Phát hiện mạng lưới tung tin “tôm hùm Mỹ có thể mang Covid-19 tới Vũ Hán”
Giới nghiên cứu phát hiện một chiến dịch lan truyền thông tin bất thường nhằm đổ lỗi cho tôm hùm Mỹ về nguồn gốc đại dịch Covid-19.
Một nhân viên cầm tôm hùm tại Massachusetts, Mỹ (Ảnh: AFP).
Vào giữa tháng 9, Marcel Schliebs, một nhà nghiên cứu về tin giả tại Đại học Oxford và là người đã theo dõi các thông điệp mà giới ngoại giao và truyền thông Trung Quốc lan truyền trên mạng xã hội Twitter trong suốt 18 tháng, đã tình cờ phát hiện một giả thuyết bất ngờ về nguồn gốc Covid-19.
Zha Liyou, tổng lãnh sự Trung Quốc tại Kolkata, Ấn Độ, đã đăng lên Twitter một thông tin vô căn cứ rằng Covid-19 có thể đã được “nhập khẩu” từ Mỹ vào Trung Quốc thông qua một lô tôm hùm. Giả thuyết cho rằng lô tôm hùm từ bang Maine, Mỹ đã được vận chuyển đến một chợ hải sản ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 11/2019. Vũ Hán cũng là nơi ghi nhận các ca mắc Covid-19 đầu tiên tại Trung Quốc.
Đây là một trong những giả thuyết mới nhất được các tài khoản ủng hộ Trung Quốc thúc đẩy trên mạng xã hội kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát.
Lần theo thông tin tìm được, Schliebs đã phát hiện một mạng lưới gồm hơn 550 tài khoản Twitter, cùng lan truyền một thông điệp gần giống nhau, được dịch sang nhiều ngôn ngữ gồm tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp, tiếng Ba Lan, tiếng Hàn Quốc, thậm chí cả tiếng Latinh, vào các thời điểm tương tự mỗi ngày, từ 8 giờ sáng đến 11 giờ sáng theo múi giờ Trung Quốc.
Schliebs cho biết một số tài khoản là “ảo” khi chỉ có “rất ít hoặc không có người theo dõi”, trong khi các tài khoản khác dường như là tài khoản đã từng được xác thực, nhưng bị chiếm đoạt và sử dụng lại với mục đích phát tán thông tin sai lệch.
Các bài viết trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc, được chia sẻ trên mạng xã hội, đã nhiều lần cho rằng Covid-19 có thể bắt nguồn từ thực phẩm đông lạnh nhập khẩu.
Nhà ngoại giao thúc đẩy giả thuyết tôm hùm Maine mang Covid-19 tới Trung Quốc cũng từng đưa ra một giả thuyết vào tháng 12 năm ngoái rằng, Covid-19 có thể đã bắt nguồn từ nơi khác và đến Vũ Hán thông qua “dây chuyền đông lạnh”. Nhà ngoại giao này cũng kêu gọi điều tra thêm về giả thuyết rằng quân đội Mỹ có liên quan trong việc lây lan virus.
Schliebs cho biết ông đã chia sẻ với Twitter bảng thống kê các tài khoản mà ông cho là ảo với hoạt động bất thường. Twitter cho biết họ đã xem xét các tài khoản này và tạm khóa chúng theo chính sách của Twitter.
Ngành công nghiệp tôm hùm của Maine đã bị ảnh hưởng bởi căng thẳng trong quan hệ thương mại Mỹ – Trung trong vài năm. Xuất khẩu tôm hùm sống của Mỹ sang Trung Quốc, thị trường tiêu thụ hải sản lớn, đã giảm hơn 40% vào năm 2019 sau khi Trung Quốc áp thuế đối với tôm hùm Mỹ trong cuộc chiến thương mại.
Xuất khẩu tôm hùm của Mỹ sang Trung Quốc tăng trở lại vào năm 2020 khi Trung Quốc nới lỏng các hạn chế đối với ngành này. Tuy nhiên, một số chuyên gia lo ngại về khả năng bị trừng phạt về thủy sản trong tương lai từ Trung Quốc.
Lý do khiến một số bài báo của Trung Quốc đặt giả thuyết tôm hùm Maine là nguồn gốc lây lan Covid-19 liên quan đến một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được công bố hồi tháng 3, trong đó nhận định virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại trong các sản phẩm và bao bì hàng hóa đông lạnh.
Một số bài báo của Trung Quốc còn đưa ra giả thuyết rằng, các trường hợp bệnh phổi được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Maine xác định do thuốc lá điện tử có thể là các ca mắc Covid-19 đầu tiên. Tuy nhiên, CDC Maine đã bác bỏ giả thuyết này và khẳng định không có cơ sở khoa học để kết luận như vậy.
Video đang HOT
WHO hôm 14/10 công bố danh sách đề xuất 26 chuyên gia vào nhóm cố vấn phụ trách điều tra giai đoạn 2 nguồn gốc Covid-19.
Nhìn lại hành trình từ nhổ tận gốc tới chung sống với COVID-19 của các nước
Trong thời gian gần hai năm xảy ra đại dịch COVID-19, thế giới chia thành hai xu hướng: chung sống hoặc nhổ tận gốc đại dịch.
Nhưng dần dần, đa số các quốc gia và vùng lãnh thổ đều nhận thấy nhổ tận gốc đại dịch là điều bất khả thi, nhất là trong tình hình mới.
Từ nhổ tận gốc...
Khi mới xảy ra đại dịch COVID-19, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Á-Thái Bình Dương đã theo đuổi chiến lược "zero-covid" (không có ca COVID-19). Các nước chọn đóng cửa biên giới, cách ly người bệnh và người tiếp xúc gần, phong tỏa nghiêm ngặt.
Đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc không có ca lây nhiễm trong cộng đồng từ giữa tháng 8. Trong năm đầu đại dịch, hòn đảo Đài Loan (Trung Quốc) cũng chỉ ghi nhận vài chục ca tử vong vì COVID-19. Trong khi dịch bùng phát đầu tiên ở Vũ Hán, Trung Quốc cũng phong tỏa cả thành phố này trong một thời gian dài, tránh làm dịch lây lan ra các vùng khác. Trung Quốc chỉ mở cửa Vũ Hán khi đã kiểm soát được dịch bệnh.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Auckland, New Zealand. Ảnh: AFP/TTXVN
New Zealand là quốc gia điển hình theo chiến lược "nhổ tận gốc" dịch bệnh, chỉ có 28 người tử vong. Nhờ phong tỏa nên số người chết vì mắc cúm mùa và tai nạn giao thông cũng giảm hẳn so với một năm bình thường.
Tại Australia, ngày 23/9, thành phố Melbourne ở bang Victoria đã lập kỷ lục thế giới trong đại dịch COVID-19 khi người dân ở đây phải sống trong tình trạng bị phong tỏa lâu nhất. Truyền thông địa phương đã "phong" cho Melbourne là thủ phủ phong tỏa khi thành phố này đã trải qua 250 ngày bị áp đặt các biện pháp hạn chế. Australia là một trong những nước có chiến dịch chống dịch nghiêm ngặt nhất khi chỉ cần có một ca mắc là cả thành phố, cả bang phải phong tỏa.
Có thể nói rằng thành công của cách tiếp cận này hồi đầu nhìn chung là ngoạn mục. Cách tiếp cận "zero-covid" đã cứu mạng hàng nghìn người, nếu không muốn nói là hàng trăm nghìn. Trong khi các quốc gia phương Tây có số ca mắc và người tử vong rất cao thì con số này ở các quốc gia áp dụng "zero-covid" thấp hơn nhiều.
...tới thay đổi chiến lược khi biến thể Delta xuất hiện
Thế nhưng, đa số quốc gia và vùng lãnh thổ thành công với chiến lược "zero-covid" ban đầu lại chật vật đối phó với làn sóng dịch bệnh tiếp theo khi xuất hiện biến thể lây lan nhanh Delta. Tải lượng virus SARS-CoV-2 ở biến thể Delta cao gấp 1.000 lần so với virus ban đầu. Một người mắc biến thể Delta sẽ truyền virus cho trung bình 5,1 người, so với 2,8 với virus ban đầu. Điều này có nghĩa là với chỉ một ca mắc, có thể có thêm 200 ca lây nhiễm trong ba tuần.
Khi đối diện với loại biến thể nguy hiểm này, chiến lược zero-covid không còn hiệu quả.
Tại Đài Loan, số ca mắc mới tăng vọt trong tháng 5, số người tử vong tăng lên gần 850.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Singapore, số ca mắc đã tăng từ mức hai con số hồi đầu tháng 7 lên trên 3.000 ca hiện nay. Australia, với số ca mắc hàng ngày khoảng 2.000, cũng đi theo xu hướng tương tự.
Thậm chí ở New Zealand, thành trì chống COVID-19 cũng đã vỡ khi số ca mắc hàng ngày ở hai con số.
Khi biến thể Delta hoành hành, chiến lược nhổ tận gốc COVID-19 "vỡ trận". Có thể nói gần như không thành trì nào đứng vững trước biến thể nguy hiểm này. Khi nó đã xuất hiện thì ngăn chặn nó là quá muộn.
Do đó, việc các quốc gia từ bỏ chiến lược "zero-covid" là phù hợp và dễ hiểu. Singapore là quốc gia đầu tiên. Hồi tháng 6, chính phủ nước này cho biết đã tới lúc sống chung với virus SARS-CoV-2. Chương trình tiêm chủng của Singapore là thành công nhất ở châu Á khi 82% dân số đã đượctiêm vaccine COVID-19 đầy đủ. Đây chính là động lực để mở cửa trở lại.
Hồi cuối tháng 8, Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo chấm dứt chiến lược "zero-covid". Nước này xác định sẽ để cho số ca mắc gia tăng miễn là các bệnh viện có thể đối phó. Một khi tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 80%, có thể là vào cuối năm nay, phần lớn các biện pháp phòng chống dịch sẽ được dỡ bỏ. Ông Morrison nhấn mạnh: "Đã tới lúc để người Australia trở lại với cuộc sống".
Tuần này, tới lượt New Zealand "đầu hàng". Mặc dù Thủ tướng Jacinda Ardern được ca ngợi về cách xử lý đại dịch "chắc tay" nhưng tâm lý người dân có vẻ xấu đi. Ngày 2/10, người dân thủ đô Auckland đã phản đối các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Hai ngày sau, bà Ardern buộc phải thừa nhận: "Trở lại thời điểm không có ca bệnh là khó khăn không tưởng". Bà đã thông báo cách thức chống dịch mới, dần dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.
Trường hợp đặc biệt: Trung Quốc
Chỉ còn một quốc gia duy nhất kiên quyết duy trì mục tiêu "nhổ tận gốc" COVID-19, đó là Trung Quốc.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Zero-covid là niềm tự hào của Trung Quốc. Nhờ có chiến lược này, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã kiểm soát thành công các làn sóng dịch bệnh trước đó.
Tuy nhiên, quốc gia này đang phải chật vật với đợt bùng phát dịch bệnh thứ 4 do biến thể Delta gây ra suốt thai tháng qua. Tuần này, một tỉnh ở phía tây Tân Cương đã ghi nhận 2 ca mắc không triệu chứng vào đúng mùa du lịch cao điểm.
Trong đợt bùng phát mới nhất ở Tân Cương, giới chức đã tiến hành xét nghiệm cho hàng chục nghìn cư dân. Thành phố Nghi Ninh cũng đã tạm dừng tất cả các chuyến tàu, chuyến bay và đóng cửa các tuyến đường cao tốc ở địa phương.
Thành phố Horgos, Tân Cương, giáp với Kazakhstan đã ghi nhận 2 ca nhiễm virus vào ngày 3/10. Tuy nhiên, toàn bộ 38.376 cư dân đã được xét nghiệm, tất cả khách du lịch ở quận Yili cũng không được trở về và phải ở tại khách sạn cho đến khi có thông báo mới.
Trước đó, giới chức cũng đã phong tỏa thành phố Cáp Nhĩ Tân ở miền bắc Trung Quốc sau khi ghi nhận một bệnh nhân COVID-19 hồi tháng 9. Cảng Ninh Ba, một trong những cảng hàng hóa nhộn nhịp nhất thế giới, cũng đã phải đóng cửa vào tháng 8 sau ghi phát hiện một số ca nhiễm virus. Các hạn chế đã khiến hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng đáng kế.
Nhiệm vụ loại bỏ tận gốc COVID-19 có khả năng trở nên khó khăn hơn khi thời tiết lạnh giá đang tới gần, điều kiện khiến virus lây lan tốt nhất. Ba tháng nữa, Bắc Kinh sẽ tổ chức Thế vận hội Mùa đông, đón hàng nghìn vận động viên từ khắp nơi trên thế giới.
Những đợt bùng phát lẻ tẻ ở Trung Quốc khó có thể chấm dứt nhưng Chính phủ Trung Quốc đã đạt được những thành công ngoài sức tưởng tượng so với hầu hết các quốc gia khác.
Trong khi đó, giới chức Trung Quốc cho biết họ sẽ không gắn bó mãi mãi với chiến lược "zero-covid", nhưng họ sẽ chỉ xem xét điều chỉnh khi cách tiếp cận này không thể duy trì hoặc chi phí quá cao. Việc Trung Quốc xây dựng cơ sở cách ly chuyên dụng với sức chứa hàng nghìn du khách quốc tế cũng báo hiệu rằng những hạn chế du lịch khó có thể được nới lỏng trong thời gian tới.
Việc đạt được mục tiêu "zero-covid" cũng đã giúp cuộc sống ở Trung Quốc trở lại bình thường trong hầu hết năm 2020 và 2021. Điều đó đã tạo động lực cho nền kinh tế của nước này ngay cả khi hầu hết các quốc gia khác phải chịu tác động kinh tế nặng nề vì dịch bệnh.
Tuy nhiên, khi các đợt phong tỏa vẫn và hạn chế di chuyển vẫn tiếp diễn trong năm nay - khi các nền kinh tế phương Tây trở lại hoạt động đầy đủ sau tiêm chủng - những tác động sẽ thể hiện sâu sắc hơn. Tăng trưởng doanh số bán lẻ của Trung Quốc đã chậm lại 2,5% trong tháng 8 so với một năm trước đó, thấp hơn nhiều so với mức tăng 7% mà các nhà phân tích ước tính.
Xu hướng tất yếu: Sống chung an toàn với dịch bệnh
Có thể khẳng định sống chung với dịch bệnh sẽ là xu hướng chủ đạo và tất yếu trên thế giới. Sống chung sẽ giúp các chính phủ đạt được nhiều mục tiêu cùng lúc thay vì phải hy sinh lợi ích kinh tế như chiến lược "zero-covid". Tuy nhiên, sống chung không có nghĩa là không có chiến lược phòng chống dịch bệnh mà sống chung phải đi kèm với an toàn.
Khi thực hiện "zero-covid", nhiều quốc gia đã không làm hệ thống y tế quá tải nhưng điều này đã liên tục làm gián đoạn hoạt động kinh tế và xã hội.
Các vũ công biểu diễn tại một ngôi đền ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh: THX/TTXVN
Do đó, việc theo đuổi chiến lược "zero-covid" trong trung và dài hạn là không bền vững. Nhất là khi biến Delta xuất hiện thì điều đó gần như không thể xảy ra. Biến thể Delta khiến hiệu quả của "zero-covid" ngày càng giảm, thậm chí sẽ thất bại nếu cứ bám đuổi mãi. Không nước nào có đủ nguồn lực để gánh chịu hậu quả của việc kinh tế suy giảm, không người dân nào có thể chịu đựng được các đợt phong tỏa liên miên.
Việc từ bỏ mục tiêu "zero-covid" không có nghĩa là chiến lược này sai lầm ngay từ đầu. Trong hoàn cảnh dịch bệnh mới xuất hiện, chưa có vaccine hoặc tiêm chủng vaccine chưa nhiều, thì chiến lược "zero-covid" là lựa chọn hàng đầu, đúng đắn và với nhiều nước là duy nhất.
Cách tiếp cận này đã giúp nhiều nền kinh tế ngăn chặn tỷ lệ tử vong xuống mức rất thấp, vượt qua thời kỳ tiền vaccine của đại dịch với ít thiệt hại hơn, không giống như Mỹ và các nước châu Âu. Tính đến nay, New Zealand chỉ ghi nhận 28 trường hợp tử vong liên quan đến COVID-19, còn Singapore chỉ có 183 bệnh nhân không qua khỏi. Nhìn chung, ca tử vong ở các nước áp dụng "zero-covid" thấp hơn nhiều so với các nước khác. Nếu cả thế giới cùng áp dụng cách làm tương tự thì "zero-covid" có thể là chiến lược bền vững. Nhưng khi nước áp dụng, nước thì không thì các thành trì chống COVID-19 không thể bền vững, nhất là khi có biến thể Delta.
Sau đó, dần dần, các chính sách dập dịch triệt để này sẽ ngày càng khó hơn khi các nước khác trên thế giới mở cửa. Tìm cách nhổ tận gốc dịch bệnh không còn khả thi.
Có thể nói, không ai an toàn cho tới khi tất cả đều an toàn. Do đó, thế giới cần phân phối vaccine công bằng hơn cho các quốc gia nghèo, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu cao thì mới mong sống chung an toàn với COVID-19.
Tóm lại, xu hướng không thể thay đổi là sống chung với dịch bệnh và điều kiện tiên quyết chính là tỷ lệ tiêm vaccine cao.
Trung Quốc chuẩn bị xét nghiệm hàng chục nghìn mẫu máu ở Vũ Hán Trung Quốc chuẩn bị xét nghiệm hàng chục nghìn mẫu từ ngân hàng máu ở thành phố Vũ Hán nhằm điều tra về nguồn gốc Covid-19. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc (Ảnh: Reuters). Kho lưu trữ máu lên đến 200.000 mẫu, bao gồm những mẫu đã lấy từ những tháng cuối năm 2019. Những...