Phát hiện hiệu quả trị bệnh Alzheimer của loại thuốc ngừa đột quỵ
Theo tạp chí JEM, trong quá trình nghiên cứu phát triển một loại thuốc để khắc phục những hậu quả của đột quỵ, các nhà khoa học Mỹ đã nhận thấy thuốc cũng có hiệu quả chống lại bệnh Alzheimer.
Ảnh minh họa
Thuốc bảo vệ tế bào thần kinh và làm giảm mức độ viêm ở động vật bị bệnh. Đồng thời, các nhà khoa học tại Đại học California cho biết thuốc phá hủy các mảng lắng đọng protein beta-amyloid độc hại trong giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer.
Các nhà khoa học cho biết enzyme APC là thành phần chính của thuốc, giúp loại trừ sự hình thành cục máu đông trong các mạch máu và ức chế viêm. Enzyme này cũng có thể bảo vệ các tế bào trong trường hợp thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Các thí nghiệm đã được tiến hành với một trong những phiên bản tổng hợp của protein này có tên 3K3A-APC. Ban đầu, nó được tạo ra để chống lại đột quỵ, nhưng các nhà khoa học đã thử nghiệm với loài gặm nhấm có xu hướng bị thoái hóa thần kinh trong não.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng 4 tháng dùng một lượng nhỏ enzyme trên là đủ để giảm lượng amyloid khoảng 2 lần, nếu chúng đã có trong não và để ngăn chặn sự xuất hiện của chúng nếu chúng chưa phát sinh. Loại thuốc này đã can thiệp vào việc đọc gien BACE1 chịu trách nhiệm hình thành các protein beta-amyloid. Điều đó có nghĩa là phong tỏa BACE1 sẽ giúp ngăn ngừa bệnh thoái hóa thần kinh.
Nhà nghiên cứu Borislav Zlokov khẳng định loại thuốc này có đặc tính bảo vệ thần kinh và chống viêm, khiến các nhà khoa học kiểm tra xem nó ảnh hưởng như thế nào đến não của các bệnh nhân Alzheimer. Hóa ra, thuốc có thể được sử dụng như một phương tiện rất hiệu quả để tiêu hủy beta-amyloid trong giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer.
Điều lý thú là thuốc 3K3A-APC đã vượt qua 2 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ở những người tình nguyện bị đột quỵ và thiếu máu cục bộ. Do đó, các nhà khoa học hy vọng rằng thuốc cũng sẽ sớm bắt đầu được thử nghiệm lâm sàng trên những người mắc bệnh Alzheimer.
Video đang HOT
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi
5 căn bệnh giết người nhiều nhất thế giới
Danh sách 5 căn bệnh giết người nhiều nhất thế giới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có thể khiến không ít người trong chúng ta phải ngạc nhiên. Những bệnh phổ biến như tiểu đường, ung thư lại không có trong danh sách này.
Bệnh động mạch vành là căn bệnh giết người nhiều nhất thế giới - Ảnh: Shutterstock
5 căn bệnh đó gồm:
Động mạch vành
Bệnh thiếu máu cục bộ, còn được gọi với tên phổ biến là bệnh động mạch vành hoặc bệnh tim, là căn bệnh gây tử vong nhiều nhất thế giới. Năm 2016 có khoảng 15,2 triệu người chết vì bệnh động mạch vành, theo WHO.
Nhiều yếu tố dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này hoàn toàn có thể ngăn ngừa được. Một số nghiên cứu khoa học cho thấy có đến 90 % những người tham gia có ít nhất một yếu tố làm tăng nguy cơ bị động mạch vành, theo Reader's Digest.
Những cách tốt nhất giúp giảm nguy cơ mắc động mạch vành là tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh và tránh hút thuốc, các chuyên gia khuyến cáo.
Đột quỵ
Gián đoạn lưu thông máu đến não sẽ gây ra đột quỵ. Nguyên nhân thường là do cục máu đông hoặc xuất huyết trong não, bác sĩ người Mỹ Kiah Connolly cho biết.
Đột quỵ ở thân não được xem là một trong những trường hợp đột quỵ nguy hiểm nhất. Thân não chịu trách nhiệm kiểm soát nhịp điệu hơi thở.
Do đó, đột quỵ xảy ra ở thân não có thể gây tử vong ngay lập tức. Ngay cả khi bệnh nhân may mắn sống sót sau đột quỵ thì họ vẫn có thể bị mất trí nhớ, liệt và một số tai biến khác, bà Connolly nói thêm.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Căn bệnh gây tử vong nhiều thứ ba thế giới là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). COPD chỉ một số loại bệnh như viêm phế quản mạn tính, khí phế thủng và hen suyễn không thể chữa trị, theo tổ chức phi lợi nhuận COPD Foundation của Mỹ.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gồm khó thở, khò khè và ho thường xuyên.
Nhiễm trường đường hô hấp dưới
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới xếp thứ tư trong danh sách này của WHO, gồm một nhóm nhiều bệnh khác nhau tác động đến phổi. Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp dưới có thể do vi sinh vật, vi khuẩn hay virus gây ra, Reader's Digest dẫn lời các chuyên gia.
Khi đã mắc bệnh, người già ít có khả năng phục hồi hơn và một số loại bệnh hô hấp khác có thể khiến tình hình sức khỏe thêm tồi tệ, thậm chí dẫn đến tử vong. Trong năm 2016, dữ liệu của WHO cho biết khoảng 3 triệu người đã chết vì nhiễm trường đường hô hấp dưới.
Bệnh Alzheimer và các chứng mất trí nhớ tuổi già khác
Mặc dù Alzheimer và các chứng mất trí nhớ tuổi già không phải luôn luôn là nguyên nhân trực tiếp gây chết người nhưng chúng lại góp phần làm giảm tuổi thọ người bệnh và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Sự tiến triển của Alzheimer sẽ khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong việc kiểm soát vận động, chẳng hạn như nuốt thức ăn và đi bộ, theo Hiệp hội Alzheimer của Mỹ.
Theo thanhnien.vn
Buồn ngủ vào ban ngày- một dấu hiệu nguy hiểm? Tạp chí Science Translational Medicine mới đây đăng kết quả một nghiên cứu của các bác sĩ Mỹ cảnh báo rằng cảm giác buồn ngủ vào ban ngày có thể là dấu hiệu của nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Các chuyên gia Mỹ đã phân tích dữ liệu của 119 người trên 60 tuổi bị mắc chứng thiếu ngủ giai đoạn...