Phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số
Trong giai đoạn 2015-2020, Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục thực hiện một số Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh chủ trì hội thảo.
Ngày 29/9, Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo tổng kết tình hình thực hiện Quyết định số 5596 của Bộ GD&ĐT và góp ý Dự thảo Kế hoạch thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) lĩnh vực GD&ĐT giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của 18 Sở GD&ĐT. Thứ trưởng Ngô Thị Minh chủ trì tại điểm cầu Bộ GD&ĐT.
5 năm thực hiện mục tiêu
Ngày 24/11/2016, Bộ GD&ĐT có Quyết định số 5596/QĐ-BGDĐT ban hành Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục thực hiện một số Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2020 gắn với Mục tiêu phát triển bền vững 2030. Trong đó gồm 2 mục tiêu: Phổ cập giáo dục tiểu học, xoá mù chữ với các DTTS; Tăng cường bình đẳng giới trong giáo dục với các DTTS.
Trong giai đoạn 2015-2020, việc thực hiện Quyết định 5596 đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đầu tiên, mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ đối với đồng bào DTTS đã vượt chỉ tiêu đề ra năm 2020.
Video đang HOT
Theo đó, năm 2020, tỷ lệ trẻ em DTTS nhập học đúng độ tuổi ở bậc TH đạt 98,57%. Tỷ lệ trẻ DTTS hoàn thành chương trình TH đạt 99,4%. Tỷ lệ người DTTS 15-60 tuổi biết chữ đạt 93,9%. Tính đến năm 2020, 50/51 các tỉnh vùng DTTS, miền núi đạt và vượt chỉ tiêu học sinh đi học đúng độ tuổi, 51/51 tỉnh vượt chỉ tiêu hoàn thành chương trình tiểu học.
Mục tiêu tăng cường bình đẳng nam nữ và nâng cao vị thế cho phụ nữ cũng đạt và vượt chỉ tiêu năm 2020. Tuy nhiên, một số vùng DTTS còn tồn tại nhiều hủ tục như tư tưởng trọng nam, khinh nữ. Do điều kiện kinh tế – xã hội ở các dân tộc này còn khó khăn, phụ nữ thường trở thành lao động chính trong gia đình từ khi bước vào lứa tuổi THCS. Từ đó, các em ít cơ hội được học tập lên cấp cao hơn.
Nhìn chung, kế hoạch hành động của ngành Giáo dục phải đối mặt với nhiều thách thức. Đơn cử, ở vùng DTTS, miền núi, điều kiện sống của người dân còn khó khăn. Việc chăm sóc giáo dục con em, quan tâm đầu tư việc học tập còn bất cập, điều kiện cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu, chưa đồng bộ, trang thiết bị còn chưa đáp ứng yêu cầu dạy và học nên việc huy động học sinh đi học đúng độ tuổi ở cấp tiểu học đối với DTTS còn hạn chế.
Bên cạnh đó, một số địa phương chưa có sự vào cuộc của các cấp chính quyền trong việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ, coi đây là nhiệm vụ của ngành Giáo dục. Chất lượng dạy học cấp tiểu học ở một số tỉnh chưa cao, các lớp xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Hội thảo được tổ chức trực tuyến.
Kiến nghị trong thời gian tới
Tại hội thảo, một số Sở GD&ĐT kiến nghị cần có các chế độ, chính sách ưu tiên đối với cán bộ quản lý, giáo viên đang công tác và học sinh DTTS học tập tại vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; Tiếp tục nghiên cứu đầu tư xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất cho trường học ở khu vực miền núi, DTTS sớm đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia.
Bên cạnh đó, củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, tổ chức bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên các trường thuộc vùng DTTS đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình GDPT 2018; bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ quản lý và giáo viên các vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống.
Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Ngô Thị Minh ghi nhận công tác tham mưu, phối hợp thực hiện của Sở GD&ĐT các địa phương. Thứ trưởng cho rằng kiến nghị xác đáng, cụ thể của các Sở sẽ đóng góp cho Kế hoạch thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS lĩnh vực GD&ĐT giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh, từ kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2015-2020, ngành Giáo dục cần tiếp tục tập trung vào các mục tiêu đặt ra, thực hiện hiệu quả các biện pháp phát triển bền vững cho vùng DTTS, miền núi.
Để thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững đối với đồng bào DTTS lĩnh vực GD&ĐT giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, các cấp, các ngành cần tăng cường công tác quản lý, tập trung huy động nguồn lực đầu tư.
Các địa phương tăng cường giải pháp huy động trẻ em, học sinh DTTS đi học và học hết cấp học; huy động người lớn đi học xoá mù chữ. Thực hiện chính sách và bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục vùng DTTS, miền núi.
Tận tâm với học sinh nghèo nơi biên giới
Những năm trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn hầu như không biết chữ. Việc nương rẫy, lo đời sống hàng ngày khiến nhiều người không màng đến chuyện học hành.
Đóng quân trên địa bàn xã Phước Thiện, một xã nghèo thuộc huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phước Thiện, BĐBP Bình Phước ngoài nhiệm vụ thường xuyên là tuần tra, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, giúp dân xóa đói giảm nghèo còn tích cực giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học để các em có cơ hội vươn tới những ước mơ...
Đại úy Bế Thanh Hà, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Phước Thiện đến hướng dẫn học bài cho cháu Điểu Thị Tuyến, học sinh nghèo hiếu học.
Trước khi đến thăm cháu Điểu Thị Tuyến, học sinh nghèo hiếu học ở ấp Mười Mẫu, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước, Đại úy Bế Thanh Hà, Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Phước Thiện không quên mang theo 10kg gạo để phụ giúp gia đình Tuyến.
Ông Điểu Né, bố của Tuyến xúc động nói: "Hằng tháng, cán bộ Hà thường đến cho gia đình tôi gạo và chỉ bảo, hướng dẫn cháu học bài. Gia đình tôi trước đây ở căn nhà lụp xụp, nhờ cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Phước Thiện giúp đỡ, xây cho căn nhà Đại đoàn kết...".
Còn bà Thạch Thị Tài, thuộc Tiểu khu 67, ấp Mười Mẫu, nói: "Gia đình tôi trước ở căn nhà dột nát, kinh tế khó khăn lắm. Nhưng nhờ các chú BĐBP xây tặng căn nhà Đại đoàn kết và hỗ trợ vốn để gia đình chăn nuôi, sản xuất. Các con tôi cũng được các chú BĐBP hướng dẫn cách học bài, làm toán.
Vợ chồng tôi biết ơn cán bộ Biên phòng nhiều lắm!". Hộ ông Đẩu Khắc Cử, 1 hộ nghèo ở ấp Điện Ảnh, xã Phước Thiện, huyện Bù Đốp cũng được đồn hỗ trợ dê giống, nay phát triển lên hàng chục con. Gia đình ông Cử đã xóa nghèo, từng bước ổn định đời sống kinh tế, tạo điều kiện để con cái học tập tốt hơn. Đồn Biên phòng Phước Thiện còn nhận đỡ đầu 6 cháu học sinh nghèo, hỗ trợ mỗi cháu 500 ngàn đồng/tháng. Trong đó có 1 cháu người Campuchia không còn cha mẹ, sống cùng người thân.
Những năm trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn hầu như không biết chữ. Việc nương rẫy, lo đời sống hàng ngày khiến nhiều người không màng đến chuyện học hành. Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phước Thiện, đặc biệt là các nhân viên Vận động quần chúng đóng vai trò chủ chốt trong việc vận động bà con và các em đến lớp học tình thương. Các thầy giáo Biên phòng đã sắm từng cây viết, viên phấn, bảng đen, sách vở cho học sinh. Lớp học có đủ các thành phần, lứa tuổi.
"Trước đây, Trạm xá Quân dân y ngoài việc khám, chữa bệnh cho cán bộ, chiến sĩ và người dân địa phương, còn được xây nối thêm 2 phòng để dạy 2 lớp xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc. Hai lớp học tình thương này có 41 em ở đủ mọi lứa tuổi. Thầy giáo là các chiến sĩ quân hàm xanh..." - Đại úy Bế Thanh Hà cho biết thêm.
Đến nay, nhiều học sinh từ lớp học tình thương này đã trưởng thành. Nhiều em theo học cấp ba, trường dân tộc nội trú học lên cao đẳng, đại học, có em theo học nghề, em thì không theo đuổi con đường học vấn mà lấy chính vốn kiến thức đã học để lập nghiệp, làm kinh tế trên chính mảnh đất quê hương phụ giúp gia đình.
Có thể nói, những nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phước Thiện trong công tác xóa mù chữ, giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học đến trường, theo đuổi ước mơ đã nhìn thấy rõ. Rồi đây, vùng đất biên giới thân yêu này sẽ càng phát triển nhờ chính những chủ nhân tương lai do các anh dìu dắt, đỡ đầu.
Lùm xùm ứng xử thầy trò trong học trực tuyến: Bộ GD-ĐT nói gì? Bà Ngô Thị Minh, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, chia sẻ với phóng viên Thanh Niên xung quanh một số vụ việc lùm xùm trong ứng xử giữa giáo viên và người học trực tuyến thời gian qua, đồng thời nêu giải pháp để ngăn chặn tình trạng này. Thứ trưởng Ngô Thị Minh cho rằng đại dịch Covid-19 đã tác động nặng nề...