Phát hiện phiên bản “tàng hình” của siêu biến chủng Omicron
Một biến chủng có nhiều đột biến giống Omicron, nhưng lại không có một sự thay đổi gen cụ thể cho phép phát hiện bằng PCR đang khiến giới khoa học lo ngại.
Omicron đang gây lo ngại vì chứa số đột biến cao bất thường so với các chủng khác của SARS-CoV-2 (Ảnh minh họa: Medical News).
Hãng tin Guardian ngày 7/12 đưa tin, các nhà khoa học đã phát hiện ra một phiên bản “tàng hình” của biến chủng Omicron trong các mẫu xét nghiệm tại Nam Phi, Australia và Canada nhưng cũng có thể đã lây lan rộng hơn mà chưa được phát hiện.
Phiên bản “tàng hình” có nhiều đột biến giống của Omicron nhưng không có sự thay đổi gen cụ thể cho phép phát hiện virus bằng xét nghiệm PCR mặc dù vẫn có thể phát hiện bằng giải trình tự gen.
Các nhà khoa học cho rằng, còn quá sớm để khẳng định liệu phiên bản mới của Omicron có cơ chế lây lan giống như Omicron, nhưng nó có sự khác biệt về mặt cấu trúc gen và do đó có thể có cơ chế hoạt động khác. Trước đó, một nhóm chuyên gia Nam Phi đã phát hiện ra Omicron nhờ một gen bị thiếu (gen S) trong cấu trúc gen của virus – một dấu hiệu cho thấy virus đã biến đổi.
Giáo sư Francois Balloux, Giám đốc Viện Di truyền thuộc Đại học Hoàng gia London, cho biết khoảng 6% mẫu gen gửi lên cơ sở dữ liệu Gisaid là phiên bản mới của Omicron có tên gọi là BA.2.
“Có hai nhánh phụ của Omicron là BA.1 và BA.2, có sự khác biệt về gen. Hai nhánh phụ này có thể có cơ chế hoạt động khác”, ông Balloux nói.
Video đang HOT
Các nhà khoa học lo ngại rằng BA.2 có thể khiến người nhiễm virus không nhận biết được mình đang mắc bệnh do vậy cũng dễ làm lây lan virus. Các nhà khoa học đang nghiên cứu biến chủng mới và cố gắng tìm hiểu điều gì khiến nó đột biến và đột biến nhanh như vậy.
Omicron là biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện lần đầu tiên tại châu Phi. Kết quả giải trình tự gen cho thấy nó chứa tới hơn 50 đột biến, trong đó hơn 30 đột biến gắn trên protein gai – cấu trúc có thể tác động đến khả năng lây lan, né miễn dịch của virus. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp Omicron vào nhóm biến chủng “đáng lo ngại”.
Các dữ liệu ban đầu cho thấy, Omicron có tốc độ lây lan nhanh hơn so với các biến chủng trước kia của SARS-CoV-2, nhưng vẫn có những lo ngại rằng các đột biến có thể khiến Omicron né miễn dịch tạo ra nhờ vaccine hoặc miễn dịch tự nhiên sau khi mắc Covid-19.
Phát hiện mới được đưa ra trong bối cảnh một số chuyên gia cho rằng, Omicron dễ lây lan hơn nhưng có thể không nghiêm trọng bằng Delta. Chuyên gia Anthony Fauci, Giám đốc Viện dị ứng quốc gia Mỹ, cho rằng dù phải mất vài tuần nữa mới có thể khẳng định chắc chắn, nhưng ông tin rằng Omicron có khả năng lây lan cao hơn các chủng khác của SARS-CoV-2, đặc biệt là Delta – một biến chủng khác cũng thuộc nhóm “đáng lo ngại”.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm qua cũng phát biểu trong một cuộc họp nội các rằng, các dấu hiệu ban đầu cho thấy Omicron dễ lây lan hơn Delta.
Chuyên gia cảnh báo còn quá sớm để hy vọng biến thể Omicron ít nguy hiểm
Các thông tin ban đầu cho thấy bệnh nhân nhiễm biến thể Omicron của SARS-CoV-2 có triệu chứng nhẹ, dấy lên hy vọng virus này sẽ giảm độc lực trong tương lai.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng hy vọng này là quá sớm.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Suva, Fiji ngày 15/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ SCMP, hy vọng trên phù hợp với quan niệm xưa nay rằng các mầm bệnh sẽ gây ít ca tử vong hoặc bệnh nặng hơn sau một thời gian khi chúng tiến hóa, để giảm bớt tác động tới vật chủ và có thể tiếp tục sinh sôi.
Dù vậy, các nhà khoa học đã cảnh báo rằng cho dù biến thể Omicron tiến hóa để lây lan nhanh hơn biến thể Delta, không có nghĩa là Omicron sẽ ít nguy hiểm hơn trong quá trình tiến hóa và chúng ta không nên coi nhẹ biến thể này cho tới khi có thêm thông tin.
Tính tới ngày 6/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết chưa có ca tử vong nào do biến thể Omicron. Tuy nhiên, WHO kêu gọi thận trọng trước nhận định của hai chuyên gia y tế Nam Phi, rằng bệnh nhân có triệu chứng nhẹ. WHO cho biết cần hàng tuần để xác định xem Omicron có gây bệnh nặng không và nghiên cứu sơ bộ cho thấy nguy cơ Omicron gây tái nhiễm cao gấp ba lần so với các chủng Beta và Delta.
Một lượng lớn người nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Trong các ca nặng hơn, có thể mất hàng tuần kể từ khi nhiễm cho tới khi tử vong, có nghĩa là virus này có nhiều thời gian để lây lan.
Giáo sư Nigel McMillan, đồng Giám đốc Trung tâm Y khoa Gien và Tế bào Griffith tại Đại học Griffith ở Australia, nhận định: "Điều bất thường là virus này sinh sôi nhiều trước khi gây triệu chứng vì thế tôi cho rằng nó sẽ khác quy luật bình thường. Ý kiến rằng virus dễ lây hơn nhưng triệu chứng nhẹ hơn là không đúng. Nó có vẻ như nhẹ hơn nhưng virus này vẫn sẽ gây tử vong nhiều hơn cúm, vì thế nó vẫn rất nghiêm trọng".
Các virus đột biến liên tục khi chúng tự sinh sôi để xâm nhập tế bào vật chủ. Mặc dù nhiều đột biến không có ảnh hưởng tới virus nhưng một số đột biến có thể giúp chúng sinh sản nhanh hơn, lan nhanh hơn.
Một nhóm virus có đột biến sẽ rất khác so với virus gốc hoặc các nhóm virus được xếp là biến thể.
Các virus RNA, trong đó có virus Corona, có tốc độ đột biến nhanh và sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một biến thể xuất hiện có đặc tính lây lan nhanh hơn Delta và có độc lực mạnh hơn.
Ông Jeffrey Joy, Trợ lý giáo sư tại Đại học British Columbia, nhận định: "Nhiều người giả định rằng quá trình tiến hóa sẽ tạo ra một loại virus ít nguy hiểm hơn với vật chủ. Điều này không đúng. Virus giảm độc lực hay tăng độc lực tùy thuộc vào tương tác phức tạp giữa một loạt nhân tố khác nhau".
Các nhân tố này gồm thời gian nhiễm virus, khả năng lây lan và tổn hại mà virus gây ra. Kết quả tương tác giữa các nhân tố này sẽ xác định phương hướng phát triển của độc lực. Nó có thể đi theo hai hướng, tức là ít độc lực hơn hoặc độc lực mạnh hơn, hoặc vẫn như cũ".
Biến thể Omicron có 32 đột biến ở protein gai. Các nhà khoa học đang khẩn trương tìm hiểu hiệu quả của vaccine hiện tại với Omicron.
Hiểu rõ đặc tính sinh học của Omicron sẽ cần thời gian nhưng kết quả sẽ cho ta biết biến thể này có thể thay đổi diễn biến đại dịch COVID-19 ra sao. Biến thể lây lan hơn có thể sẽ nguy hiểm hơn biến thể chỉ né tránh một phần hệ miễn dịch.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Kathmandu, Nepal ngày 14/11/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Một trong những kịch bản tệ nhất là Omicron sẽ thay thế Delta, trở thành chủng hoành hành phổ biến và con người có miễn dịch thấp hơn, khiến phản ứng chống dịch bệnh toàn cầu chệch hướng.
Mặc khác, Omicron có thể đi theo hướng của Beta - một biến thể gây quan ngại, gây bệnh nặng hơn, né tránh miễn dịch tốt hơn, nhưng lại không thể lây lan với tần suất cao ở hầu hết khu vực và sẽ lụi tàn dần dần.
Có điều chắc chắn là Omicron sẽ không phải là biến thể cuối cùng và chúng ta có thể chứng kiến nhiều biến thể nguy hiểm hơn, dễ lây lan hơn cả Delta.
Dù có biến thể dễ lây hơn Delta, gây nhiều ca tử vong và bệnh nặng hơn, nhưng vẫn có lý do để hy vọng kiềm chế được đại dịch này. Tiêm chủng sẽ giúp giảm rủi ro bệnh nặng. Các nhà sản xuất vaccine đang nghiên cứu xem có cần cập nhật vaccine hiện có hay không.
Trên 42,7% dân số thế giới đã tiêm chủng đầy đủ nhưng chủ yếu là ở nước giàu. Châu Phi, nơi Omicron lần đầu xuất hiện, mới tiêm đầy đủ cho chưa đầy 8% dân số.
Các chuyên gia khẳng định không thể loại trừ virus này, cho dù với tỷ lệ tiêm chủng cao, vì virus có thể tiếp tục tiến hóa và lây lan. Kết quả dễ xảy ra nhất là virus sẽ trở thành virus tương tự cúm mùa.
Biến thể mới xuất hiện có khiến các quốc gia thay đổi qui định tiêm chủng? Khi làn sóng COVID-19 trỗi dậy và biến thể Omicron đáng lo ngại xuất hiện, không có gì đáng ngạc nhiên khi nhiều quốc gia đang xem xét lại việc bắt buộc tiêm vaccine COVID-19. Ảnh minh họa vaccine phòng bệnh COVID-19. Ảnh: Reuters Theo kênh CNA, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis gần đây đã công bố kế hoạch phạt những người...