Phó Chủ tịch nước gặp mặt trẻ mồ côi, khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn
Ngày 10/9, tại Phủ Chủ tịch, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt thân mật các trẻ mồ côi, khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Tết Trung thu.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân gặp mặt các trẻ mồ côi, khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ghi nhận và biểu dương tinh thần vượt khó, nỗ lực vượt qua những khó khăn của các em. Tuy tuổi còn nhỏ nhưng các em vẫn tự tin, bản lĩnh, có nghị lực vượt lên khó khăn trong cuộc sống và có những đóng góp cho cộng đồng, xã hội.
Bày tỏ xúc động khi gặp mặt các em nhỏ, Phó Chủ tịch nước nhắc lại những tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi – chủ nhân tương lai của đất nước; đồng thời khẳng định, nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và xã hội luôn dành sự quan tâm, chăm sóc, tạo điều kiện phát triển cho thiếu niên, nhi đồng, đặc biệt những em có hoàn cảnh khó khăn, khuyết tật, mồ côi.
Phó Chủ tịch nước cũng đánh giá cao sáng kiến tổ chức buổi gặp mặt của Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam; đồng thời, Phó Chủ tịch nước mong muốn Hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động ngày càng thiết thực, ý nghĩa, hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cần nghiên cứu, tham khảo thêm kinh nghiệm, phương pháp của các tổ chức quốc tế trong các hoạt động, chuyển từ hỗ trợ mang tính cấp bách, trước mắt sang hỗ trợ căn cơ, bài bản hơn. Qua đó, Hội giúp các em học sinh mồ côi, khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện phát triển toàn diện, khẳng định được bản thân.
Đồng thời, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân mong muốn các em thiếu niên, nhi đồng tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, tự tin vào bản thân, tin tưởng vào sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và xã hội, lớn lên vững vàng, có nghị lực, ý chí. Các em sẽ đạt được những ước mơ của mình, là tấm gương tốt để lan tỏa tình yêu thương, những giá trị tốt đẹp trong xã hội và chia sẻ, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao quà tặng các trẻ em tại buổi gặp mặt.
Cảm ơn Phó Chủ tịch nước đã dành thời gian gặp mặt các em nhỏ, ông Nguyễn Trọng Đàm, Chủ tịch Trung ương Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam cho biết, sau 30 năm xây dựng, trưởng thành, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện của lãnh đạo Đảng, nhà nước, các ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương, cấp ủy, chính quyền địa phương; sự hưởng ứng, ủng hộ, đồng hành của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước; sự nỗ lực, nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm của các thế hệ cán bộ lãnh đạo, hội viên qua các thời kỳ, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt.
Đến nay Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam có 46 tổ chức hội cấp tỉnh, 281 hội cấp huyện, 1.852 hội cấp xã với gần 5 nghìn hội viên tập thể và 556.825 hội viên cá nhân, tạo thành mạng lưới tương đối rộng rãi ở các địa phương, cơ sở.
Hoạt động Hội ngày càng đa dạng, thiết thực, hiệu quả. Qua đó, Hội đã trợ giúp cho hàng triệu lượt đối tượng. Trong 30 năm, Trung ương Hội và các tổ chức thành viên đã trực tiếp vận động ủng hộ được hơn 5.385 tỷ đồng. Nguồn lực đó đã trợ giúp cho 25,8 triệu lượt người khuyết tật, trẻ mồ côi, người nghèo trong cả nước cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe, nhà ở, đi lại, học hành, học nghề, việc làm, sinh kế…
Nâng bước trẻ mồ côi, khuyết tật đến trường
Thời gian qua, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT-TMC) tỉnh đã thực hiện việc huy động nguồn lực từ tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm để trợ giúp hàng trăm trẻ mồ côi, khuyết tật trong tỉnh có điều kiện được đến trường, hướng đến tương lai tươi sáng.
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội Bảo trợ NKT&TMC tỉnh, huyện Đầm Hà trao đỡ đầu em Đinh Thị Thanh Tâm, học sinh Trường Tiểu học xã Tân Bình.
Theo số liệu của Sở LĐ-TB&XH tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh có gần 3.200 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; có 1.800 em dưới 16 tuổi bị khuyết tật nặng; gần 400 em mồ côi cả cha và mẹ; trên 15.000 em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Ông Lãnh Thế Vinh, Chủ tịch Hội Bảo trợ NKT-TMC tỉnh cho biết: Thời gian qua, chúng tôi tập trung quan tâm nhiều đến đối tượng học sinh mồ côi, khuyết tật. Qua khảo sát của Hội, phần lớn các em có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện học tập và dễ mặc cảm, tổn thương.
Từ năm 2021, Hội đã lấy việc chăm lo cho trẻ em mồ côi, khuyết tật làm trọng tâm xây dựng thành chương trình công tác với chủ đề "Nâng bước trẻ mồ côi, khuyết tật đến trường". Để thực hiện chủ đề trên, Hội đã phối hợp cùng với các sở, ban, ngành tỉnh tham mưu đề xuất với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh có Thư kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tập thể cá nhân "Tham gia ủng hộ, giúp đỡ người khuyết tật và trẻ em mồ côi tỉnh Quảng Ninh".
Đại diện Hội Bảo trợ NKT-TMC tỉnh; Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh cùng các đơn vị, nhà hảo tâm ký cam kết đỡ đầu cho các cháu học sinh mồ côi tại phường Đại Yên (TP Hạ Long) năm 2021.
Cùng với đó, Hội Bảo trợ NKT-TMC tỉnh đề nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh vận động các chi, đảng bộ trực thuộc chỉ đạo tham gia đỡ đầu học sinh mồ côi có hoàn cảnh khó khăn. Đến nay đã có 27 chi, đảng bộ cơ sở, đoàn thể và tổ chức, cá nhân tại các đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh nhận đỡ đầu cho học sinh mồ côi với mức hỗ trợ từ 500.000 - 1,5 triệu đồng/em/tháng. Tổng số tiền mà các tổ chức, cá nhân tại các đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo của Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh đã hỗ trợ là 306 triệu đồng.
Chỉ tính riêng năm 2021, Hội Bảo trợ NKT-TMC tỉnh đã huy động nguồn lực từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh với tổng trị giá trên 11,3 tỷ đồng. Số tiền này đã nguồn lực quan trọng để chăm lo, hỗ trợ hiệu quả cho trẻ em mồ côi, khuyết tật khó khăn được đến trường.
Lãnh đạo Hội Bảo trợ NKT-TMC tỉnh và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trao quà cho em Nguyễn Thị Thanh Nga mồ côi cả bố và mẹ, ở khu 1, phường Yết Kiêu (TP Hạ Long) năm 2021.
Việc đỡ đầu không chỉ dừng lại trẻ em mồ côi, khuyết tật mà Hội Bảo trợ NKT-TMC tỉnh đứng ra kêu gọi các nhà hảo tâm nhận đỡ đầu cho học sinh, sinh viên mồ côi, khuyết tật đến năm 18 tuổi hoặc học hết đại học. Tiêu biểu em Phạm Thị Hoài Thương (sinh năm 1995) ở phường Cao Xanh (TP Hạ Long) sinh viên năm thứ 4, Viện Đại học Mở Hà Nội. Thương bị bệnh xương thủy tinh bẩm sinh, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng có nghị lực học tập đạt thành tích cao. Năm 2019, em được Thượng tọa Thích Thanh Lịch, Phó trưởng Ban Trị sự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ 72 triệu đồng trong 4 năm học (18 triệu đồng/năm).
Theo Chủ tịch Hội Bảo trợ NKT-TMC tỉnh Lãnh Thế Vinh, trong năm 2022, Hội sẽ tiếp tục chủ đề "Nâng bước trẻ mồ côi, khuyết tật đến trường"; Hội ký phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh để đỡ đầu cho học sinh mồ côi đến trường; đồng thời, kết nối với các sở, ngành tỉnh để duy trì đỡ đầu cho các em. Trước mắt, Hội sẽ rà soát lựa chọn đỡ đầu các em mồ côi có hoàn cảnh đặc biệt tại Cơ sở bảo trợ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt của tỉnh.
Chung tay tiếp sức cho học sinh mồ côi do dịch COVID-19 đến trường Thống kê đến tháng 3/2022, Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 2.200 trẻ mồ côi do ảnh hưởng dịch COVID-19. Mất đi người thân, đối với các em là sự tổn thương, mất mát rất lớn về tinh thần, đồng thời cũng khiến các em rơi vào hoàn cảnh khó khăn về vật chất. Một năm học mới lại đến, dù nỗi...