Phòng bệnh sỏi thận – tiết niệu
Sỏi thận – tiết niệu là một bệnh thường gặp, dễ gây biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận cấp hoặc mạn tính… Theo thống kê, sỏi tiết niệu chiếm 45 – 50% các bệnh tiết niệu ở Việt Nam. Tỷ lệ nam mắc cao hơn nữ, lứa tuổi thường gặp là từ 30 – 60 tuổi.
Ảnh minh họa
Theo bác sĩ Phạm Huy Huyên – nguyên Trưởng khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, đa số người mắc bệnh sỏi tiết niệu thường không điều trị triệt để và chưa đi khám đúng chuyên khoa, muốn điều trị bằng thuốc nam. Nhiều người dùng thuốc kéo dài, dẫn đến ngộ độc thận, gan phải đi chạy thận nhân tạo. Những biến chứng của sỏi tiết niệu bao gồm: Gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đài bể thận, ứ nước, ứ mùi thận và dần dần suy thận, mất chức năng. Có trường hợp nhiễm trùng huyết, sỏi thận, tiết niệu gây xơ hóa đường tiết niệu, chít hẹp đường tiết niệu khiến tình trạng ứ nước gây cao huyết áp.
Bác sĩ Huyên khuyến cáo, để phòng tránh bệnh sỏi – tiết niệu, mọi người cần uống đủ nước hằng ngày, tập thể dục đều đặn, vận động tránh sự lắng đọng của tinh thể muối khoáng, nhằm tăng cường sự bài tiết hệ tiết niệu.
Video đang HOT
Trong đó, việc uống đủ nước sẽ giúp pha loãng và làm giảm nồng độ các chất hóa học cấu thành sỏi thận. Hãy cố gắng uống ít nhất 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra có thể ăn các loại quả thuộc họ cam, quýt, có thể giúp làm giảm sự hình thành của sỏi thận. Nguyên nhân là do hàm lượng chất hóa học citrate cao trong các loại quả này. Bên cạnh đó, bổ sung nhiều canxi và vitamin D bởi nếu lượng canxi ăn vào ít thì nồng độ oxalate trong cơ thể có thể tăng lên, tốt nhất là bổ sung canxi tự nhiên từ thức ăn. Chỉ sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung canxi khi đã có tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, nên hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày, nồng độ natri cao trong cơ thể, có thể kích thích sự tích tụ canxi trong nước tiểu. Khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới là 5g muối/ngày để đảm bảo sức khỏe và nhu cầu sinh lý bình thường của cơ thể. Đặc biệt nên hạn chế đồ uống có ga, bởi trong loại đồ uống này có hàm lượng photphat cao – một loại chất hóa học kích thích sự hình thành sỏi thận.
Cũng theo bác sĩ Huyên, mọi người cần đi khám sức khỏe định kỳ 3 tháng, 6 tháng/năm, nhằm phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý mắc phải, trong đó có thận – tiết niệu.
Theo kinhtedothi
Ăn uống ra sao để phòng bệnh sỏi thận tiết niệu?
Đối với chế độ ăn phòng ngừa sỏi thận tiết niệu thì nguyên tắc đầu tiên phải đảm bảo bữa ăn đa dạng...
Mỗi người nên ăn 400g rau/ngày, thiên về xu hướng kiềm hơn để bớt lắng đọng, tạo sỏi thận
Hỏi: Tôi được biết chế độ ăn uống có vai trò quan trọng để phòng ngừa bệnh sỏi thận - tiết niệu. Vậy mong bác sĩ tư vấn?
Hoàng Lan (Hà Nội)
Trả lời:
Đối với chế độ ăn phòng ngừa sỏi thận tiết niệu thì nguyên tắc đầu tiên phải đảm bảo bữa ăn đa dạng, trên 15 loại thực phẩm trong 8 nhóm thực phẩm trong một bữa ăn; Không lạm dụng đồ ăn chế biến sẵn như thịt hộp, thịt đỏ, quá nhiều chất béo; Không nên ăn mặn, dư thừa natri dễ tăng huyết áp, suy giảm chức năng thận, tạo nước tiểu khó hơn, dễ ứ đọng tạo sỏi thận; Nên hạn chế chất kích thích như trà, cà phê, rượu vì không tốt cho sức khỏe của thận; Không lạm dụng đường đơn, đường đôi vì hệ thống điều hòa đường huyết không tốt, rối loạn glucose... ảnh hưởng chức năng thận.
Trên thực tế, chế độ ăn đủ rau, hiện nay mới chỉ đáp ứng 50% nhu cầu về rau, do vậy cần ăn 400g rau/người/ngày thiên về xu hướng kiềm hơn để bớt lắng đọng, tạo sỏi thận; Uống đủ 400ml nước cho 10kg trọng lượng/ngày. Bên cạnh đó, cần thường xuyên vận động thể dục thể thao từ 30-45 phút/ngày và 5 ngày/tuần, nhằm giảm cơ hội lắng đọng chất khoáng tạo sỏi thận.
Sỏi thận tiết niệu là một bệnh thường gặp, dễ gây biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận cấp hoặc mạn tính... Theo thống kê, sỏi tiết niệu chiếm 45 - 50% các bệnh tiết niệu ở Việt Nam. Tỷ lệ nam (60%) cao hơn nữ (40%), lứa tuổi thường gặp từ 30-60 tuổi là 75 - 80%.
Theo baogiaothong
Giải pháp tối ưu khi khám sức khỏe định kỳ phát hiện có sỏi thận, sỏi tiết niệu Chị Đ.T.S (30 tuổi, Sóc Sơn - Hà Nội) chưa thấy rõ biểu hiện nào bất thường cho tới khi phát hiện có sỏi thận qua một lần khám sức khỏe định kỳ. "Tôi hoàn toàn bất ngờ, rồi lo lắng không biết chữa thế nào tốt nhất. May mà đi khám sớm ở nơi uy tín, rồi biết đến tán sỏi ngoài...