Phở – Gói văn hóa Việt vươn tầm thế giới
Việc đưa bát phở Việt vươn tầm, không đơn thuần là giới thiệu món ăn tiêu biểu của Việt Nam mà còn gửi gắm tới bạn bè 5 châu về tinh hoa văn hóa và con người của dải đất chữ S.
Từ 1 đất nước nhỏ bé, Phở – một món ăn đậm quốc hồn quốc túy của Việt Nam đã có mặt ở 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đặc biệt, Phở – đã tự tạo cho mình 1 danh từ riêng trong từ điển Oxford của Anh. Làm được điều này, phở không đơn giản là món ăn ngon với câu chuyện ẩm thực – mà còn là câu chuyện về việc lưu giữ tinh hoa, cốt cách của người Việt để vươn ra thế giới.
(Ảnh minh họa).
Đại sứ Palestine tại Việt Nam Saadi Salama khởi đầu một ngày mới bằng tô phở bò đặc biệt. Tô phở nóng làm tan cái lạnh trong ngày đông Hà Nội và giúp ông có thêm năng lượng cho một ngày làm việc. Ngay từ lúc ăn tô phở đầu tiên khi đặt chân đến Hà Nội, ông Saadi Salama đã đem lòng yêu phở Việt và thừa nhận mình là người nghiện phở:
“Lần đầu tiên tôi nhìn người ta ăn phở và thấy thái độ của người ăn đối với món ăn thì tôi quyết định thử xem thế nào. Tôi bắt đầu thử ăn phở, tôi thấy nó quá ngon, quá thú vị. Và từ ngày đó tôi đã đồng hành với phở. Giờ tôi đã trở thành một người nghiện phở. Đối với tôi phở là 1 thức ăn không thể thiếu trong gia đình. Thậm chí, tuần nào không ăn phở là tôi thấy thiếu gì đó”.
40 năm gắn bó với Việt Nam, gần 20 năm sinh sống ở Hà Nội, ông Salama luôn tin rằng phở chính là 1 cơ duyên níu giữ ông lại dải đất xa về địa lý, nhưng gần về tình cảm đối với quê hương của ông. Phở không còn đơn thuần là một món ăn, Phở trở thành một dấu ấn, một kỷ niệm về Việt Nam đối với những người nước ngoài như ông: “Ở Việt Nam, phở đã trở thành một món ăn đặc trưng và rất nhiều người trên thế giới đều biết đến. Khi người ta đến Việt Nam thì họ cũng sẽ tìm đến chỗ bán phở. Tôi tin chắc rằng, những người được ăn những bát phở ngon thì họ sẽ mang theo họ một kỷ niệm tuyệt vời để kể lại đất nước Việt Nam, một nền ẩm thực của Việt Nam”.
(Ảnh minh họa)
Phở ra đời cách đây cả trăm năm, là món ăn không thể thiếu trong ẩm thực Việt. Phở có mặt ở mọi ngóc ngách của Việt Nam, từ bếp trong nhà ra ngoài phố, từ những quán phở gánh vỉa hè xưa cũ đến những quán phở lớn sang trọng ngày nay. Theo dòng chảy thời gian, phở theo chân người Việt đi khắp năm châu 4 bể như 1 hành trang tinh thần đậm hồn cốt dân tộc.
Video đang HOT
Như nhà sử học Dương Trung Quốc ví von, phở là đại sứ Việt Nam thân thiện, gần gũi nhất ở nước ngoài: “Phở đã quen thuộc ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng ta ra thế giới, gặp nhiều hàng phở, có thể chủ nhân là người Việt, cũng có thể là chủ nhân người nước ngoài. Nhưng đặc biệt cái tên không thể nào thay đổi. Vì thế tôi nghĩ rằng, đó là một trong những đại sứ Việt Nam ở nước ngoài gần gũi nhất thân thiện nhất với mọi người”.
Chính cái tên của phở cũng khiến người ta nhớ mãi. Không có ngôn ngữ nào thay thế cho từ phở và thậm chí nó có mặt trong mọi loại từ điển. Ở Việt Nam, đã có một ngày riêng dành cho phở, dành cho những người yêu thích phở, dành cho người làm ra phở, ngày 12/12. Nhưng làm sao để phở vươn xa hơn nữa, để phở thực sự trở thành “hộ chiếu của ẩm thực Việt” – đó cũng là nỗi trăn trở của những người làm ra phở.
Ông Nguyễn Kim Hoàng – chủ cửa hàng phở Hà Nội đã mang theo gánh phở của mẹ từ Bắc vào Nam hơn 40 năm qua, cho rằng, với thời cuộc hiện nay, việc đưa văn hóa ra thế giới cũng là 1 phần để khẳng định vị thế của ẩm thực Việt. Ông đã truyền lại cho học trò công thức gia truyền của món Phở xứ Bắc để mang đến nước Australia xa xôi.
Chị Vũ Kiều Trang, con gái của nghệ nhân làm phở Phạm Thị Ánh Tuyết, chia sẻ: “Tôi cũng như mọi người Việt, cũng có mong muốn quốc hồn quốc túy của Việt Nam sẽ được mở rộng tới nhiều nước khác và phải được giữ nguyên bản. Tôi sẽ không thay đổi chỉ để chạy theo số đông”.
Nhà thơ Tú Mỡ từng có câu: “Phở – quà đáng quý trên đời – Một vài xu, nào đắt đỏ mấy mươi – Mà đủ vị: ngọt, bùi, thơm, béo, bổ”. Chính từ những cái giản dị nhưng đậm chất của phở Việt, món ăn này hiện đã ghi danh mình trong thực đơn nhiều nước trên thế giới. Việc đưa bát phở Việt vươn tầm, không đơn thuần là giới thiệu món ăn tiêu biểu của Việt Nam mà còn gửi gắm tới bạn bè 5 châu về tinh hoa văn hóa và con người của dải đất chữ S./.
Phở Hà Nội, món ăn gắn bó bao thế hệ người Thủ đô
Hà Nội được biết tới với nhiều nét đẹp của ba mươi sáu phố phường cổ kính, với mười hai mùa hoa nồng nàn, kiều diễm, những địa điểm check-in ấn tượng...
Và hương vị khiến người ta lưu luyến Hà Nội chính là phở. Trong một ngày trời se lạnh khi đông đang về, được ngồi tại một quán phở xì xụp từng thìa nước dùng nóng hổi và thưởng thức bánh phở dẻo ngon, mềm mịn thì còn gì vui thú bằng. Nếu có bạn bè, đối tác sắp đến Hà Nội, đừng quên mời họ món phở truyền thống Hà Nội.
Chẳng ai biết phở Hà Nội có từ bao giờ, chỉ biết món ăn này đã gắn bó cùng bao thế hệ người Thủ đô.
Phở Hà Nội khiến người ta nhớ thương lưu luyến đất Thủ đô
Từ một món ăn giản dị có thể thưởng thức ở bất cứ đâu, phở Hà Nội đã từng bước ghi dấu ấn trong lòng người yêu ẩm thực.
Phở Hà Nội có cả hàng chục loại khác nhau nhưng tựu chung lại thì có 3 "trường phái" chính: Phở tái chín truyền thống, phở tái lăn hoặc sốt vang đầy đặn và phở cuốn thanh mát.
Phở cuốn
Đây là món ăn thanh mát, ăn khi còn nóng hoặc ăn nguội đều rất ngon. Yếu tố quyết định vị ngon của phở cuốn nằm ở nước chấm. Được pha chế từ nước mắm truyền thống, kết hợp với đu đủ ngâm, cà rốt và một chút tương ớt tự làm theo tỷ lệ hài hòa là bí quyết của nước chấm phở cuốn ngon.
Nơi thưởng thức phở cuốn Hà Nội là phố Ngũ Xã, quận Ba Đình. Đến con phố này bạn có thể thấy cảnh cả dãy phố đều bán phở cuốn, khách ta khách Tây qua lại đông vui như trẩy hội.
Phở cuốn là món ăn thanh mát, ăn khi còn nóng hoặc ăn nguội đều rất ngon
Phở tái lăn
Phở tái lăn là một món ăn thú vị của Hà Nội. Thịt bò được xào nóng hổi trên chảo nóng với tỏi đã phi thơm rồi mới cho vào bát phở. Chủ quán chỉ cần chan thêm nước dùng được ninh bằng xương bò hàng giờ đồng hồ là sẽ có ngay một tô phở thành phẩm. Thưởng thức mới thấy thịt vừa chín tới, ngon ngọt mọng nước. Hành thì chín vừa, không còn mùi hăng mà vẫn dậy hương thơm hấp dẫn.
Sự nóng hổi, cái vị béo ngậy và nước dùng đục mờ là những đặc trưng của phở tái lăn. Nếu muốn nếm thử món ăn này, bạn có thể đến các quán phở truyền thống ở đường Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, để thưởng thức phở tái lăn
Sự nóng hổi, cái vị béo ngậy và nước dùng đục mờ là những đặc trưng của phở tái lăn.
Phở tái chín
Phở tái chín có thịt bò được chần vừa chín tới, vẫn còn vị ngọt đặc trưng, nguyên bản không thêm gia vị. Hành được chần phần đầu trắng chín tới, vị giòn ngọt không hăng còn phần lá xanh thì chín vừa đủ ăn. Nước dùng trong vắt là đặc trưng của phở Hà Nội tái chín mà cũng là niềm tự hào của người chế biến. Phải bỏ rất nhiều công sức hầm xương ngày đêm, cộng với việc nêm nếm gia vị theo công thức bí truyền thì mới được nồi nước dùng trong vắt, ngọt lịm đầy say mê.
Bạn có thể đến các phố như Bát Đàn, Hàng Trống, Phùng Hưng hay Quang Trung để nếm thử món ăn đã gắn bó hàng thập kỷ với Thủ đô này.
Phở chín với vị ngọt đặc trưng, nguyên bản.
Cách nấu phở heo đơn giản, thơm ngon, siêu mềm ngọt Bạn đã qua quen thuộc với các món phở nấu từ bò hay gà, để Điện máy XANH mách bạn công thức nấu phở từ xương heo vô cùng thơm ngon và hấp dẫn tại nhà nhé. Nước dùng thanh ngọt và đậm đà, cùng vào bếp thực hiện món ăn hấp dẫn này nhé! Nguyên liệu làm Phở heo Bánh phở 200...