Phát ngôn viên Điện Kremlin bình luận về biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây
Điện Kremlin cho rằng chính những quyết định của Mỹ và EU đã khiến “trận bão” nổi lên trên toàn cầu.
Ảnh minh họa – RIA
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định thế giới sắp trải qua sóng to gió lớn vì những động thái của các quốc gia phương Tây.
“Rất có thể, trận bão lớn trên toàn cầu đang bắt đầu”, ông Peskov phát biểu tại cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn TASS bên lề Diễn đàn Kinh tế Phương Đông ở Vladivostok ngày 5/9.
Theo người phát ngôn này, có những lý do khách quan cho tình trạng “ nổi bão” đầy khó khăn sắp tới của toàn thế giới, nhưng cũng có những lý do chủ quan liên quan đến những quyết định của các cơ quan chức năng ở Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).
Giới chuyên gia cho rằng các biện pháp trừng phạt mà Mỹ, EU và một số quốc gia khác áp đặt lên Nga vì phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine đã phản tác dụng, khiến giá năng lượng tăng vọt và lạm phát kỷ lục ở khắp phương Tây.
Video đang HOT
Trong tình hình này, ông Peskov lưu ý rằng Nga vẫn cố gắng duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Theo người phát ngôn của Điện Kremlin, Nga đã bắt đầu tập trung nhiều hơn vào các mối quan hệ thương mại và kinh tế tại phương Đông.
Điểm lại những vấn đề chính trong bài phát biểu quan trọng của Tổng thống Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát biểu về nhiều vấn đề nóng tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg (SPIEF) ngày 17/6 mà Điện Kremlin mô tả là bài phát biểu "cực kỳ quan trọng".
Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Saint Petersburg (SPIEF) 2022 ở Saint Petersburg ngày 17/6/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT, Tổng thống Putin phát biểu trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang diễn ra, gây tác động tới toàn thế giới.
Các biện pháp trừng phạt Nga
Theo Tổng thống Putin, khi Mỹ và các đồng minh phát động chiến dịch "xóa bỏ" Nga do cuộc xung đột ở Ukraine, họ hy vọng sẽ làm sụp đổ và phá hoại nền kinh tế, xã hội Nga. Thay vào đó, các biện pháp trừng phạt đã ảnh hưởng đến những người tạo ra chúng, làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế và xã hội, làm tăng chi phí thực phẩm, điện và nhiên liệu, đồng thời làm tổn hại đến chất lượng cuộc sống ở phương Tây, đặc biệt là ở châu Âu.
Tổng thống Putin nói: "Liên minh châu Âu đã hoàn toàn mất chủ quyền chính trị của mình và giới tinh hoa quan liêu đang hùa theo người khác, chấp nhận bất cứ điều gì họ được bảo từ phía trên, gây tổn hại cho người dân và nền kinh tế của chính họ".
Ông nói thêm rằng các công dân EU sẽ phải trả giá cho những quyết định không dựa trên thực tế và trái với lẽ thường, vì thiệt hại trực tiếp từ các lệnh trừng phạt có thể vượt quá 400 tỷ USD trong một năm.
Giá năng lượng và lạm phát
Tổng thống Nga nói rằng việc phương Tây đổi lỗi cho Nga gây tăng giá năng lượng và lạm phát ở phương Tây là điều "ngớ ngẩn" và "chỉ dành cho những người không biết đọc hay viết". Ông Putin nói: "Đừng đổ lỗi cho chúng tôi, hãy tự trách bản thân".
Theo nhà lãnh đạo Nga, do EU tin tưởng một cách mù quáng vào các nguồn năng lượng tái tạo và từ bỏ các hợp đồng khí đốt tự nhiên dài hạn với Nga nên khiến giá năng lượng tăng vọt vào năm ngoái. Trong khi đó, cả Mỹ và EU đều giải quyết đại dịch COVID-19 bằng cách in hàng nghìn tỷ USD và euro.
Tầng lớp tinh hoa phương Tây
Ông Putin nói rằng các chính sách do các nhà lãnh đạo EU và Mỹ thực hiện đang làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng và chia rẽ trong xã hội, không chỉ về mặt phúc lợi mà còn về giá trị và định hướng của các nhóm khác nhau.
Ông Putin cho rằng điều này chắn sẽ dẫn đến gia tăng chủ nghĩa dân túy và phát triển các phong trào cấp tiến, dẫn đến những thay đổi lớn về kinh tế và xã hội, dẫn đến suy thoái và trong tương lai gần, dẫn đến thay đổi trong giới tinh hoa.
Nguy cơ nạn đói toàn cầu
Tổng thống Putin chỉ ra rằng các biện pháp trừng phạt Nga của Mỹ và EU - đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu phân bón và ngũ cốc - là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu ngày càng gia tăng. Ông nói: "Nếu có nạn đói xảy ra ở các quốc gia nghèo nhất trên thế giới, điều này sẽ hoàn toàn là do chính quyền Mỹ và châu Âu".
Theo ông Putin, rắc rối về nguồn cung cấp lương thực đã nảy sinh trong vài năm qua - chứ không phải vài tháng - do hành động của những người quen giải quyết vấn đề của mình mà gây hại cho người khác,bóp méo dòng chảy thương mại bằng cách in tiền.
Ông nói Nga đã sẵn sàng gửi thực phẩm tới châu Phi và Trung Đông, nơi có nguy cơ đói kém nghiêm trọng nhất, nhưng phải đối mặt với những trở ngại về hậu cần, tài chính, vận tải do phương Tây áp đặt.
Phát triển kinh tế
Theo ông Putin, trong thế kỷ 21, chủ quyền không thể là một phần. Tất cả các yếu tố của chủ quyền đều quan trọng như nhau và bổ sung cho nhau và nền kinh tế là một trong số đó. Có năm nguyên tắc chính mà Nga sẽ tuân theo trong phát triển kinh tế: cởi mở, tự do, công bằng xã hội, cơ sở hạ tầng và chủ quyền công nghệ.
Ông Putin khẳng định Nga sẽ không bao giờ đi theo con đường tự cô lập và chuyên quyền, mà sẽ mở rộng tương tác với bất kỳ ai muốn giao dịch, đồng thời cho biết thêm rằng có rất nhiều quốc gia như vậy. Nga cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân, xây dựng và sửa chữa cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, tìm cách giảm bất bình đẳng xã hội và đảm bảo các công nghệ chủ chốt của nước này không phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài.
Điện Kremlin công bố nội dung thảo luận giữa Tổng thống Nga và Thủ tướng Ấn Độ Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Điện Kremlin ngày 3/12 cho biết cuộc thảo luận vào tuần tới giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ tập trung vào các vấn đề năng lượng và quốc phòng. Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong cuộc gặp tại Vladivostok ngày 4/9/2019....