Phép dưỡng dạ dày thường ngày
Dân gian thường nói bệnh dạ dày “3 phần trị 7 phần dưỡng”, tức là sau khi kiểm tra, khám chữa bệnh toàn diện sẽ điều dưỡng về tinh thần, như thế mới đạt được hiệu quả chữa trị. Vậy chúng ta nên dưỡng dạ dày như thế nào?
Điều chỉnh làm việc, nghỉ ngơi
Bắt đầu từ việc làm việc, nghỉ ngơi ít nhất một ngày 3 lần theo 1 thời gian biểu cố định và tuân thủ chặt chẽ. Giấc ngủ rất quan trọng, không nên thức khuya dậy muộn vì như vậy sẽ thường kết hợp giữa bữa sáng và bữa trưa, làm ảnh hưởng đến nhịp sinh học của cơ thể.
Không ăn trước khi ngủ
Thông thường, người có chức năng tiêu hóa dạ dày không tốt sẽ có biểu hiện ăn 1 chút đã no, ăn thêm nữa sẽ thấy khó chịu, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Những thực phẩm gây ra tình trạng này thường là các thức ăn cứng, nhiều chất xơ.
Các chuyên gia khuyến nghị nên chia nhiều lần, ăn lượng nhỏ. Bữa tối có thể ăn thêm nhưng chỉ nên ăn đồ mềm, loãng….
Trước khi đi ngủ 2 tiếng tốt nhất không nên ăn thêm cái gì, nếu không sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, nếu đi ngủ thấy đói bụng thì có thể uống thêm nước.
Ăn nhiều hoa quả
Video đang HOT
Đu đủ thích hợp với dạ dày, có thể xem làm thực phẩm dưỡng dạ dày nhưng người bị bệnh dạ dày thì lại không nên ăn nhiều.
Các loại hoa quả, rau xanh đều tốt cho dạ dày nhưng tốt nhất nên luộc mềm rồi ăn và không nên ăn nhiều rau quả có nhiều chất xơ 1 lúc.
Sau bữa ăn vận động không phù hợp
Người bị bệnh dạ dày không thích hợp vận động sau bữa ăn, tốt nhất là nghỉ ngơi một lúc chờ cho thức ăn trong dạ dày đa phần tiêu hóa hết rồi mới bắt đầu công việc hoặc đi bộ chậm.
Không uống thuốc nếu bệnh chưa nặng
Không ở trong tình trạng cấp tính, không nên uống thuốc, bởi vì uống thuốc trong thời gian dài đều gây tác dụng phụ. Còn bệnh dạ dày là một loại bệnh mãn tính, không thể chữa trị khỏi trong quãng thời gian ngắn, Nếu cần thiết, nên đi khám Đông y, thuốc tốt của Đông y đặc biệt hữu hiệu đối với dưỡng dạ dày.
Ít ăn đồ lạnh
Nhất định chúng ta cần phải nhớ, dạ dày thích nóng ghét lạnh, vì vậy, các món ăn hàn lạnh đều không nên ăn nhiều.
Kỵ đồ uống có tính kích thích
Người bị bệnh dạ dày nên bỏ thuốc lá, rượu, cà phê, trà đặc và các đồ uống mang tính kích thích.
Không dùng sữa đậu nành thay thế sữa bò
Sữa đậu nành mặc dù tốt, nhưng là đồ uống tính hàn, không thể thay thếsữa bò.
Bệnh dạ dày là một loại bệnh mãn tính, không thể trị khỏi trong quãng thời gian ngắn. Phương pháp chữa trị bệnh dạ dày là dựa vào “dưỡng”, vội vàng không giả quyết được vấn đề, chỉ có thểthay đổi trong thói quen sinh hoạtn để đạt được mục đích dưỡng trị bệnh.
Dương Hằng
Theo Dân trí
Phát hiện dây chuyền sản xuất sữa Ba Vì kém chất lượng
Sáng 5/6, Đoàn Thanh tra liên ngành Thành phố Hà Nội đã kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại Công ty Cổ phẩn sữa Xuân Mai (tiểu khu 2, xã Thuỷ Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ).
Vào thời điểm đoàn thanh tra có mặt, tại trụ sở Công ty đang có một dây chuyền sản xuất sữa tươi đóng chai và một số sản phẩm làm từ sữa mang nhãn hiệu của Công ty Cổ phần sữa tươi Ba Vì đang hoạt động. Ông Phùng Phương Nam, Giám đốc Công ty CP sữa tươi Ba Vì cho biết, toàn bộ dây chuyền sản xuất trên là của Công ty CP sữa tươi Ba Vì thuê Công ty CP sữa Xuân Mai gia công. Hiện xưởng gia công này có một kho nguyên liệu (30m2) và một kho thành phẩm (20m2). Số nhân viên Công ty CP sữa tươi Ba Vì đang làm việc tại đây là 17 người, trong đó có 13 lao động trực tiếp.
Lực lượng chức năng làm việc tại công ty Xuân Mai.
Trong quá trình kiểm tra, đoàn thanh tra phát hiện 6 mẫu sản phẩm của Công ty sữa tươi Ba Vì đang gia công tại đây có nhãn mác tương đồng với mẫu nhãn mác sản phẩm của một Công ty sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ sữa bò khác tại huyện Ba Vì. Ông Phùng Phương Nam thừa nhận, dấu hiệu nhãn mác "Sữa tươi Ba Vì" mà Công ty này đang sử dụng chưa được UBND huyện Ba Vì cho phép sử dụng.
Đoàn thanh tra đã tiến hành lập biên bản và niêm phong toàn bộ số vỏ hộp vã nhãn mác có dấu hiệu "Sữa tươi Ba Vì" hiện có tại xưởng gia công để chờ điều tra, xử lí. Được biết, trước đó ít ngày, Công ty CP sữa tươi Ba Vì cũng đã bị Đội Quản lí thị trường số 14 - Chi cục QLTT Hà Nội kiểm tra và lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính vì có dấu hiệu sử dụng nhãn mác giả, nhái.
Về chất lượng các sản phẩm sữa của Công ty CP sữa tươi Ba Vì, ông Hàn Tụ Do - Phó Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội, thành viên trong đoàn kiểm tra liên ngành - cho biết, trước đó, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã lấy một số mẫu sản phẩm của Công ty này đi kiểm nghiệm. Kết quả cho thấy, 2 mẫu sản phẩm là "Sữa bò tươi thanh trùng 100% sữa sạch" (NSX: 19-5-2012 HSD: 27-5-2012) và "Sữa dê tươi thanh trùng 100% sữa sạch" (NSX: 14-5-2012 HSD: 22-5-2012) không đạt các chỉ tiêu về vệ sinh an toàn thực phẩm Coliforms và Ecoli.
Ngoài ra, có 2 sản phẩm của Công ty này không có hồ sơ công bố và giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm. Vào thời điểm đoàn thanh tra có mặt, Công ty CP sữa tươi Ba Vì chưa xuất trình được hồ sơ và hoá đơn chứng từ một số nguyên liệu (đường, phụ gia) sử dụng trong chế biến sản phẩm. Công ty này cũng không thể cung cấp được chính xác số lượng sản phẩm cung cấp ra thị trường hàng ngày và hàng tháng.
Với những sai phạm nêu trên, Đoàn Thanh tra liên ngành VSATTP Hà Nội đã yêu cầu Công ty CP sữa tươi Ba Vì ngừng sản xuất và lưu hành trên thị trường 3 sản phẩm là "Sữa bò tươi thanh trùng 100% sữa sạch - không đường", "Sữa dê tươi thanh trùng 100% sữa sạch" và "Sữa bò tươi thanh trùng 100% sữa sạch - mật ong rừng". Đoàn đã tiến hành lấy mẫu 6 sản phẩm đem đi kiểm nghiệm chất lượng VSATTP để xử lí.
T.N
Theo dân trí
Bạn có nên chuyển đổi sữa bò sang sữa dê? Theo các chuyên gia dinh dưỡng của Anh, cả sữa bò và sữa dê đều có chứa hàm lượng canxi, vitamin, canxi và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng của Anh nghiên cứu về vai trò của sữa dê và sữa bò và đưa ra kết luận: Sữa dê chứa kẽm và selen cao có lợi cho...