Phép tính 3600 9 = 400 bị cô giáo gạch sai, phụ huynh bất bình
Một phụ huynh Trung Quốc thắc mắc và chất vấn giáo viên dạy Toán sau khi cô này gạch sai phép toán 3600 9 = 400 của con mình.
Người phụ nữ họ Lý thu hút sự chú ý khi chia sẻ câu chuyện về bài thi cuối kỳ của con trai mình.
Theo đó, cậu bé trả lời chính xác hầu hết tất cả các đáp án. Duy chỉ có phép toán 3600 9 của em bị gạch sai.
Đề bài toán đưa ra là: Chủ cửa hàng nhạc cụ tốn 3.600 NDT mua 9 cây đàn mới. Vậy giá mỗi chiếc đàn bao nhiêu là hợp lý?
Cậu bé chọn đáp án 400 NDT/cây đàn nhưng bị giáo viên gạch sai.
Cậu bé chọn đáp án 400 NDT/cây đàn nhưng bị gạch sai.
Lý thắc mắc nên đã liên lạc với giáo viên dạy Toán của con trai để chất vấn.
“Đáp án này rõ ràng là đúng mà”, Lý nói.
Tuy nhiên, giáo viên trên giải thích rằng con trai của Lý và nhiều bạc học đã không đọc kỹ câu hỏi. Nếu 400 NDT/cây đàn thì cửa hàng sẽ không có lãi.
Thông thường các mặt hàng của các cửa hàng sẽ bán với giá cao hơn giá nhập.
Do đó, đáp án chính xác trong câu trả lời này phải là 498 NDT/cây đàn.
Bản thân Lý cũng bất ngờ trước lời giải thích trên nhưng cũng thừa nhận nó rất hợp lý.
Cộng đồng mạng Trung Quốc tỏ ra thích thú với đề toán này. Nhiều người cho rằng cần khuyến khích các dạng bài tương tự để kích thích tư duy suy luận của trẻ.
Học sinh lớp 1-6 Hà Nội đi học: Bố đưa con đến nhầm trường, trò không nhận ra cô
Sau gần 1 năm chờ đợi, sáng 6/4, học sinh lớp 1-6 Hà Nội khu vực nội thành chính thức được đến trường đi học trực tiếp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vì lần đầu đến trường nên nhiều học sinh không nhận ra cô giáo, thậm chí ngay cả phụ huynh cũng đưa con đến nhầm trường.
Học sinh lớp 1-6 Hà Nội choáng ngợp khi đi học
Theo chủ trương của UBND thành phố và Sở GDĐT Hà Nội, trên cơ sở tự nguyện, đồng thuận của cha mẹ học sinh, bắt đầu từ sáng 6/4, các trường đã chính thức tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh và ăn bán trú. Đây là niềm vui không tả xiết, là "ngày khai giảng thứ 2" của nhiều phụ huynh và học sinh bởi vì các em đã quá mệt mỏi sau thời gian dài học online ở nhà. Đặc biệt nhất là học sinh đầu cấp - lớp 1, 6 - ở nội thành các em chưa được 1 lần đến trường, chưa biết mặt thầy cô, bạn bè.
Ngay từ sáng sớm, học sinh đã có mặt tại trường. Ảnh: Tào Nga
Tại Trường Tiểu học Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, ngay từ sáng sớm, không khí ở đây rất hân hoan. Trong khi học sinh các "đàn anh, đàn chị" tươi cười, vui mừng khi gặp thầy cô, bạn bè và nhanh chân bước vào lớp thì các em học sinh lớp 1 lại có kỷ niệm đáng nhớ.
Mặc dù có các cô giáo cầm bảng biển lớp đứng sẵn chờ đợi nhưng cảm giác lần đầu tiên bước vào trường khiến các em rụt rè, ngơ ngác vì lạ lẫm. Nhiều em không nhận ra cô giáo của mình.
Có học sinh ngơ ngác tìm cô giáo. Ảnh: Tào Nga
Một học sinh không nhớ mình học lớp nào cuối cùng cũng tìm thấy cô giáo của mình. Ảnh: Tào Nga
Có học sinh nhận ra ngay cô giáo của mình dù chỉ gặp cô qua màn hình máy tính. Ảnh: Tào Nga
Em Lê Khải Anh, học sinh lớp 1I, cho biết: "Sáng nay em được mẹ đưa đến trường. Em hơi lo vì em chưa quen ai".
Em Vũ Ngọc Lan Khuê, học sinh lớp 1C thổ lộ: "Em thấy trường rất đẹp. Em rất vui hôm nay được đi học".
Tuy nhiên, có trường hợp hi hữu đã xảy ra tại Trường Tiểu học Trung Văn. Một học sinh hoang mang tìm lớp mình nhưng lại không quen cô giáo nào. Khi được các cô hỏi thì em trả lời học lớp 1G nhưng lại khẳng định đây không phải cô giáo của mình. Cô giáo chủ nhiệm cho biết, trong lớp không có tên học sinh như vậy. Cô giáo xin phép học sinh kiểm tra sách vở thì không ghi tên trường lớp. May mắn em vẫn nhớ số điện thoại phụ huynh để cho cô giáo gọi thì mới biết... bố đưa đến nhầm trường.
Một học sinh bị bố đưa đi học nhầm trường. Ảnh: Tào Nga
Cô giáo trò chuyện với học sinh trong lúc chờ bố đến đón lại. Ảnh: Tào Nga
Cô Giang Thanh Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trung Văn chia sẻ: "Sáng nay, 1.800 học sinh của trường đã đi học trở lại. Trường chia thời gian đón học sinh: Các khối 2-4 đón học sinh từ 7h30, còn khối 1 đón học sinh từ 8h30. Trường có 2 cổng để đảm bảo không bị ùn tắc: Cổng 1 dành cho học sinh khối 1, 3, 5, cổng 2 dành cho học sinh khối 2, 4 và học sinh đi xe đạp. Mỗi cổng đều chia thành 4 luồng cho học sinh vào và có giáo viên đo thân nhiệt, sát khuẩn, hướng dẫn học sinh vào lớp".
Cô Thủy chia sẻ thêm, do học sinh lớp 1 lần đầu đến trường nên trường đã bố trí giáo viên cầm bảng lớp và tên cô giáo để học sinh dễ nhận biết. Sau đó, các em được giáo viên đưa đi tham quan trường, hướng dẫn các phòng chức năng rồi mới bắt đầu vào học.
Trường Tiểu học Trung VănTrong mỗi lớp học, giáo viên đặt bảng tên để học sinh dễ tìm thấy chỗ ngồi của mình. Ảnh: Tào Nga
Tại Trường THCS Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, sáng nay đã có 295 học sinh tại 7 lớp 6 đã được đi học trực tiếp và các em không giấu được cảm xúc hồi hộp. Em Ngô Đặng Châu Anh, học sinh lớp 6A5, chia sẻ: "Lần đầu tiên được đến trường, cảm xúc của em vô cùng khó tả: Ngạc nhiên, ngơ ngác và thấy rất vui".
Châu Anh bày tỏ, nghe tin được đi học từ cô giáo thông báo trong nhóm lớp mà cả đêm em bồi hồi đến mất ngủ. Khi vừa bước vào trường, Châu Anh không ngờ trường của mình lại to đẹp, rộng lớn như vậy.
Nhận xét về cô giáo và các bạn, Châu Anh cho hay: "Cô giáo em ngoài đời rất trắng, xinh xắn và hiền hậu, vượt cả tưởng tượng của em. Các bạn thì cao lớn làm em cứ tưởng các anh chị lớp 7, cứ sợ nhận nhầm người".
Em Châu Anh (áo trắng) rất vui được đi học trực tiếp. Ảnh: Tào Nga
Em Lê Trần Khương Duy, học sinh lớp 6A5 cho biết đã nhảy lên sung sướng khi nghe tin đi học mặc dù trước đó biết mình sẽ sớm được đến trường: "Em thấy khuôn viên trường thật đẹp. Lần đầu tiên bước vào trường em không ngờ lại đẹp như vậy".
Duy chia sẻ thêm: "Em chưa bị F0, em chưa được tiêm vaccine nên lần này đi học có chút lo lắng sợ lây dịch bệnh. Tuy nhiên, em thích đi học và bố mẹ em muốn em được đến trường để có không khí thoáng hơn chứ không phải nhìn vào màn hình máy tính".
Không chỉ có học sinh mà phụ huynh cũng vui mừng không kém. Chị Lê Thị Khánh Điệp, phụ huynh em học Lê Ngọc Bảo Duy, lớp 6A3 chia sẻ: "Tôi đón nhận tin con đi học không bất ngờ vì muốn con đi từ ngày 4/4. Tuy nhiên, cuối cùng con cũng được đi học nên cả nhà rất phấn khởi. Đồng phục của con chật hết rồi, chiều qua tôi phải đi nới quần áo cho con. Tôi không lo lắng dịch bệnh mà hoàn toàn yên tâm cho con được đến trường".
Chị Trịnh Thị Minh Hòa, phụ huynh em Phạm Minh Anh, lớp 6A7, bày tỏ: "Tôi đếm từng ngày từng tháng để mong con được đi học. Con nghỉ ở nhà hơn 11 tháng rồi. Sáng học, chiều học, đi chơi thì không dám đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà với bố mẹ và em. Nhìn con uể oải, mệt mỏi mà thương không biết phải làm gì. Con đi học được chạy nhảy cùng bạn bè, không gian thoáng đãng, cô dạy trực tiếp... đó là điều tuyệt vời nhất rồi".
Giáo viên, nhà trường háo hức
Đón học sinh trong ngày đầu tiên đi học trở lại, cô Trương Thị Hồng Nhung, chủ nhiệm lớp 6A5 bày tỏ: "Tôi chờ đợi ngày này từ lâu lắm rồi, rất mong muốn được gặp học sinh vì gần 1 năm chỉ nhìn học sinh qua màn hình máy tính. Nhìn thấy học sinh tôi thấy hồi hồi, sung sướng, hạnh phúc vì các em ngây thơ, đáng yêu. Hi vọng học sinh sẽ yêu thích ngôi trường này và gắn bó, có những kỷ niệm thật đẹp".
Cô Phí Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường THCS Mỹ Đình 1 chia sẻ: "Đây là mong mỏi từ lâu rồi. Nhiều em đến trường ôm cô bảo "Cô là cô hiệu trưởng ạ? Hôm nay con mới được gặp cô" khiến tôi xúc động".
Cô Phí Thị Thu Hương trò chuyện cùng phụ huynh, học sinh. Ảnh: Tào Nga
Cô Hương chia sẻ thêm: "Sau khi nhận công văn cho học sinh đi học, nhà trường đã gấp rút chuẩn bị công tác đón học sinh lớp 6 từ cơ sở vật chất, quy trình đón học sinh và những lưu ý khi học sinh đến trường. Vì học sinh lớp 6 chưa được đến trường nên sẽ mất thời gian cho các con tìm hiểu, vì vậy nhà trường đã tổ chức buổi gặp đầu tiên vào chiều ngày 5/4 để các con làm quen. Hôm nay, nhà trường sẽ tổ chức cho học sinh ăn bán trú để tạo điều kiện cho phụ huynh học sinh thuận lợi cho việc đưa đón vì năm học cũng không còn nhiều".
Thầy Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie cho biết: "Tôi thực sự xúc động và rất hạnh phúc về quyết định của lãnh đạo thành phố cho học sinh tiểu học và lớp 6 trở lại trường học tập. Có thể coi "ngày 6/4 là ngày giải phóng phụ huynh Thủ đô". Chủ trương của lãnh đạo thành phố rất hợp với mong muốn của đa số phụ huynh".
Thầy Khang cho hay, ngày 6/4 đón học sinh khối 6-12 và ngày 7/4 sẽ đón học sinh khối 1-6.
Chuẩn bị kích hoạt học trực tiếp với hệ thống mầm non
Tại cuộc họp trực tuyến về việc triển khai công tác cho học sinh tiểu học, lớp 6 thuộc 30 quận, huyện, thị xã trở lại trường học trực tiếp diễn ra sáng 5/4. Giám đốc Sở GĐĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, cùng với việc triển khai học trực tiếp với học sinh tiểu học, lớp 6, đề nghị phòng GDĐT 30 quận huyện, thị xã sẵn sàng tâm thế, tâm lý, nhân lực, nguồn lực, điều kiện cơ sở vật chất thích hợp, phù hợp để khi có đủ điều kiện sẽ cho học sinh bậc mầm non đi học trực tiếp.
Hai năm qua, mầm non là cấp học gặp thiệt thòi nhất khi phải liên tục nghỉ tại nhà. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến thể chất, tinh thần của các em; không chỉ vậy, phụ huynh cũng rất vất vả trong việc bố trí, sắp xếp người trông giữ con để đi làm.
Thời điểm hiện tại, khi dịch Covid-19 giảm mạnh, mọi hoạt động của cuộc sống trở lại bình thường và học sinh các cấp đều được đi học trực tiếp; do đó, việc cho trẻ mầm non đến trường càng trở thành một trong những nhu cầu bức thiết của phụ huynh, học sinh, các nhà trường và toàn xã hội.
Bài Toán 3,9 + 5,1 = 9,0 bị giáo viên gạch sai khiến phụ huynh bức xúc, cô giáo giải thích như "gài bẫy" Tưởng đâu đáp án vô cùng đơn giản nhưng khi 1 phụ huynh chụp hình và thắc mắc trên mạng xã hội, bài toán này lại gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Một phụ huynh ở Nhật Bản đã chia sẻ bài toán và cho rằng cô giáo có lẽ đã chấm sai cho con mình. Điều đáng nói bài toán này...