Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo đối mặt khó khăn nào?
Trong những năm qua, công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi tại các trường nông thôn, vùng khó đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Tuy nhiên, tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo (3-4 tuổi), các trường phải đối mặt với không ít khó khăn.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đã đạt nhiều kết quả tích cực. Ảnh: Internet.
Nâng cao chất lượng phổ cập cho trẻ 5 tuổi
Trường Mầm non xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn thuộc địa bàn nông thôn với 100% trẻ em là người dân tộc thiểu số. Trong hơn 10 năm triển khai công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Cô giáo Nguyễn Thị Dung, người có hơn 10 năm công tác tại nhà trường, xúc động nhớ lại, những năm trước kia, vào đầu năm học, giáo viên nhà trường thường xuyên “đi từng ngõ, gõ từng nhà” vận động phụ huynh cho trẻ em ra lớp. Tuy nhiên, việc huy động trẻ mẫu giáo ra lớp đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Phụ huynh nhà trường là người dân tộc thiểu số, kinh tế gia đình phụ thuộc vào nương rẫy nên cuộc sống còn nhiều khó khăn. Vì thế, các gia đình chưa chú trọng đến việc đưa trẻ đi học mẫu giáo. Hơn nữa, nhà trường còn nhiều điểm trường lẻ, chưa thể tổ chức ăn bán trú cho các cháu.
Tuy nhiên, đến năm 2013, Trường Mầm non xã Bằng Lãng đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Kể từ đó đến nay, giáo viên hầu như không còn phải vận động trẻ mẫu giáo ra lớp. Nhà trường duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.
Video đang HOT
Đối với một trường nông thôn còn nhiều khó khăn, kết quả này đến từ những nỗ lực không ngừng nghỉ của giáo viên, ban giám hiệu cùng sự vào cuộc của các cấp chính quyền. Nhà trường đã tham mưu với cấp chính quyền, vận động nguồn lực xã hội hóa để xây dựng lớp học, đưa học sinh từ các điểm trường về trường chính.
Không chỉ vậy, nhà trường đã vận động sự đóng góp, ủng hộ từ giáo viên và các nhà hảo tâm để xây dựng sân chơi, tạo không gian rộng rãi, thoáng mát cho trẻ nô đùa và tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Hiện tại, 100% trẻ em được ăn bán trú tại trường. Với những gia đình khó khăn, giáo viên cùng ban giám hiệu luôn động viên, tạo điều kiện giúp đỡ để các em được ăn bán trú và học tập như bạn bè.
Dần dần, cơ sở vật chất được cải thiện, bữa ăn có thêm nhiều chất dinh dưỡng nên phụ huynh cũng yên tâm cho con đến trường. Giáo viên, nhà trường cùng chính quyền địa phương cũng thường xuyên tuyên truyền, giải thích tầm quan trọng của việc phổ cập giáo dục mầm non với trẻ em 5 tuổi để phụ huynh hiểu và ngày càng quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo còn nhiều thách thức. Ảnh: Internet.
Khó khăn khi triển khai với trẻ mẫu giáo
Nhằm nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, giáo viên Trường Mầm non xã Bằng Lãng luôn rèn luyện, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tạo dựng niềm tin yêu đối với học sinh và phụ huynh. Ngoài ra, giáo viên xây dựng môi trường học tập với không gian sinh động, ngộ nghĩnh, phù hợp với cuộc sống hàng ngày của trẻ, tạo niềm hứng khởi khi các em đến trường.
Song song với việc nâng cao chất lượng, Trường Mầm non xã Bằng Lãng đang xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo (3-4 tuổi). Tuy nhiên, trên thực tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường vẫn còn nhiều thiếu thốn. Nhu cầu đưa trẻ 3 -4 tuổi ra lớp tại địa phương còn ít.
Đây cũng là trăn trở của cô giáo Tạ Thị Vẹn, Hiệu trưởng Trường Mầm non thị trấn Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre, về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo (3-4 tuổi). Hiện nay, cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học chưa đảm bảo đủ điều kiện cho trẻ mẫu giáo. Hơn nữa, 5 tuổi là giai đoạn chuẩn bị bước vào lớp 1 nên phụ huynh quan tâm cao hơn đến việc học tập của con so với các bé nhỏ tuổi hơn.
Do đó, để tiếp tục nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo trong giai đoạn mới cần tăng cường đầu tư giáo viên, cơ sở vật chất, trường lớp, phòng học. Về vấn đề tăng thêm cơ sở vật chất, trường lớp đạt chuẩn, ngành giáo dục cần tập trung huy động nguồn lực xã hội, tận dụng các chương trình, đề án đã được phê duyệt, gắn với chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Với vùng khó khăn, miền núi, vùng sâu vùng xa, tăng cường nhận thức của phụ huynh về phổ cập mầm non cho trẻ mẫu giáo cũng cần được quan tâm, tuyên truyền thường xuyên và liên tục.
Theo cô Nguyễn Thị Dung, khó khăn là vậy, nhưng nhận thức được tầm quan trọng của việc phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo và trẻ em 5 tuổi, các thầy cô và ban giám hiệu nhà trường luôn cố gắng, quyết tâm thay đổi. Chặng đường vừa qua, kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ và đó sẽ là tiền đề, là động lực để nhà trường hướng đến phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non vùng khó.
Ba Đình xếp thứ 3/30 quận, huyện về số lượng học sinh giỏi
Năm học 2021-2022, ngành giáo dục quận Ba Đình đã đánh dấu nhiều cố gắng, nỗ lực, quyết tâm bứt phá để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Các em học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, quốc gia và quốc tế tiếp tục tăng về số lượng và thành tích.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình Lê Đức Thuận phát biểu tại hội nghị.
Ngày 25/8, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, triển khai nhiệm vụ năm học mới 2022-2023.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình Lê Đức Thuận cho biết: Năm học 2021-2022, ngành giáo dục quận Ba Đình đã đánh dấu nhiều cố gắng, nỗ lực, quyết tâm bứt phá để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Quy mô giáo dục quận Ba Đình được duy trì ổn định, công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ có nhiều đổi mới, sáng tạo, tạo ra bước đột phá và phát triển mạnh. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quận tập trung thực hiện, coi đây là giải pháp nâng cao chất lượng cũng như phát triển toàn diện các trường học.
Trong năm học, học sinh quận Ba Đình đã tham gia 31 cuộc thi, đạt 305 giải, trong đó có 48 Huy chương Vàng, 82 Huy chương Bạc, 108 Huy chương Đồng và 67 giải Khuyến khích.
Tại kỳ thi học sinh giỏi thành phố, ngành giáo dục quận Ba Đình đạt 12 giải Nhất, 23 giải Nhì, 36 giải Ba và 23 giải Khuyến khích, xếp thứ 3/30 quận, huyện, thị xã về số học sinh giỏi. Kết quả thi vào lớp 10 trung học phổ thông được đánh giá nằm trong nhóm 5 quận, huyện, thị xã dẫn đầu thành phố.
Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia của quận Ba Đình tăng 24 bậc, đứng thứ 5/30 thành phố. Với kết quả đạt được, quận Ba Đình đã về đích trước 2 năm thực hiện mục tiêu nằm trong tốp đầu thành phố mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Ba Đình lần thứ 26 đề ra.
Năm học 2022-2023, ngành giáo dục quận Ba Đình tiếp tục triển khai nhiệm vụ năm học thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Đồng thời, quyết tâm triển khai thắng lợi, hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018; thực hiện hiệu quả Đề án phát triển giáo dục mầm non của Thành phố và quận. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý; bố trí đủ giáo viên dạy học các môn Ngoại ngữ, môn Tin học...; bảo đảm 100% giáo viên dạy học lớp 4, lớp 8 được bồi dưỡng theo quy định. Ngoài ra, đẩy mạnh bảo đảm quy mô trường, lớp và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thực hiện kế hoạch trường đạt chuẩn quốc gia theo lộ trình.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Trần Lưu Hoa biểu dương những thành tích đạt được của ngành giáo dục quận Ba Đình đạt được. Công tác bồi dưỡng học sinh mũi nhọn quận Ba Đình vươn lên đứng thứ ba trong toàn thành phố. Ngành giáo dục quận Ba Đình là một trong số ít đơn vị được Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thành phố Hà Nội tặng Cờ thi đua...
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tiếp tục tham mưu, đề xuất các đề án mang tính dài hơi từ những thế mạnh lợi thế.
Giao nhiệm vụ năm học mới, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Phạm Thị Diễm lưu ý, ngành giáo dục quận cần tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới. Đồng thời, phát huy tinh thần chủ động, xác định rõ tầm quan trọng và triển khai thực hiện hiệu quả, rõ nét công tác bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu đào tạo nhân lực.
Ngành giáo dục quận Ba Đình tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành, phù hợp trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay. Đồng thời, nâng cao chất lượng giáo dục, đầu tư bồi dưỡng học sinh giỏi đặc biệt là quan tâm công tác giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh. Thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua trong toàn ngành, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả của ngành giáo dục...
Sơn La có gần 60% cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia Ngày 25/8, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã tổ chức tổng kết năm học 2021-2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2022-2023. Ký cam kết trách nhiệm giữa Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La với hiệu trưởng các trường và giám đốc các trung tâm. Năm học 2021-2022 là năm...