Phổ cập bơi cho trẻ: Vì sao khó thực hiện?
Những ngày qua, liên tiếp xảy ra những vụ đuối nước thương tâm. Mỗi lần như vậy, việc dạy kỹ năng bơi lội cho trẻ lại được nhắc tới.
Thế nhưng, suốt nhiều năm qua, mục tiêu phổ cập bơi lội cho trẻ em vẫn chưa đạt được hiệu qua như mong muốn.
Chị Lê Mai Anh – một phụ huynh có con học lớp 2 ở quận Đống Đa – Hà Nội cho biết, dù con chưa được nghỉ hè nhưng chị đã chủ động đăng ký cho con học bơi tại Trung tâm thể dục thể thao gần nhà chứ chờ trường tổ chức dạy bơi cho học sinh thì không biết đến bao giờ. Nỗi lo của chị Mai Anh cũng là điều dễ hiểu bởi hiện nay trên cả nước rất ít trường tổ chức dạy bơi cho học sinh.
Theo thống kê của Cục Quản lý môi trường, Bộ Y tế, trung bình mỗi năm ở nước ta có khoảng 370.000 trẻ em bị tai nạn, thương tích. Trong đó, số trẻ tử vong do đuối nước lên tới khoảng 3.500 em. Riêng năm 2022, dù chỉ mới đầu hè nhưng đã liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng.
Trước thực trạng này, ngày 2/5, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các UBND tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo, triển khai đồng bộ, quyết liệt các nhiệm vụ, trong đó phổ cập bơi lội cho học sinh được xem là giải pháp quan trọng để phòng đuối nước ở trẻ em. Tuy nhiên, cho đến nay, mục tiêu phổ cập bơi lội cho trẻ em vẫn còn nhiều trở ngại.
Lý giải về những khó khăn này ông Nguyễn Nho Huy – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất – Bộ Giáo dục và đào tạo cho rằng: Có 3 nguyên nhân chính khiến việc phổ cập bơi cho trẻ không đạt hiệu quả. Thứ nhất là về kinh phí và cơ sở vật chất. Trường có điều kiện về kinh phí thì không có mặt bằng; trường có mặt bằng nhưng lại không đủ kinh phí. Nguyên nhân thứ hai là về nhân lực, đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất còn thiếu đặc biệt là ở cấp tiểu học. Bên cạnh đó, một lượng lớn đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất chưa được đào tạo huấn luyện, cấp chứng chỉ dạy bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho học sinh. Vấn đề thứ ba là sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành về dạy bơi cho học sinh còn hạn chế.
Ông Nguyễn Nho Huy – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất – Bộ Giáo dục và đào tạo
Video đang HOT
Dưới góc độ của một giáo viên, từng nhiều năm dạy môn giáo dục thể chất, thầy Dương Ngọc Sơn – trường Tiểu học Tràng An – Hà Nội cho rằng, với những trường dù có bể bơi thì việc hàng tuần đưa học sinh xuống bể để tập cũng là điều khó khăn do chương trình và thời lượng dành cho môn giáo dục thể chất quá ít. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới đang thực hiện đều có nội dung bơi lặn (lớp 3 đối với bậc tiểu học và lớp 7 ở bậc THCS) nhưng mỗi tuần chỉ có 1 tiết với thời lượng 35 phút. Bên cạnh đó, do đặc thù của môn bơi là phải có môi trường nước để thực hành nên nhiều giáo viên dù có được đào tạo, tập huấn cơ bản nhưng nếu không được luyện tập thường xuyên thì kiến thức chuyên môn cũng sẽ dần mai một.
Một khó khăn nữa cũng phải kể đến đó là khi các trường phối hợp với các Trung tâm thể dục thể thao để tuyển sinh nếu chẳng may xảy ra những tình huống không mong đợi thì các trường cũng sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm. Đây cũng là điều khiến các trường còn e dè trong việc phối hợp để dạy bơi cho trẻ.
Để tháo gỡ những khó khăn này, năm 2018, khi thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thể dục thể thao, nhiều người đề xuất đưa môn bơi trở thành môn học bắt buộc trong nhà trường, bên cạnh các môn văn hóa khác hoặc phải có chứng chỉ biết bơi khi tốt nghiệp bậc tiểu học hoặc PTCS.
Tuy nhiên, với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta hiện nay, việc quy định bơi là môn bắt buộc trong chương trình chính khóa là khó khả thi. Thống kê của Vụ Giáo dục thể chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo), tính đến cuối năm 2020, nước ta chỉ đạt 0,47 bể bơi/trường học. Ngay cả ở bậc đại học, chỉ có khoảng 13% các trường có xây dựng bể bơi trong trường. Đó là chưa kể việc vận hành, duy trì, bảo dưỡng bể khi đi vào hoạt động, đây cũng là một thách thức không nhỏ.
Theo bà Vũ Thị Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục trẻ em – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phòng chống đuối nước, các Bộ, ban ngành cần có sự phối hợp với nhau trong việc tuyên truyền phòng chống đuối nước. Trước mắt, Bộ đã phối hợp với Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn hóa các tài liệu dạy bơi an toàn, tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay, các tài liệu dạy bơi và kỹ năng an toàn đã được triển khai tại 10 tỉnh có tỷ lệ trẻ đuối nước cao, nhờ đó tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ đã giảm và kỹ năng của cha mẹ và của trẻ em về phòng tránh đuối nước cũng được tăng lên.
Bà Vũ Thị Kim Hoa – Phó Cục trưởng Cục trẻ em – Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Còn dưới góc độ là cơ quan chủ quản, ông Nguyễn Nho Huy – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất – Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng, có 3 việc mà các trường, cơ sở giáo dục cần làm ngay. Thứ nhất là phải mở đợt cao điểm triển khai công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức cho học sinh, những quy định về an toàn phòng chống đuối nước, hướng dẫn những kiến thức, kỹ năng phòng tránh đuối nước đến từng lớp, từng trường trước khi các em bước vào kỳ nghỉ hè. Thứ 2, cần tiếp tục đẩy mạnh phong trào dạy bơi và kỹ năng an toàn cho học sinh trong trường học. Thứ 3 là cần có sự phối hợp quản lý giữa nhà trường, gia đình, tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương để giám sát học sinh trong thời gian các em được nghỉ học nhằm đảm bảo an toàn phòng chống đuối nước cho trẻ em.
Bơi lội không chỉ là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, thể chất mà còn là kỹ năng sinh tồn. Tuy nhiên, với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta hiện nay, việc quy định bơi là môn bắt buộc trong chương trình chính khóa là rất khó khả thi. Tuy nhiên, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thể dục thể thao đã quy định trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh trong việc phối hợp giữa cơ sở thể thao công lập do mình quản lý với cơ sở giáo dục để sử dụng công trình thể thao phục vụ giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường. Như vậy, chỉ cần các địa phương thực hiện đúng trách nhiệm của mình, thì việc phổ cập bơi cho học sinh sẽ không còn khó khăn, trở ngại.
Trang bị kỹ năng sống qua 'Điều em muốn nói'
Ngày 15/4, Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội) tổ chức chuyên đề giáo dục kỹ năng sống Điều em muốn nói.
Bà Phan Thị Lan Hương chia sẻ tại chuyên đề giáo dục kỹ năng sống của Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội)
Sau gần 1 năm học online, em Trần Nguyễn Gia Bảo - học sinh lớp 6 A3 bộc bạch: Nhiều lúc em cảm thấy căng thẳng, stress nhưng không biết bày tỏ cùng ai. Những lúc như thế, em chọn cách viết nhật ký, đọc sách để giải tỏa và chuyển hóa cảm xúc tiêu cực của mình.
Với Bảo buổi chuyên đề giáo dục kỹ năng sống là dịp để em bày tỏ cảm xúc, nói lên những điều muốn nói của mình với bố mẹ, thầy cô. Qua đó, em muốn bố mẹ dành nhiều thời gian quan tâm đến con hơn và tôn trọng quền riêng tư cá nhân của em.
Dù con chưa có biểu hiện trầm cảm hay stress, nhưng anh Nguyễn Văn Sỹ - phụ huynh học sinh Nguyễn Trần Bảo Ngọc - lớp 6 A1 - nhận thấy con bắt đầu vào tuổi "ẩm ương" nên có những lúc cũng muốn khẳng định mình. Nhiều khi con khép mình, ít nói và ngại giao tiếp đông người.
"Ở tuổi này, tôi muốn con được trang bị kỹ năng sống, có những suy tích cực và biết cách giải quyết vấn đề trong học tập, cuộc sống. Với tôi, buổi giáo dục chuyên đề "Điều em muốn nói" rất có ý nghĩa. Qua đó, các con có thể giãi bày những tâm tư, tình cảm của mình; từ đó thầy, cô, bố mẹ hiểu các con hơn và ngược lại" - anh Sỹ bộc bạch.
Cô Nguyễn Thị Minh Thúy - Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (Long Biên, Hà Nội) - cho hay: thực tế cho thấy, sau thời gian dài học online, nhiều học sinh có biểu hiện stress, lo âu...; cá biệt có em bị trầm cảm nên rất cần được hỗ trợ từ thầy, cô giáo và phụ huynh.
"Sau chuyên đề "Điều em muốn nói", chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức buổi tọa đàm với phụ huynh học sinh; bởi thực tế, không chỉ học sinh mà phụ huynh cũng cần được tư vấn tâm lý học đường" - cô Thúy chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh:
Nhà trường muốn tạo sợi dây kết nối để phụ huynh và con cái hiểu nhau hơn. Qua đó xây dựng và phát triển mối quan hệ kiềng 3 chân: nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục học sinh, giúp các em phát triển toàn diện" - cô Thúy cho biết.
Trần Nguyễn Gia Bảo và các bạn của mình trong buổi giáo dục kỹ năng sống
Theo bà Phan Thị Lan Hương - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền trẻ em, Liên hiệp các Hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, thời gian gần đây, những vụ việc đáng tiếng như học sinh tự tử đều có liên quan đến vấn đề tâm lý. Đôi khi không phải vì căng thẳng học tập, mà có thể các em bị áp lực từ những yếu tố khách quan, từ việc bố mẹ con cái chưa hiểu hiểu nhau nên dễ dấn đến bị căng thẳng, xung đột và bột phát.
"Chính vì vậy, những buổi giáo dục chuyên đề kỹ năng sống rất có ý nghĩa với học sinh, phụ huynh. Qua đó, giúp các em hiểu về bố mẹ, thầy cô của mình hơn và ngược lại" - bà Hương trao đổi.
Nhấn mạnh, gia đình là chỗ dựa quan trọng nhất đối với học sinh, nhất là với học sinh bậc THCS, vì thế, theo bà Hương, nếu có xung đột xảy ra, cách tốt nhất là các em không nên tranh cãi với bố mẹ. Các em có thể giải tỏa cảm xúc tiêu cực của mình bằng cách viết nhật ký hoặc viết thư để bố mẹ hiểu mình hơn.
"Đã bao lâu rồi, các em chưa nói những lời yêu thương với bố mẹ. Nếu vì lí do nào đó mình chưa thể nói được với bố mẹ thì hãy viết một vài dòng gửi đến đấng sinh thành của mình, bởi hơn bao giờ hết bố mẹ luôn là người đồng hành, hỗ trợ, yêu thương mình nhiều nhất" - bà Hương nhắn nhủ.
Bù đắp kiến thức, kỹ năng cho học sinh tiểu học Sau thời gian dài học trực tuyến ở nhà, học sinh tiểu học trở lại trường học trực tiếp. Theo nhiều giáo viên, học sinh lớp 1-2 khi đi học tại trường thiếu khá nhiều kiến thức, kỹ năng, cần phải bù đắp. Giáo viên cần ưu tiên việc bù đắp cho học sinh lớp 1-2 những kỹ năng, thói quen cần thiết...