kinh nghiệm dập dịch trước đây, phần lớn các ca bệnh đều phát hiện tại các cơ sở y tế. Đến nay, các trường hợp mắc virus corona mới tại Việt Nam cũng được phát hiện tại cơ sở y tế.
Với kinh nghiệm khống chế dịch SARS, H5N1… thì vấn đề cách ly người bệnh khi mắc bệnh là vô cùng quan trọng. Đây là cách để bệnh không lây lan ra cộng đồng. Để khống chế các dịch bệnh thành công còn nhờ vào ý thức thực hiện các biện pháp phòng bệnh của mỗi cá nhân. Điều này rất quan trọng.
Một bí quyết khống chế thành công của dịch SARS là việc mở tung cửa buồng bệnh, giúp không khí thông thoáng, lưu thông để virus SARS không lưu lại trong buồng bệnh. Tại Bệnh viện Việt Pháp – tâm điểm của SARS cách đây 17 năm, các ca lây nhiễm là do không khí bị “nhốt” lại trong không gian phòng bệnh, cùng với đó, virus lưu cữu trong phòng, không phát tán ra ngoài được, tạo điều kiện cho mật độ virus trong phòng cao nên dễ lây lan.
Dịch bệnh do virus corona mới tại Việt Nam đang ở giai đoạn nào?
Dịch bệnh viêm phổi cấp do virus corona mới đang lan rộng ra nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, thời điểm này đang là “giai đoạn vàng” để giám sát được bệnh. Để tránh bỏ qua “giai đoạn vàng” này, cần phải có sự chung tay rất lớn của người dân. Người dân có biểu hiện ho, sốt, khó thở nếu có dịch tễ liên quan tới vùng dịch (đi từ vùng dịch, tiếp xúc với người mắc bệnh) phải khai báo và đến ngay cơ sở y tế để phát hiện sớm nguồn lây, cách ly và điều trị kịp thời, tránh virus lây lan ra cộng đồng.
Theo ông, điều gì quan trọng trong phòng chống dịch hiện nay?
Đại dịch SARS Việt Nam khống chế thành công sớm đó là nhờ vào sự quyết liệt của các cấp chính phủ, giám sát cách ly ca bệnh. Vì thế, với dịch bệnh mới này, với sự vào cuộc của các cấp và sự chỉ đạo ráo riết từ Chính phủ cùng sự hợp tác của người dân, ngành Y tế hy vọng sẽ sớm khống chế và đẩy lùi dịch bệnh.
Theo tôi, một điều quan trọng khác trong phòng chống dịch là thông tin phải minh bạch để người dân không hoang mang. Thông tin minh bạch còn là sự nắm bắt thông tin và đáp lại các thông tin phản hồi để huy động nguồn lực người dân. Nếu cứ bưng bít thông tin sẽ dẫn tới sự tiêu cực trong phòng chống dịch. Khi tình hình dịch diễn biến tới đâu cần phải phân tích triệt để, thấu đáo, cùng lúc đưa ra các vấn đề khoa học, kinh tế, chính trị để bàn cách đáp ứng. Chúng ta cần có kế hoạch đáp ứng phù hợp trong mỗi giai đoạn của dịch để làm tốt.
Cảm ơn ông.
PGS.TS Trần Đắc Phu
Với kinh nghiệm khống chế dịch SARS, H5N1… thì vấn đề cách ly người bệnh khi mắc bệnh là vô cùng quan trọng. Đây là cách để bệnh không lây lan ra cộng đồng. Để khống chế các dịch bệnh thành công còn nhờ vào ý thức thực hiện các biện pháp phòng bệnh của mỗi cá nhân. Điều này rất quan trọng. - PGS.TS Trần Đắc Phu
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ 7h đến 15h ngày 2/2, hai tổng đài đường dây nóng của Bộ Y tế – nơi tiếp nhận các thông tin về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona đã tiếp nhận 5.511 cuộc gọi. Hai tổng đài của Bộ Y tế là 1900 3228 và 1900 9095 đều hoạt động 24/7. Thái Hà
Chiều 2/2, đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dẫn đầu kiểm tra công tác phòng chống viêm đường hô hấp cấp do virus corona mới tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Cùng ngày, Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên kiểm tra công tác phòng chống dịch tại Lạng Sơn. Đây là lần làm việc thứ 2 của Thứ trưởng và Đoàn công tác Bộ Y tế tại Lạng Sơn trong 10 ngày qua.
THÁI HÀ (THỰC HIỆN)
Theo Tiền phong
Trước sự xuất hiện của virus corona Vũ Hán, châu Á từng đối mặt với những đại dịch nào?
Trong thời gian gần đây, đại dịch gây viêm phổi cấp do virus corona Vũ Hán đang được truyền thông quốc tế liên tục nhắc tới bởi tốc độ bùng phát và lây lan chóng mặt.
Virus corona đã bắt đầu lan rộng ở một số quốc gia châu Âu như Pháp, Đức, Italia, Phần Lan
"Virus corona Vũ Hán" là loại virus mới thuộc chủng corona (ký hiệu là 2019-nCoV), chưa từng được phát hiện trước đây. Nơi được xác định là khởi phát của đại dịch này là từ một từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Virus corona mới có cơ chế lây lan qua đường hô hấp. Người mắc bệnh viêm phổi do loại virus này gây ra có các triệu chứng như sổ mũi, ho, sốt, đau họng và khó thở. Thậm chí, trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân còn bị suy yếu nội tạng và tử vong.
Theo báo cáo mới nhất của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm Bộ Y tế, tính đến 9h sáng nay, ngày 1-2, đã có tổng cộng 11.949 trường hợp nhiễm virus corona và trong đó 259 người đã tử vong. Cùng với đó là 26 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) đã ghi nhận có những trường hợp nhiễm virus corona Vũ Hán.
Trước những diễn biến phức tạp đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) đối với chủng mới của virus corona. Đây mới là lần thứ 6 WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu.
Điều này gợi nhiều người nhớ lại những đại dịch kinh hoàng từng lấy đi mạng sống của hàng chục ngàn người mà châu Á từng đối mặt.
Đại dịch SARS
Trước sự xuất hiện của virus corona Vũ Hán, người dân châu Á đã từng phải chống lại với nỗi sợ về một đại dịch khác với nhiều nét tương đồng mang tên SARS.
Đại dịch SARS được phát hiện lần đầu tại Trung Quốc vào năm 2002. Đây là hội chứng gây ra viêm đường hô hấp cấp tính nặng do virus SARS-CoV (một chủng của virus corona). Các triệu chứng của SARS bao gồm sốt rét, đau nhức cơ thể và tiến triển thành viêm phổi cấp.
Trước sự xuất hiện của corona Vũ Hán,Việt Nam từng là nước đầu tiên trên thế giới được công nhận khống chế thành công đại dịch SARS (Nguồn: Zing)
Chỉ trong một thời gian ngắn, dịch SARS đã bùng phát và lây lan một cách nhanh chóng. Theo thống kê của WHO, từ ngày 1-11-2002 đến ngày 7-8-2003, dịch SARS lan rộng ra tới 32 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến 8.422 người mắc bệnh, trong đó có 916 người tử vong. Riêng tại Trung Quốc đã có tới hơn 5.327 ca nhiễm bệnh và 349 người tử vong trong số đó.
Ở thời điểm đó, giới chức y tế thế giới đã ban hành hàng loạt những biện pháp kiểm soát dịch bệnh rất nghiêm ngặt như việc đưa ra lệnh cấm xuất/nhập cảnh tới các nước đang có dịch, tập trung vào khâu phát hiện sớm với những trường hợp có biểu hiện của bệnh và nhanh chóng cách ly với khu vực có người nhiễm SARS.
Cho đến ngày 5-7-2003, WHO đưa ra thông báo đã kiểm soát thành công được đại dịch SARS trên toàn cầu.
Đại dịch MERS
Ngoài dịch SARS, chủng corona cũng chính là chủng của các loại virus gây ra Hội chứng hô hấp cấp Trung Đông (MERS). Virus gây dịch bệnh MERS (MERS-CoV) được xác định bắt nguồn từ loài lạc đà ở Trung Đông. Trường hợp đầu tiên mắc bệnh MERS được ghi nhận tại Ả Rập Saudi vào tháng 9-2012.
MERS lây truyền qua con đường tiếp xúc với dịch cơ thể, đường hô hấp của người bệnh. Biểu hiện ban đầu của người bệnh thường là sốt và ho nhẹ. Sau đó, sẽ dẫn tới tình trạng hô hấp cấp tính nặng với các triệu chứng như rối loạn hô hấp, khó thở.
Dù mức độ lây lan không nhanh như đại dịch SARS, nhưng MERS vẫn rất nguy hiểm khi có tỉ lệ tử vong lên tới 30-40%. Cụ thể, kể từ khi xuất hiện vào năm 2012, dịch MERS đã gây ra hơn 2400 ca nhiễm và có khoảng 850 người đã tử vong về đại dịch này.
Bệnh bại liệt
Bệnh bại liệt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Polio gây ra. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi. Virus gây bại liệt thường lây truyền qua đường tiêu hóa. Khi nhiễm vào cơ thể, virus Polio sẽ lan vào hệ thần kinh trung ương, làm suy yếu các cơ và gây ra bại liệt.
Có khoảng 90% ca nhiễm bệnh bại liệt không để lại bất kỳ di chứng nào. Một số ít trường hợp virus sẽ tấn công vào hệ thần kinh trung ương gây phá hủy các tế bào thần kinh vận động làm cho các cơ yếu đi và gây liệt phần mềm cấp tính. Trong một số trường hợp diễn biến nặng, bệnh có thể dẫn đến liệt hai chân và nửa thân dưới. Nếu tổn thương lan tới não, người bệnh sẽ thường khó thở và dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.
Trước tình trạng trên, vào tháng 5-2013, WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu với căn bệnh bại liệt. Kể từ thời điểm đó tới nay, đã có 19 quốc gia tuyên bố đã "xóa sổ" thành công bệnh bại liệt này.
Đại dịch cúm A-H1N1
Năm 2009 là lần đầu tiên WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu bởi đại dịch cúm A-H1N1. Thậm chí WHO còn sử dụng mức báo động 6 để đánh giá về nguy cơ y tế của đại dịch cúm này với thế giới.
Sốt cao đột ngột (trên 38 độ C), ho khan kèm theo biểu hiện đau họng, sổ mũi, người mệt mỏi, đâu đầu... là những biểu hiện đầu tiên của bệnh cúm A-H1N1
Đây là dịch cúm do một loại virus thuộc chủng H1N1 có nguồn gốc từ lợn và được phát hiện lần đầu vào tháng 3-2009 tại Mexico. Dịch cúm A-H1H1 đã lan nhanh tới 214 quốc gia với tổng số 575.000 ca nhiễm bệnh và khiến 18.000 thiệt mạng. Trong đó, Việt Nam là quốc gia thứ 23 ghi nhận có trường hợp nhiễm cúm A-H1N1.
Virus cúm A-H1N1 có thể dễ dàng lây lan từ người sang người qua không khí có chứa các hạt nước nhỏ li ti khi người bệnh ho, hắt hơi, cười hoặc nói chuyện. Người thường cũng có thể mắc cúm do tiếp xúc với bề mặt vật dụng có nhiễm virus. Ngoài ra, việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh có nguy cơ bị lây nhiễm virus cúm A-H1N1.
Theo anninhthudo
Trong khi thế giới đang lo sợ viêm phổi Vũ Hán, đã từng có một vị bác sĩ hy sinh bản thân mình để cứu nhân loại thoát khỏi đại dịch SARS Dù đã 17 năm trôi qua, viêm phổi Vũ Hán đã khiến nhiều người nhớ lại ám ảnh về đại dịch SARS. Năm đó, đã có một vị bác sĩ sẵn sàng hy sinh chính mình để nhân loại được sống. Theo thông tin mới nhất, hiện nay bệnh viêm phổi Vũ Hán đã làm chết 80 người và lây nhiễm cho hơn...