Phát triển nhân cách học trò không chỉ qua giáo dục lý thuyết
Giáo dục đạo đức, lối sống học sinh (HS) đang được các nhà trường quan tâm, đổi mới phương pháp.
Giúp HS hình thành hành vi, lối sống đẹp qua trải nghiệm ngoại khóa… là cách hiệu quả được nhiều trường hướng tới.
HS ngoài học kiến thức còn cần phát triển nhân cách.
Giáo dục từ trải nghiệm thực tế
Trong xã hội phát triển HS có cơ hội được tiếp cận với nhiều nền văn hóa, công nghệ thông tin, khoa học… song những mặt trái cũng tác động và để lại hậu quả. Điều đó minh chứng qua việc còn tình trạng HS vi phạm nội quy, thiếu lễ độ với thầy cô giáo, lối sống thờ ơ vô cảm với người xung quanh, thiếu lý tưởng, hoài bão…
Từ thực trạng này, việc giáo dục lối sống, đạo đức cho HS đang được các nhà trường quan tâm, đẩy mạnh theo nhiều phương pháp, hình thức khác nhau.
Tại Trường THPT số 1 Bắc Hà (Lào Cai), vào ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Thương binh liệt sĩ; lễ Tết… ngoài tổ chức HS trao đổi nội dung liên quan tại trường lớp, còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế như: thắp hương tượng đài, quét dọn nghĩa trang liệt sĩ, thăm hỏi tặng quà động viên gia đình chính sách…
Theo cô Phạm Thi Lương – Phó Hiệu trưởng: HS được trực tiếp chứng kiến, nghe giới thiệu về lịch sử, sự hy sinh, cống hiến của thế hệ cha ông để giữ bình yên tổ quốc là cách giáo dục, tác động hiệu quả tới nhận thức, lối sống của HS.
“Các hoạt động trải nghiệm không hề vô nghĩa. Nhiều HS đã khóc khi đứng trước mộ liệt sĩ vô danh. Nhiều em đã thấy mình may mắn bởi sinh ra và lớn lên khi đất nước hòa bình.
Trải nghiệm thực tế sẽ nuôi dưỡng trong HS tình yêu quê hương, đất nước, không vô cảm trước nỗi đau do chiến mạng lại. Đặc biệt, hình thành trong các em trách nhiệm với cuộc sống, người xung quanh, thấy bản thân cần học tập và sống tốt hơn để sức xây dựng quê hương, đất nước…” – cô Lương bày tỏ.
Cô Nguyễn Hồng Hải -Trường THPT Phạm Hồng Thái (Ba Đình- Hà Nội) cũng cho biết: Trong những năm gần đây nhà trường đã tổ chức đưa HS thăm quan Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam; thăm Di tích lịch sử Hỏa Lò… những nơi còn để lại bao chứng tích lịch sử dân tộc;
Cho HS được tận mắt nhìn thấy mô hình trận địa, những tấm gương anh dũng quả cảm, sự gian khổ thế hệ xưa đã trải qua… Cách giáo dục này khiến HS sẽ nhớ lâu và nhân lên sự biết ơn, tinh thần tự hào dân tộc, sự cống hiến trong tương lai…
Cũng theo cô Hải, giáo dục đạo đức, lối sống cho HS thông qua truyền thống tới nay được nhiều trường học lồng ghép vào tiết học trải nghiệm thực tế. Do đó đã tạo nên sức hấp dẫn, hiệu quả và phù hợp với HS.
Hiến máu nhân đạo cũng là cách giáo dục giúp HS, SV phát triển ý thức vì cộng đồng.
Thực tế cũng cho thấy, giáo dục đạo đức HS không chỉ ở khối lớp lớn (THCS, THPT, Đại học) mà từ bậc Tiểu học, nhiều trường đã ý thức và quan tâm, đẩy mạnh. Thầy Ngô Xuân Tùng- Phó hiệu trưởng Trường PTDTBT TH Thải Giàng Phố (Bắc Hà – Lào Cai) minh chứng: Một trong những hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho HS đó là BGH phát động ủng hộ đồng bào miền Trung lũ lụt năm vừa qua.
Video đang HOT
Hơn 500 HS của trường cơ bản có hoàn cảnh khó khăn, 100% HS dân tộc, các em chỉ có thể ủng hộ 1.000-2.000 đồng, nhiều nhất 5.000 đồng từ tiền quà bố mẹ cho. Tuy vậy, trường xác định đây là hoạt động cần thiết để giáo dục HS biết chia sẻ, có trách nhiệm cùng xã hội nên vẫn kêu gọi phát động.
“Từ hoạt động thiện nguyện nhỏ bé hôm nay sẽ giúp các em khi trưởng thành biết sống yêu thương, không thờ ơ vô cảm với con người và các vấn đề bất hạnh xung quanh mình ngày mai..”- thầy Tùng bày tỏ.
Giáo dục đạo đức, lối sống không chỉ trên lý thuyết
Theo cô giáo Nguyễn Hồng Hải- Trường THPT Phạm Hồng Thái (Ba Đình – Hà Nội): Lứa tuổi HS THPT, để giáo dục đạo đức, lối sống đạt hiệu quả thì những bài giảng trong SGK, thông tin và hình ảnh trên mạng chưa đủ. Các em cần được trải nghiệm thực tế, cảm nhận giá trị cuộc sống một cách trực tiếp gần gũi, sinh động. Từ đó tự hình thành những giá trị, lối sống, suy nghĩ tích cực, tốt đẹp.
Cô Phạm Thi Lương- Phó hiệu trưởng Trường THPT số 1 Bắc Hà (Lào Cai) cũng cho biết, công tác giáo dục lối sống đạo đức cho HS tại trường đã đặt ra mục tiêu cụ thể trong hoạt động trải nghiệm.
Giáo dục đạo đức HS, SV qua trải nghiệm truyền thống
Do đó phương pháp giáo dục cần chuyển động phù hợp với thực tế. Không để HS chỉ nghe lý thuyết về đạo đức, lối sống một cách chung chung, khô cứng mà cần “kéo” các em đến gần hoạt động thực tế càng nhiều càng tốt. Khi các em tự nhận ra giá trị cốt lõi sẽ chủ động điều chỉnh hành vi, suy nghĩ bản thâ phù hợp.
Rất nhiều Hiệu trưởng, GV đều khẳng định giáo dục HS qua hoạt động trải nghiệm mang tới giá trị và hiệu quả lớn. Đây được xem như phương pháp giáo dục thiết thực song các nhà trường cần quan tâm để tránh biến tướng hoặc trở thành phong trào bề nổi…
Mặt khác, trong mỗi hoạt động giáo dục đạo đức lối sống HS qua trải nghiệm thực tế, bên cạnh các đoàn thể nhà trường cần mời cả đại diện ban phụ huynh tham dự. Thấy được hiệu quả, ý nghĩa thiết thực, chắc chắn GV, HS, PH sẽ yên tâm, tự nguyện đồng hành với nhà trường trong các hoạt động giáo dục.
Cô Tô Thị Bích Liên – Hiệu trưởng Trường THCS Đông Sơn (Huyện Chương Mỹ – Hà Nội) cũng bày tỏ quan điểm: Các nhà trường cần xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức, lối sống cho HS thông qua lồng ghép hoạt động trải nghiệm một cách cụ thể.
Có thể đưa vào quy chế chuyên môn đối với GV, triển khai đồng bộ trong tất cả các hoạt động giáo dục và có cơ chế kiểm tra đánh giá thực hiện, có khen thưởng, khích lệ kịp thời các hoạt động hiệu quả, ý nghĩa…
Về phía GV, ngoài dạy kiến thức cho HS cần coi trọng và đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lối sống… Không thể giao phó nhiệm vụ này cho riêng một môn học nào; cần có sự kết hợp chặt chẽ, biện chứng với nhau hoặc tích hợp liên môn để hướng tới một mục đích cuối cùng là giáo dục và phát triển toàn diện HS.
NGƯT Nguyễn Thế Dũng - người thầy tận tâm với giáo dục vùng cao
35 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, nhà giáo Nguyễn Thế Dũng trải qua nhiều vai trò ở cấp trường, Sở.
Ở cương vị nào thầy Dũng đều được ghi nhận cả chuyên môn và những nỗ lực, tâm huyết đóng góp cho giáo dục.
NGƯT Nguyễn Thế Dũng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai.
Năm 2021 thầy Nguyễn Thế Dũng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lào Cai là 1 trong 3 nhà giáo tỉnh Lào Cai được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý: Nhà giáo ưu tú.
Hết mình cùng giáo dục vùng khó
Tháng 10/1986, nhà giáo Nguyễn Thế Dũng bắt đầu gắn bó cùng giáo dục Lào Cai khi trở thành GV môn Lịch sử Trường THPT Văn Bàn. Dù công tác ở vùng khó nhưng thầy luôn thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn, tìm tòi suy nghĩ để giáo dục đạo đức học sinh (HS) và giảng dạy đạt chất lượng tốt nhất.
Trong 3 năm từ 1986-1988 thầy Dũng đã làm hàng trăm đồ dùng dạy học, khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và công tác chủ nhiệm. Thầy cũng tích cực tham gia các hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường, và trở thành đoàn viên thanh niên xung kích, được tín nhiệm bầu làm phó bí thư Ban chấp hành đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường.
Tháng 12/1988, chấp hành sự điều động, thầy Nguyễn Thế Dũng về công tác tại Trường THPT Bảo Thắng. Ở môi trường mới với nhiều thách thức song thầy luôn nỗ lực nâng cao chất lượng giảng dạy, đề xuất các giải pháp quản lý, giáo dục đạo đức HS.
Năm 1991 tỉnh Lào Cai chia tách từ tỉnh Hoàng Liên Sơn, Trường PTDTNT tỉnh Lào Cai được thành lập, trường bị tàn phá do chiến tranh biên giới, nhiều khó khăn về đội ngũ, điều kiện cơ sở vật chất, về tuyển sinh... Trước yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh, thầy Dũng không ngại vất vả đã tình nguyện xung phong về công tác.
Thầy Nguyễn Thế Dũng tâm sự: "Bản thân tôi là người dân tộc thiểu số (DTTS), đã từng công tác trong môi trường giáo dục dành cho HS DTTS của tỉnh nên cũng nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới. Ở đây tôi đã phát huy được sở trường sư phạm, gần gũi nắm bắt hoàn cảnh, nguyện vọng của từng HS... để hoạt động giáo dục đạt hiệu quả tốt nhất".
Được giao nhiệm vụ tổ trưởng tổ chuyên môn, thư kí Hội đồng giáo dục nhà trường đồng thời tham gia ban chấp hành đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, thầy Dũng đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng của tổ chuyên môn, bồi dưỡng GV trong tổ về nghiệp vụ sư phạm, xây dựng khối đoàn kết trong tổ, trong nhà trường.
Đặc biệt, ở vai trò tổ trưởng chuyên môn, cốt cán chuyên môn Lịch sử thầy Dũng đã hướng dẫn, giúp đỡ nhiều GV hoàn thành tốt thời gian tập sự, hướng dẫn GV nâng cao chất lượng giảng dạy trở thành GV giỏi cấp trường, cấp tỉnh...
Không những thế, thầy còn tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng CNTT.
NGƯT Nguyễn Thế Dũng luôn quan tâm tới học sinh vùng khó.
Thường xuyên cùng đồng nghiệp sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, quan tâm hướng dẫn HS tự học, trực tiếp bồi dưỡng HS giỏi, HS năng khiếu. Do đó, chất lượng giảng dạy bộ môn không ngừng tăng lên, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao, nhiều HS đạt HS giỏi cấp tỉnh, quốc gia.
Ở cương vị giảng dạy nhưng thầy Nguyễn Thế Dũng tích cực tham mưu với lãnh đạo nhà trường các biện pháp quản lý, giáo dục HS DTTS ở nội trú, có nhiều sáng kiến kinh nghiệm áp dựng hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Trường PTDTNT tỉnh Lào Cai...
Cô giáo Nguyễn Thị Nha Trang -Trường THPT DTNT tỉnh Lào Cai cũng là HS khóa 1995- 1998 của NGƯT Nguyễn Thế Dũng chia sẻ: Thầy rất tâm huyết, yêu nghề, đã truyền "lửa" cho nhiều thế hệ HS, giúp HS không ngại học sử và thậm chí yêu môn Lịch sử;
Trong các tiết dạy của thầy HS bị cuốn hút theo từng sự kiện, vấn đề, các mốc Lịch sử bởi những phương pháp dạy học đổi mới, cách trình bày bài giảng rõ ràng, khoa học, thú vị, dễ nhớ, dễ hiểu...
"Hiện đang là một GV, tôi học được ở thầy sự cần cù, tận tụy, tâm huyết với nghề từ cách nghiên cứu tài liệu; tới đổi mới phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo. Những điều đó cần thiết trong quá trình dạy học của người thầy. Chỉ khi nào người thầy thực sự tâm huyết với từng tiết dạy, đầu tư giáo án, tài liệu kiến thức bổ trợ cho HS...thì khi ấy mới đạt hiệu quả giáo dục tốt nhất..." cô Nguyễn Thị Nha Trang bày tỏ.
NGƯT Nguyễn Thế Dũng gắn bó và thấu hiểu HS DTTS.
Khẳng định năng lực quản lý
Thầy Nguyễn Thế Dũng cho biết: Năm 2004 được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng Trường THPT Bán công số 1 Lào Cai. Năm 2008 bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường THPT DTNT tỉnh Lào Cai. Năm 2013, với sự tín nhiệm cao thầy Nguyễn Thế Dũng được bổ nhiệm Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai.
Trên cương vị mới đầy thử thách, thầy Nguyễn Thế Dũng đã chú trọng nghiên cứu các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết của đảng, nhà nước, tỉnh, ngành giáo dục... để xây dựng kế hoạch, tham mưu, chỉ đạo và triển khai thực hiện hiệu quả trong điều kiện thực tế của Lào Cai.
Với cương vị và phát huy chuyên môn, thầy Dũng đã phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo Sở để tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều đề án, kế hoạch phát triển giáo dục, các cơ chế chính sách cho CB, GV, HS nhất là chính sách cho HS DTTS vùng sâu vùng xa...
Ở cương vị Phó Giám đốc Sở, nhà giáo Nguyễn Thế Dũng cũng trực tiếp chỉ đạo ban hành các văn bản triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo tinh thần NQ 29 và chương trình hành động 153 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục như hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học...
Chỉ đạo và đề ra các giải pháp thực hiện nhiệm vụ năm học theo hướng dẫn năm học của Bộ GD&ĐT; Chỉ đạo đổi mới công tác phát hiện HS năng khiếu, bồi dưỡng HS giỏi, công tác phụ đạo giúp đỡ HS yếu.
Chỉ đạo thực hiện các hoạt động đổi mới công tác chuyên môn, công tác quản lý trong các nhà trường, đã góp phần tạo ra chuyển biến tích cực trong các cơ sở giáo dục...
Dấu ấn của nhà giáo Nguyễn Thế Dũng còn thể hiện trong việc chỉ đạo xây dựng Đề án Xây dựng trường chuẩn quốc gia, trường chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020. Chỉ đạo ứng dụng CNTT trong quản lý, dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Ở công tác khảo thí và kiểm định, đã tham mưu cho UBND tỉnh Lào Cai ban hành các văn bản và chỉ đạo thực hiện tốt đổi mới kì thi THPT quốc gia nghiêm túc, đúng quy chế, kết quả của kì thi phản ánh đúng chất lượng hoạt động dạy và học của các cơ sở giáo dục...
Triển khai có hiệu quả các nội dung về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 đúng hướng, cụ thể, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của Lào Cai, trong đó có những nội dung tiếp tục đạt được kết quả ý nghĩa quan trọng.
Chia sẻ trên phương diện đồng nghiệp, cũng là thế hệ quản lý đi sau tại Trường THPT DTNT tỉnh Lào Cai, cô Lê Ngọc Quỳnh - Hiệu trưởng nói:Thầy Nguyễn Thế Dũng có uy tín, sự ảnh hưởng lớn đối với đồng nghiệp, HS, ngành và xã hội: Trong quá trình công tác thầy Dũng được đồng nghiệp và học trò quý trọng, tin tưởng, kết quả công tác, chất lượng giảng dạy và quản lý được ghi nhận...
Đặc biệt trong công tác quản lý chỉ đạo nhà trường thầy Nguyễn Thế Dũng khá mạnh dạn sáng tạo, năng động, nhiều đổi mới, quan tâm gần gũi tới đời sống của CB, GV và HS.
Những quyết sách, chỉ đạo của thầy Nguyễn Thế Dũng tại Trường THPT DTNT tỉnh Lào Cai đã để lại nền tảng, mở ra cơ hội học tập cho HS dân tộc ở các huyện, thị tỉnh Lào Cai. Đến nay, những thành tích thầy giúp nhà trường xây dựng vẫn vô cùng ý nghĩa, giá trị...
"Được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu NGƯT năm 2021 tôi cảm thấy vinh dự, tự hào. Tuy nhiên, với sự ghi nhận cao quý này tôi càng phải phấn đấu, trách nhiệm, gương mẫu, cống hiến... hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục tỉnh Lào Cai nói riêng và đất nước nói chung. Điều đó cũng cần để xứng đáng với sự tin tưởng ghi nhận của ngành giáo dục Lào Cai, đồng nghiệp và xã hội..."- NGƯT Nguyễn Thế Dũng.
Hà Nội: Học trực tuyến là giải pháp ổn định trong thời gian đầu năm học 2021- 2022 Nhiệm vụ trọng tâm của cấp THCS trong năm học 2021-2022 được xác định là phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn trường học và nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS; đồng thời, thực hiện tốt CT GDPT mới với HS lớp 6. "Ngày 6/9/2021 là hết hạn áp dụng giãn...