Phát triển văn hóa đọc trong trường học
Trong ngày cuối cùng của năm 2015, Bộ GD&ĐT ban hành công văn đề nghị các sở giáo dục đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.
Công văn của Bộ GD&ĐT đề nghị các sở giáo dục chủ động, tích cực triển khai việc phát triển văn hóa đọc trong trường học và cộng đồng; thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông, đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện và tập hợp những kiến nghị, đề xuất gửi về Bộ GD&ĐT.
Học sinh thảo luận trong giờ tự học. Ảnh minh họa.
Trong công văn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nêu 10 việc cần làm nhằm phát triển hệ thống thư viện trường học mới.
Trong đó, đáng chú ý là việc đánh giá học sinh qua các dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu khoa học, kỹ thuật… thay cho các bài kiểm tra, đồng thời tận dụng nguồn thông tin ngoài sách giáo khoa từ thư viện, rèn năng lực tự học bằng cách đọc tài liệu bên ngoài.
Việc này nhằm thúc đẩy phong trào tự học, hình thành thói quen đọc của học sinh; đồng thời khuyến khích các em tìm hiểu, thực hành hoạt động nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.
Video đang HOT
Nhà trường sẽ phải tăng cường trao đổi với cha mẹ để thống nhất quy định về thời gian đọc sách tại trường (thư viện), ở nhà; lựa chọn, giới thiệu những cuốn sách thiết thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, phù hợp mục tiêu giáo dục.
Công văn cũng yêu cầu đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động thư viện trường học bằng nhiều hình thức như thư viện xanh, thư viện thân thiện, thư viện điện tử…; Sẽ có quy định về thời gian đọc sách tại trường (thư viện), ở nhà, trong đó có thời gian cha mẹ đọc sách cùng con
Học sinh phổ thông được tham gia các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học với cơ cấu tổ chức linh hoạt, chương trình và hình thức hoạt động đa dạng. Nhà trường cũng cần chú trọng việc đánh giá học sinh thông qua dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu khoa học, kỹ thuật… thay cho các bài kiểm tra.
Năm 2015 chứng kiến nhiều nỗ lực của xã hội trong việc thúc đẩy văn đọc và khả năng nghiên cứu khoa học của học sinh. Có thể kể đến chương trình “sách hóa nông thôn” bền bỉ của anh Nguyễn Quang Thạch, với mục đích 300.000 tủ sách trên toàn quốc vào năm 2017, giúp 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc. Gần đây, các kỳ thi nghiên cứu khoa học được tổ chức trong trường phổ thông, 18 sáng kiến khoa học của học sinh được giải cấp thành phố ở TP HCM là minh chứng cho nhu cầu tự học trong nhà trường.
Tuy nhiên, thực trạng văn hóa đọc vẫn còn nhiều điểm đáng báo động. Theo thống kê của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, mỗi người dân Việt Nam đọc chỉ 0,8 bản sách/năm trong khi bình quân một người Pháp đọc 15 quyển sách/năm; người Mỹ đọc 12 quyển/năm.
Theo Zing
Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng phối hợp chặt chẽ trong công tác GD&ĐT
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga phát biểu tại Hội nghị
GD&TĐ - Chiều nay (9/12), tại Hà Nội, GS.TSKH. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga dự Hội nghị giao ban giữa Bộ GD&ĐT với Bộ Quốc phòng về công tác giáo dục, đào tạo trong Quân đội năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016.
Dự Hội nghị có Thượng tướng Phạm Xuân Hùng, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, đại biểu cơ quan Nhà nước cũng như hai Bộ.
Phát biểu khai mạc, Trung tướng Phạm Xuân Hùng nhấn mạnh: Những năm qua, đặc biệt năm 2015 công tác GD&ĐT trong Quân đội thường xuyên được sự quan tâm, phối hợp chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng như các Vụ, Cục chức năng ở tất cả các phương diện như:
Công tác qui hoạch, kế hoạch; Tuyển sinh, bồi dưỡng xây dựng nguồn đào tạo; Hợp tác quốc tế về đào tạo; Đổi mới qui trình, chương trình, nội dung, phương pháp, tổ chức đào tạo cán bộ; Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, NCKH; Đổi mới công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng GD cũng như đảm bảo ngân sách, CSVC, trang thiết bị dạy học.
Năm 2015 các trường Quân đội tổ chức tuyển sinh sau ĐH được 348 nghiên cứu sinh, 2.054 học viên cao học, 254 chuyên khoa I và 96 chuyên khoa II, 29 bác sĩ nội trú. Thí sinh đăng ký vào trường Quân đội đạt 39.847 thí sinh, trong đó trúng tuyển Đh 4.876/4.865 chỉ tiêu, đạt 100,23%. Các cơ sở đào tạo của quân đội đã đào tạo dài hạn 125 học viên lào; tiếp nhận hơn 1000 học viên quân đội Hoàng gia Campuchia...
Tuy nhiên, năm 2015 việc triển khai, xây dựng, điều chỉnh chương trình đào tạo theo qui trình, chương trình mới của một số trường còn chậm và chưa đổi mới đồng bộ giữa nội dung, chương trình, phương pháp. Xây dựng chương trình khung, chương trình đào tạo ở một số Học viện chưa thực hiện đúng như hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về việc điều chỉnh, bổ sung chương trình khung, chương trình đào tạo.
Một số chương trình còn thiếu nội dung và thời lượng. Bên cạnh đó, diễn tập tổng hợp cuối khóa của các trường có cùng đối tượng, loại hình đào tạo chưa thống nhất về thời gian, nội dung. Một số trường ít thực hành, thực tế ngoài thực địa nên chưa phát huy hết năng lực tư duy, khả năng thực hành và sự thích ứng thực tế của học viên.
9/15 trường TCCN chưa hoàn thành báo cáo đánh giá. Ngoài ra, kinh phí Đề án Ngoại ngữ 2020 phân bổ cho Bộ Quốc phòng còn quá thấp so với nhu cầu. Định mức kinh phí đào tạo sau Đh cho một học viên cao học, nghiên cứu sinh nhiều năm qua còn thấp.
Năm 2016, Bộ Quốc phòng đề ra mục tiêu: Xây dựng các yếu tố chỉ đạo, tổ chức, quản lý, bảo đảm cho GD&ĐT; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống các nhà trường; Tăng cường hợp tác đào tạo với các nước.
Tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga đánh giá cao các trường Quốc phòng có nhiều thay đổi, đã đầu tư nhiều cho CSVC, đội ngũ, đặc biệt tăng cường đào tạo ngoại ngữ cho đội ngũ GV phù hợp với xu thế.
Thứ trưởng cũng khẳng định: Công tác phối kết hợp giữa hai Bộ thực hiện rất tốt. Đặc biệt Hội nghị năm 2014 đã chỉ ra những khó khăn, bất cập nên cả hai Bộ đã rút kinh nghiệm, khắc phục, mọi công tác GD&ĐT đã đi vào nề nếp, theo đúng qui chế đào tạo, góp phần tích cực đào tạo nhân lực cho Quốc phòng và lực lương an ninh chính trị cho đất nước.
Theo GD&TĐ
Trường VNEN ngỡ ngàng được nhận "quà" từ cấp trên Đùng một cái, trưa nay có người gọi điện thoại là trường em có quà và 15 phút sau, em ngạc nhiên, xe ô tô đến trường trao quà tận tay". "Giáo viên và học trò vật lộn với sách của GS. Hồ Ngọc Đại, chóng mặt với VNEN"Áp dụng VNEN: Trò thích ngồi túm tụm để nói chuyện, còn học thì...Học VNEN,...