Cứu trẻ nhỏ bị tăm đâm thủng ruột
Ngày 19.6, TS.BS Trương Quang Định, Phó giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM cho biết các bác sĩ vừa thực hiện thành công ca nội soi lấy ra mảnh tăm tre, khâu lại lỗ thủng ruột cho bệnh nhi N.Q.T.N., 5 tuổi, ngụ ở Bình Dương.
Theo lời kể của người nhà bệnh nhi, sau khi uống sữa, bé N. kêu đau bụng và nôn ói. Người nhà cho bé uống thuốc đau bụng nhưng cơn đau ngày càng dữ dội. Sau khi điều trị ở một cơ sở y tế địa phương, bệnh nhi được chuyển xuống Nhi Đồng 2.
Kết quả thăm khám cho thấy bé N. bị viêm ruột nhẹ và có một khúc tăm tre đâm thủng ruột non. Sau phẫu thuật, sức khoẻ bé N. hồi phục tốt.
Theo vietbao
Video đang HOT
Bật mí những tác hại từ trái cây
Hoa quả rất tốt cho con người nhưng khi ăn quá nhiều thì tác động phụ sẽ xảy ra với sức khỏe của bạn.
Không được ăn nhiều mận
Mận là loại có nhiều chất chua (axit) nó có khả năng phân giải Ca - P và chất protein trong cơ thể, nếu như các chất trên bị mất nhiều, có thể sinh bệnh.
Chất chua quá nhiều sẽ không có lợi cho tiêu hoá. Ngoài ra, chất chua còn làm thối rữa chân răng, đặc biệt răng tuổi nhi đồng, ăn mận nhiều dễ bị sâu răng.
Ăn nhiều quýt hại dạ dày
Căn cứ vào nghiên cứu của các chuyên gia, một ngày không nên ăn quá 3 quả quýt. Vì chỉ cần 3 quả quýt là đủ bổ sung nhu cầu vitamin C của mỗi người. Nếu ăn nhiều quýt sẽ có hại cho vòm miệng và răng.
Đặc biệt là không nên ăn quýt khi bụng đói vì chất toan của nước quýt sẽ kích thích rất mạnh với màng dạ dày, ảnh hưởng cho sự hấp thụ tiêu hoá bình thường của dạ dày.
Một ngày không nên ăn quá 3 quả quýt. (ảnh minh họa)
Dưa hấu gây lạnh
Dưa hấu có tác dụng để giải nhiệt. Trong ngày nóng bức ăn một ít dưa hấu thì tốt nhưng dưa hấu có tính hàn, nếu thường xuyên ăn thì không có lợi. Đặc biệt là những người tiêu hoá xấu, người hay đái đêm và có bệnh di tinh càng không nên ăn nhiều.
Hồng dễ gây tắc tiêu hóa
Hồng có nhiều vitamin và chất béo, khi những chất này gặp vị toan sẽ thành chất không tan, lắng đọng bằng các hạt nhỏ li ti dễ theo phân ra ngoài. Nếu ăn nhiều hồng sẽ tăng thành phần lắng dễ thành hạt to khó thoát ra ngoài có khả năng kết thành tảng to làm tắc nghẽn tiêu hoá.
Đặc biệt không nên ăn hồng lúc đói vì khi đó vị toan sẽ nhiều, càng dễ bị kết tảng. Nếu ăn sau bữa ăn, khi đó các vị toan đã bị thức ăn dùng hết, ít kết hợp với chất keo của hồng nên không bị kết tảng.
Chuối tiêu ức chế mạch máu
Trong chuối có nhiều hàm lượng Mg (Magiê), nếu ăn nhiều vào lúc đói hàm lượng Mg trong huyết tương sẽ tăng lên đột ngột làm mất cân đối giữa tỷ lệ Mg và Cancium, gây ra hiện tượng ức chế trong mạch máu sẽ không có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy, khi đói bụng không nên ăn chuối tiêu.
Khi đói bụng không nên ăn chuối tiêu. (ảnh minh họa)
7 kiêng kỵ không được ăn táo tàu
Táo (táo tàu) có nhiều chất dinh dưỡng và còn là một loại dược liệu tốt dùng trong đông y nhưng nếu ăn nhiều hoặc sử dụng không đúng nó sẽ trở nên có hại.
Do đó, 7 trường hợp sau không nên ăn táo tàu: Bụng đầy no, bệnh cam của trẻ con, bệnh ngứa lở mụn nhọt, người đau răng, sâu răng, bệnh hoàng đản, bệnh táo bón.
Người bị bệnh động mạch vành không được ăn nhiều hoa quả
Như đã nói, ăn hoa quả với lượng vừa phải sẽ bồi bổ cho cơ thể như các loại axit hữu cơ, muối vô cơ, các loại sinh tố và chất xơ xenlulo... Nhưng ăn hoa quả nhiều đối với những người bệnh động mạch vành, cao huyết áp và những người bệnh tim mạch thì càng làm bệnh nặng hơn.
Vì trong hoa quả ngoài các chất dinh dưỡng còn có các loại đường: đường quả, đường glucosa, đường mía... Nếu ăn nhiều, các chất đó tăng lên sẽ gây nhiều mỡ trong máu và béo, không có lợi cho người bệnh.
Theo vietbao
Bơi lội tốt cho sức khỏe Mùa hè đi bơi là một thú vui, có sức cuốn hút mọi người. Nó là môn thể thao tăng cường sức khỏe rất hiệu quả. Có thể coi như thực hiện "thủy liệu pháp" (dùng nước chữa bệnh) và tập thể dục nhịp điệu trong nước. Nhà sinh lý học vĩ đại Pavlov (1849 -1936) đã theo dõi quá trình hưng phấn...