Phát triển toàn diện nhân cách học sinh qua bài học giáo dục đạo đức
Là một phần của văn hóa học đường, giáo dục đạo đức, lối sống góp phần hiện thực hóa ‘học để làm người’ và được các trường tổ chức đa dạng sáng tạo.
Giáo dục đạo đức lối sống là một phần quan trọng trong các nhà trường. Ảnh minh họa.
Giáo dục chính trị, tư tưởng cho đoàn viên trẻ
Thầy giáo Lê Tuấn Anh, Phó Bí thư Đoàn trường THPT Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, cho biết: Thành lập từ năm 1962, đến nay, Trường THPT Khoái Châu đã tròn 60 năm tuổi. Trong những năm tháng qua, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Đoàn trường THPT Khoái Châu chính là giáo dục chính trị, tư tưởng.
Nhiệm vụ này được tiến hành thường xuyên, sâu rộng ở tất cả các chi đoàn gắn với các ngày lễ kỷ niệm, các sự kiện chính trị trọng đại của đất nước. Từ đó, các hoạt động đã thắp sáng niềm tin, lý tưởng cách mạng cho tuổi trẻ trong thời kỳ mới.
Cũng theo thầy Tuấn Anh, hàng năm, nhà trường tổ chức các nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức phong phú như giáo dục đạo đức, tác phong, giá trị sống và kỹ năng sống, giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn… Không chỉ đa dạng về nội dung, hình thức tổ chức cũng không kém phần phong phú như mít tinh, tọa đàm, gặp mặt truyền thống, hoạt động về nguồn…
Trong đó, nổi bật là các phong trào thi đua học tập của đoàn viên, thanh niên. Ban chấp hành Đoàn trường xác định 3 phong trào: “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc” cùng nhiều chương trình đồng hành với thanh niên như “Đồng hành với thanh niên trong học tập”, “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”, “Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”.
“Với mục tiêu phát triển toàn diện nhân cách học sinh nên các phong trào hoạt động đã được Ban chấp hành Đoàn trường cụ thể hóa dưới nhiều hình thức tổ chức đa dạng, nội dung phong phú, phù hợp với sở thích, nguyện vọng của đông đảo đoàn viên thanh niên trong trường”, Phó Bí thư Đoàn trường THPT Khoái Châu chia sẻ.
Học sinh Trường THPT Khoái Châu tham gia chương trình “Đổi sách lấy cây”.
Video đang HOT
Đơn cử, Ban chấp hành Đoàn trường khuyến khích đoàn viên thanh niên tham gia các cuộc thi như “Thanh niên làm theo lời Bác”, “Viết về thầy cô và mái trường”, “Sức sống mới từ rác”, “Ngày hội STEM”, “Giai điệu tuổi hồng”… Hoặc lồng ghép giáo dục đức – trí – thể – mỹ thông qua các các hoạt động Thể dục thể thao, sinh hoạt các Câu lạc bộ: Bóng rổ, Nghệ thuật, Sách và hành động, Truyền thông, Hội họa… qua đó, rèn luyện, nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh.
“Để viết tiếp truyền thống vẻ vang của nhà trường 60 năm qua, đoàn viên thanh niên nguyện quyết tâm phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững thành tích đã đạt được, xây dựng tập thể đoàn kết, nhiệt tình, sáng tạo, sẵn sàng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”, thầy Tuấn Anh bày tỏ.
Học để làm người
Còn tại Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến, xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng, song hành cùng giáo dục văn hóa.
Theo cô giáo Lê Thị Thúy Nga, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến, hàng năm nhà trường đã thực hiện nhiều phong trào thi đua và đạt hiệu quả như “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Dạy tốt – học tốt”, “Đền ơn đáp nghĩa”…
“Mỗi phong trào đều có kế hoạch thực hiện, triển khai cụ thể, sâu rộng, thiết thực; có sự kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời”, cô Thúy Nga chia sẻ.
Bên cạnh đó, các hoạt động giáo dục đạo đức lối sống luôn gắn liền với tinh thần chất lượng cao về trí dục, chuẩn mực về nền nếp kỉ cương, thân thiện trong ứng xử, sáng tạo nhiệt tình trong công việc, nghiêm túc trong kiểm tra thi cử, hiện đại về cơ sở vật chất.
Theo chia sẻ của cô Thúy Nga, nhà trường luôn đảm bảo kỷ cương, nền nếp; đồng thời, nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, chống tiêu cực trong thi cử. Nhà trường chú trọng tăng cường xây dựng môi trường sư phạm, giáo dục thái độ, hành vi ứng xử thân thiện trong đội ngũ nhà giáo, học sinh, phát huy vai trò tích cực của học sinh.
Giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh qua nhiều hoạt động sáng tạo.
Tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh trong nhà trường cũng tích cực thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành, của trường.
“Những năm qua, công tác giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh nói riêng đã có sự tham gia ngày càng rõ nét và phong phú của cha mẹ học sinh và cộng đồng. Việc kết hợp ba môi trường giáo dục, bao gồm nhà trường, gia đình và xã hội cũng thêm phần chặt chẽ, hiệu quả, từ đó, thúc đẩy chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường”, cô Thúy Nga chia sẻ.
Theo PGS.TS Đào Duy Quát, Nguyên Phó trưởng Ban Thường trực, Ban tư tưởng – Văn hóa Trung ương, văn hóa học đường là một phần của văn hóa quốc gia dân tộc, tạo điều kiện môi trường để hiện thực hóa “Học để làm người” của giáo dục.
PGS.TS Đào Duy Quát nhấn mạnh, nhận thức văn hóa học đường là hệ thống các giá trị chuẩn mực được kiến tạo và không ngừng hoàn thiện qua quá trình tương tác ứng xử giữa nhà quản lý giáo dục, cán bộ giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và các cộng đồng với nhau.
Qua đó, giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng thế hệ trẻ trong các nhà trường phát triển toàn diện: nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước.
Đề tham khảo môn Toán vừa sức, môn Văn chú trọng giáo dục đạo đức xã hội cho HS
Xét trên tổng thể, đề tham khảo môn Ngữ văn năm nay phù hợp với mọi đối tượng học sinh mà vẫn đảm bảo được sự phân hóa.
Ngày 31/3 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố đề tham khảo của các môn thi trong kỳ tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2022.
Theo đó, đề tham khảo gồm các môn Toán, Ngữ văn, bài thi Khoa học tự nhiên (gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học), bài thi Khoa học xã hội (gồm Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân) và Ngoại ngữ.
Nghiên cứu đề thi tham khảo môn Ngữ văn, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Đào Thị Hằng - giáo viên Ngữ văn, trường Trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân, Vĩnh Phúc cho rằng, đề tham khảo năm nay về cấu trúc vẫn như năm ngoái tuy nhiên có sự cải tiến về câu hỏi, ngoài việc rèn luyện kỹ năng làm bài thì cũng đã chú trọng đến khả năng giáo dục đạo đức xã hội cho học sinh.
"Mức độ đề vừa phải đối với học sinh lớp 12, không dễ cũng không khó. Với đề tham khảo như này thì học sinh sẽ làm được bài. Tuy nhiên là mức độ làm được nhiều hay ít phụ thuộc vào thái độ học tập của học sinh", cô Hằng nhận định.
Đề tham khảo môn Ngữ văn
Theo cô Hằng, phần Đọc - Hiểu có 4 câu hỏi đáp ứng được yêu cầu chung, nhận biết 2 câu, thông hiểu và vận dụng mỗi phần 1 câu. Câu hỏi số 4 của phần Đọc - Hiểu là câu hỏi mở kích thích sự sáng tạo của học sinh.
Phần làm văn, câu nghị luận xã hội vẫn không thay đổi với yêu cầu viết một đoạn văn 200 chữ và đó cũng là kỹ năng quen thuộc với học trò trong quá trình ôn luyện. Tuy nhiên vẫn đảm bảo được việc học sinh rèn luyện năng lực tạo lập đoạn văn, và hướng tới mục đích giáo dục, trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Câu nghị luận văn học chiếm quỹ điểm cao nhất, 5 điểm, cũng là dạng bài mang tính truyền thống. Câu hỏi về một nhân vật trong tác phẩm "Vợ nhặt", rất cơ bản và cũng đảm bảo cho học sinh rèn luyện được năng lực tạo lập văn bản hoàn chỉnh, cảm thụ văn học và có phần nâng cao 10% để phân hóa học sinh, đúng yêu cầu của Bộ.
Cô Đào Thị Hằng (hàng đầu tiên ngoài cùng bên trái ) và học sinh của mình trong buổi chụp kỷ yếu. Ảnh: NVCC
"Xét trên tổng thể, đề tham khảo môn Ngữ văn năm nay phù hợp với mọi đối tượng học sinh mà vẫn đảm bảo được sự phân hóa. Đối với học sinh trung bình thì khó có thể trả lời được đầy đủ các ý của câu 4 phần Đọc - Hiểu và phần nâng cao của câu nghị luận văn học. Trong khi đó, học sinh khá, giỏi, đặc biệt là học sinh giỏi để đạt được 8,5 - 9 điểm thì không quá khó", cô Hằng nhận định.
Cấu trúc đề tham khảo môn Toán không thay đổi nhiều so với năm ngoái
Còn về môn Toán, theo cô Nguyễn Thị Huyền - giáo viên Toán trường Trung học phổ thông Nguyễn Viết Xuân, Vĩnh Phúc nhận định, đề tham khảo môn Toán năm nay về mức độ và cấu trúc không thay đổi nhiều so với năm ngoái.
Từ câu 1 đến câu 30 ở mức độ nhận biết, thông hiểu dành cho mục đích xét tốt nghiệp rất rõ ràng nên học sinh chỉ cần nắm vững nền tảng kiến thức đã được học là có thể làm được. Còn khoảng 10 đến 15 câu cuối mức độ phân hóa tốt hơn năm ngoái, phù hợp xét tuyển vào các trường đại học.
Kiến thức đề tham khảo năm nay chủ yếu ở lớp 12, riêng lớp 11 có 5 câu gồm 1 câu tổ hợp; 1 câu xác suất; 1 câu cấp số cộng; 1 câu khoảng cách và 1 câu về góc. Trong số các câu hỏi thuộc mức độ vận dụng, có một câu hỏi hay như câu 45 (câu hỏi về diện tích hình phẳng được giới hạn bởi 2 đường thẳng ).
Bên cạnh đó, theo thầy Đỗ Văn Đức - giáo viên luyện thi môn Toán nổi tiếng ở Hà Nội cho rằng với các câu vận dụng cao đòi hỏi học sinh cần vận dụng nhiều kiến thức trong chuyên đề, các kiến thức liên chuyên đề. Ví dụ như câu 44, học sinh cần phải quan sát để thấy được số phức z có gì đặc biệt; câu 48, 49 đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng giải quyết các bài toán, các em cũng phải nắm chắc được các vấn đề.
Đưa ra lời khuyên cho học sinh trước kỳ thi tốt nghiệp, cô Đào Thị Hằng nhấn mạnh: " Để làm tốt bài thi, các em cần rèn luyện kỹ năng, cách làm bài, tránh học tủ, học vẹt. Ngoài ra, các em cũng phải chuẩn bị cho mình một tâm lý vững, tránh lo lắng".
Còn cô Nguyễn Thị Huyền khuyên các sĩ tử rằng: "Trước tiên, các em cần học chắc kiến thức cơ bản rồi luyện nhiều đề để làm quen với các dạng bài, tránh nhầm lẫn, sai sót khi đi thi chính thức. Sử dụng máy tính Casio là công cụ hỗ trợ nhưng không nên lạm dụng quá mà phải tự nâng cao kỹ năng giải toán của mình".
Đa dạng hình thức giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh vùng Đất tổ Với trách nhiệm của nhà trường, sự vào cuộc, chung sức của toàn xã hội, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh tại tỉnh Phú Thọ tiếp tục có những chuyển biến rõ nét. GD&TĐ - Với trách nhiệm của nhà trường, sự vào cuộc, chung sức của toàn xã hội, công tác giáo dục đạo đức, lối sống...