Phát hiện vi khuẩn mới trong mũi
Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đến từ Bỉ phát triển loại thuốc xịt mới dành cho bệnh nhân viêm xoang và đang thử nghiệm ở 20 người.
Giống như các khu phố rộng lớn và đông đúc, những cộng đồng vi khuẫn hỗ trợ và tương sinh nhau khi tồn tại bên trong cơ thể người.
Cửa ngõ giúp nhận ra “phẩm chất” vi khuẩn
Rất nhiều trong số đó là nhóm vi khuẩn có lợi. Chẳng hạn vi khuẩn đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn, vi khuẩn trên lưỡi – da giúp cơ thể chống lại các mầm bệnh xâm nhập. Mới đây, các nhà vi sinh học của Đại học Antwerp, Bỉ, vừa phát hiện một nhóm vi khuẩn có lợi trong mũi.
Để tiến hành nghiên cứu, nhóm dự án do nhà vi trùng học Sarah Lebeer (Đại học Antwerp) đứng đầu, đã điều tra vi khuẩn trong mũi của 100 người khỏe mạnh. Sau đó, các nhà khoa học so sánh những vi khuẩn mà họ tìm thấy với hàng trăm bệnh nhân bị viêm mũi, viêm xoang mạn tính.
Theo Sciene Magazine, kết quả cho thấy trong số 30 loại vi khuẩn phổ biến nhóm phát hiện, một nhóm nổi bật có khả năng kháng khuẩn và chống viêm, được gọi là Lactobacillus. Theo dữ liệu được công bố trên Tạp chí Cell Reports, lượng Lactobacillus trong mũi người khỏe mạnh dồi dào gấp 10 lần so với những người mắc bệnh.
Nhà vi sinh học Maria Marco, tại Đại học California Davis (UC Davis – The University of California), người không tham gia nghiên cứu đánh giá công trình này là một cửa ngõ quan trọng để nhận biết “phẩm chất” của vi khuẩn trong cơ thể. Đã có nhiều nghiên cứu khác tương tự nhưng đây là công trình đầu tiên tiến sâu và có kết quả chi tiết như vậy.
Hình ảnh kính hiển vi quét chủng Lacticaseibacillus casei AMBR2 từ mũi cho thấy những fimbriae dài, hình dạng giống như gai, cho phép vi khuẩn bám vào bề mặt tế bào trong mũi. Ảnh: Cell Reports.
Cơ chế hoạt động của Lactobacillus
Lactobacillus thường phát triển mạnh ở những khu vực nghèo oxy. Vì vậy, nhà vi trùng học Sarah Lebeer rất ngạc nhiên khi chúng ở trong một cơ quan hít thở không khí.
Tuy nhiên, khi nhìn sâu hơn vào loại vi khuẩn này, nhóm phát hiện chủng đặc biệt trong mũi người. Chúng có các gene đặc biệt gọi là catalase giúp trung hòa oxy một cách an toàn. Lactobacillus đã thích nghi với môi trường này.
Dưới kính hiển vi, Lactobacillus có những phần thu nhỏ như búi tóc, được gọi là fimbriae, có nhiệm vụ neo vi khuẩn vào bề mặt bên trong của mũi. Theo bà Lebeer, các sợi lông liên kết với thụ thể trên tế bào da trong mũi, khiến tế bào đóng lại như một cánh cửa. Nếu có ít tế bào mở cửa, các chất gây dị ứng và vi khuẩn có hại sẽ khó xâm nhập vào bên trong mũi hơn.
Video đang HOT
Dù vậy, khả năng bảo vệ và chống lại bệnh tật của Lactobacillus trong mũi những người khỏe mạnh vẫn cần kiểm tra và chứng minh lần nữa. Bà Lebeer thừa nhận bước này khá khó khăn bởi không thể thử nghiệm trên động vật để suy ra kết quả của người bởi cấu trúc mũi khác nhau.
Kết quả về Lactobacillus trong mũi là tiền đề cho nhóm nghiên cứu đặc trị bệnh viêm xoang. Ảnh: Healthline.
Bước đầu, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một loại “thuốc xịt mũi có chứa probiotic” với một chủng Lactobacillus được chọn trong công thức đặc biệt. Loại thuốc này sử dụng trên 20 tình nguyện viên khỏe mạnh. Đồng thời, nhóm cũng đang nghiên cứu thách thức mà phương pháp có thể vấp phải.
Bước tiếp theo của nhóm là tìm hiểu kỹ hơn về fimbriae và khả năng chịu đựng áp lực oxy hóa của Lactobacillus có phải là chìa khóa cho đặc tính chống viêm có lợi hay không. Đồng thời, xác định phân tử kháng khuẩn mà chủng tạo ra ngoài axit lactic. Cuối cùng, mục tiêu của nhóm là phát triển phương pháp trị liệu dựa trên men vi sinh để cải thiện các triệu chứng của bệnh nhân viêm xoang.
Trong khi đó, một số nhà nghiên cứu vi trùng bày tỏ quan điểm trái chiều về kết quả của Lactobacillus mà nhóm nghiên cứu Bỉ tìm thấy.
Theo Jens Walter, một nhà vi trùng học tại Đại học Cork (Ireland), miệng cũng là nhà của hàng triệu con Lactobacillus. Và chúng có thể “bay” khỏi mũi qua những cái hắt hơi.
Kết quả của nghiên cứu bước đầu có thể đúng đắn, tuy nhiên, ông Walter bày tỏ quan điểm muốn thấy nhiều nghiên cứu như vậy hơn để cũng cố lợi ích và khả năng mà Lactobacillus mang lại.
Đừng ăn sữa chua theo cách này kẻo 'ân hận mấy cũng muộn'
Sữa chua là món ăn quen thuộc được khá nhiều người ưa thích, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên nếu ăn sữa chua không đúng cách hoặc kết hợp với một số thực phẩm 'đại kỵ', món ăn này có thể sẽ gây nhiều tác hại cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Sữa chua thực chất là sữa bò tươi hoặc sữa được pha theo công thức sữa tươi cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus và Streptococus thermophilus).
Quá trình chủ yếu xảy ra trong lên men sữa chua là đường Lactoza chuyển thành đường glucoza, sau đó các đường đơn này chuyển thành axit Piruvic, rồi chuyển thành axit lactic.
Không ăn ngay sau khi dùng kháng sinh
Không ăn sữa chua ngay sau khi dùng kháng sinh vì chúng có thể giết chết hoặc tiêu diệt vi khuẩn lactobacillus có lợi trong sữa chua.
Ngoài ra, không ăn sữa chua cùng các loại thịt mỡ, xúc xích, thịt xông khói. Bởi qua chế biến, các loại thịt sẽ có chất nitrat (nitro) khi kết hợp cùng sữa chua sẽ tạo thành chất nitrosamine là chất gây ung thư.
Không ăn cùng lạp sườn, thịt hun khói
Ảnh minh họa: Internet
Sữa chua có thể kết hợp với một số thực phẩm khác rất ngon, đặc biệt là bữa sáng kết hợp với bánh mì, bánh ngọt, có khô có nước, vừa ngon miệng vừa phong phú dinh dưỡng. Nhưng tuyệt đối không được ăn cùng với lạp xưởng, thịt hun khói... những loại thịt chế biến nhiều dầu mỡ. Bởi vì khi chế biến thịt người ta có cho thêm Nitre, cũng chính là Nitric (III) Axit, khi kết hợp với Amine trong sữa chua sẽ tạo thành N-nitrosamine - một trong những chất gây ung thư rất mạnh.
Không hâm nóng trước khi ăn
Nhiều mẹ sợ các bé ăn sữa chua lạnh sẽ bị viêm họng nên ngâm sữa chua qua nước nóng hoặc hâm nóng qua lò vi sóng. Đây cũng là một cách ăn sai lầm vì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động, hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua sẽ bị ảnh hưởng.
Tốt nhất nếu sữa chua lạnh, bạn có thể để ngoài môi trường 30-45 phút, hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi, 1 lạnh trong 15 phút trước khi ăn.
Không ăn khi sữa chua đông cứng
Nhiều người có thói quen mua sữa chua về để trên ngăn đá cho đông cứng thành đá rồi mới ăn. Đây là cách ăn sai lầm, vì sữa chua đông cứng như vậy sẽ khiến một số vi khuẩn có lợi sẽ chết do nhiệt độ quá lạnh. Ăn như vậy sẽ không mang lợi cho sức khỏe.
Không ăn nhiều để giảm cân
Nhiều người cho rằng sữa chua có thể giảm cân. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa chua không có tác dụng giảm cân thần kỳ như chị em vẫn tưởng.
Nếu ăn sữa chua ở lượng vừa phải (100-200g/ngày) sữa chua có thể kích thích tiêu hóa giúp duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.
Nhưng nếu bạn ăn nhiều hơn lượng sữa chua cơ thể cần, sẽ thúc đẩy sự thèm ăn. Hơn nữa, ngoài chất béo bão hòa, sữa chua còn chứa đường và nguyên liệu sữa, đây là nguyên nhân khiến chị em tăng cân mất kiểm soát.
Ảnh minh họa: Internet
Không dùng song song cùng nước trà
Ảnh minh họa: Internet
Trà rất giàu hợp chất chống oxy hoá và vitamin giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của bạn. Tuy nhiên trà với sữa là một kết hợp ngớ ngẩn. Trong một số nghiên cứu đã chỉ ra, các casein, protein được tìm thấy trong sữa, tạo thành phức hợp với catechins, flavonoid trong trà làm mất tác dụng vốn có của trà.
Những người không nên ăn sữa chua
Trên thực tế, sữa chua tuy rất tốt nhưng không phải ai ăn cũng thích hợp. Những người bị đi ngoài hoặc mắc bệnh đường ruột, sau khi đường ruột đã bị tổn thương ăn sữa chua phải rất thận trọng; trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi cũng không nên ăn sữa chua. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường, sơ cứng động mạch, viêm gan và viêm tuyến tụy tốt nhất không nên ăn sữa chua có đường, nếu không rất dễ làm cho bệnh nặng thêm.
HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)
Thêm bằng chứng nCoV lây nhiễm khi ủ bệnh Nhóm nghiên cứu ở Hà Lan và Bỉ ghi nhận tỷ lệ lây nhiễm cao từ người đang ủ virus và chưa bộc lộ triệu chứng. Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt một người đàn ông ở thành phố Kuwait ngày 12/3. Ảnh: Guardian. Phân tích của các nhà nghiên cứu ở Đại học Hasselt (Hà Lan) và Đại học Antwerp...