Phát hiện di chứng hiếm gặp gây tê liệt ở bệnh nhân Covid-19
Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học Hà Lan xác định một di chứng mới của Covid-19 – đó là có thể khiến người mắc bị tê liệt.
Tuy nhiên, di chứng này là rất hiếm gặp, thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi.
Covid-19 có thể là tác nhân gây ra hội chứng Guillain-Barré (GBS). Đây là bệnh gây rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến hệ thần kinh ngoại biên, theo Daily Mail.
Tê liệt có thể là di chứng của Covid-19. Ảnh SHUTTERSTOCK
Người mắc hội chứng Guillain-Barré có thể xuất hiện các triệu chứng như bàn tay, bàn chân bị tê và liệt dần. Sau đó, tình trạng này bắt đầu lan ra nhiều vùng trên cơ thể. Người bệnh cũng có thể bị rối loạn cảm giác, xuất hiện các cơn đau, trường hợp nặng có thể suy hô hấp và tử vong.
Hội chứng Guillain-Barré cũng có thể xuất hiện sau khi mắc bệnh cúm. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ được kích thích và hoạt động mạnh đến mức tấn công các tế bào thần kinh. Do đó, hội chứng Guillain-Barré được xem là bệnh tự miễn.
Trước đây, nghiên cứu trên nhiều bệnh nhân ở Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp, Hy Lạp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Anh cho thấy có mối tương quan giữa Covid-19 và hội chứng Guillain-Barré. Tuy nhiên, nhiều cơ quan y tế, trong đó có Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS), không xem hội chứng Guillain-Barré có liên quan đến Covid-19.
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Đại học Rotterdam (Hà Lan) đã khẳng định một số người nhiễm Covid-19 có thể xuất hiện hội chứng Guillain-Barré. Nhóm nghiên cứu cho biết đây là tình trạng hiếm gặp ở bệnh nhân Covid-19 nhưng không tiết lộ tỷ lệ mắc là bao nhiêu.
Video đang HOT
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phân tích hồ sơ bệnh án của 49 bệnh nhân bị hội chứng Guillain-Barré. Họ khởi phát bệnh từ tháng 1 đến tháng 5.2020 và đều trên 50 tuổi. Kết quả cho thấy 11 người trong số này trước đó đã nhiễm Covid-19.
Các phân tích cho thấy những người mắc hội chứng Guillain-Barré trước đó đã từng mắc Covid-19. Mối liên hệ nhân quả của hai căn bệnh này cần được thừa nhận, tiến sĩ thần kinh học Bart Jacobs, người dẫn đầu nghiên cứu, cho biết.
Hầu hết những người mắc hội chứng Guillain-Barré đều phục hồi hoàn toàn. Chỉ khoảng 20% trong số này gặp các vấn đề sức khỏe lâu dài, chẳng hạn như đi lại khó khăn. Bệnh hiếm khi dẫn đến tử vong, theo Daily Mail.
Đây là căn bệnh cần điều trị dự phòng, đừng để bị rồi mới hối thì đã muộn!
Đặc biệt, nếu trong nhà bạn có người cao tuổi thì càng không thể bỏ qua cách điều trị dự phòng căn bệnh này nhé!
Tai biến mạch máu não cần điều trị dự phòng, đừng để bị rồi mới hối thì đã không kịp
Theo BS Vũ Thị Khánh Vân (Nguyên trưởng khoa A9, Bệnh viện Y học cổ truyền quân đội), phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng thực phẩm chức năng hiện nay là xu hướng hàng đầu để chăm sóc sức khỏe toàn diện, ít rủi ro bệnh tật hoặc phòng tránh bệnh nặng không mong muốn. Tai biến mạch máu não là một trong những bệnh cần điều trị dự phòng như vậy.
Tai biến mạch máu não còn gọi là đột quỵ não là tình trạng một phần não bị tổn thương do dòng máu đến nuôi dưỡng bị giảm hoặc ngưng đột ngột gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân.
Tai biến mạch máu não còn gọi là đột quỵ não là tình trạng một phần não bị tổn thương do dòng máu đến nuôi dưỡng bị giảm hoặc ngưng đột ngột.
Tai biến mạch máu não bao gồm nhồi máu não và xuất huyết não, màng não. Đây là bệnh lý gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam và thế giới, để lại nhiều di chứng và tốn kém chi phí điều trị. Việc không dự phòng bằng những thực phẩm chăm sóc sức khỏe có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc trong thời gian ngắn ngủi.
Thế nhưng, có một sự thật là thời gian gần đây, trong thị trường thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là thực phẩm có nguồn gốc Đông y đang gặp phải nhiều phản ứng tiêu cực. Trong đó nổi bật nhất là vụ "nhà tôi 3 đời" chữa khỏi bệnh. Việc thổi phồng công dụng chữa bệnh, quảng cáo sai sự thật, nhiều cửa hàng biến tướng đa cấp, bán hàng online không rõ nguồn gốc, thiếu trách nhiệm với người tiêu dùng.
Trong khi đó, nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng vẫn ngày một tăng cao. PGS.TS Trần Đáng (Chủ tịch Hội Thực phẩm Chức năng Việt Nam) từng khẳng định, không chỉ ở riêng nước ta, sử dụng thực phẩm chức năng đang là xu hướng chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu là vì thế.
Do đó, việc tìm kiếm những sản phẩm chăm sóc sức khỏe thực sự chất lượng luôn là điều mà người dân vô cùng quan tâm. Với bệnh tai biến mạch máu não - không chỉ người cao tuổi mà người trẻ cũng cần chú ý trong cuộc sống hiện đại - càng cần được quan tâm hơn nữa.
Bệnh tai biến mạch máu não đặc biệt đe dọa người cao tuổi, cần có giải pháp dự phòng.
Phòng tránh tai biến mạch máu não, cách nào?
Giới chuyên gia nhận định, tai biến mạch máu não tuy nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu bạn được phát hiện và cấp cứu kịp thời sẽ giảm được các di chứng của bệnh, giúp tỷ lệ hồi phục tăng lên.
Để phòng tránh tai biến mạch máu não, bạn cần lưu ý:
- Không bật điều hòa xuống thấp khi mới đi nắng về, không tắm ngay lúc vừa mới đi nắng về, tắm quá khuya hoặc nhiều lần trong ngày... Đây là những thói quen rất hay gặp trong tiết trời nắng nóng hiện nay. Điều này khiến cơ thể bị sốc nhiệt, các tĩnh mạch giãn ra, huyết áp giảm. Những người có huyết áp thấp, huyết áp không ổn định còn có thể xuất hiện hiện tượng thiếu máu não nghiêm trọng, nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ và tử vong.
- Tránh các yếu tố nguy cơ bằng cách có những thói quen sống tích cực như: Không lạm dụng bia rượu. Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích. Tránh tình trạng béo phì bằng cách tập thể dục hàng ngày. Tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài. Chế độ ăn nên có nhiều rau, hoa quả. Hạn chế ăn quá mặn, quá nhiều mỡ động vật.
- Kiểm soát và điều trị tốt các bệnh: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ, bệnh lý tim mạch,... bằng cách đo huyết áp hàng ngày, kiểm soát tốt đường máu, lượng mỡ trong máu.
Tai biến mạch máu não tuy nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu bạn được phát hiện và cấp cứu kịp thời giảm được các di chứng của bệnh, giúp tỷ lệ hồi phục tăng lên.
- Bỏ thói quen ngồi nhiều/ thức khuya: Thức khuya kéo dài nhiều đêm có thể làm kích thích và tổn thương mạch máu. Khi thức quá khuya hoặc tâm trạng quá căng thẳng, lo lắng, áp lực, các hormone trong mạch máu có thể khiến cảm xúc bùng phát, chúng sẽ tiếp tục tiết ra các chất adrenaline và kích thích tố khác, có thể gây ra bất thường trong mạch máu và gây đột quỵ.
- Không ngồi hoặc nằm nhìn chằm chằm vào điện thoại di động hay các thiết bị điện tử trong một thời gian dài có thể làm nén các mạch máu ở cổ gây ra tình trạng ứ đọng mạch máu và có thể hình thành các cục máu đông. Nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra, sẽ gia tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm hỗ trợ phòng ngừa tai biến mạch máu não như An Cung Ngưu Hoàng Hoàn (của Dược Phẩm Đông Á) , Khai Tâm Hoàn (của Ngũ Phúc Đường)... Đây đều là những sản phẩm từ Đông y, được sản xuất trên công nghệ hiện đại với nguồn dược liệu đảm bảo, minh bạch. Khi sử dụng nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, chuyên gia để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Những tháng cao điểm bệnh viêm não Nhật Bản: Cần đề phòng cho trẻ Viêm não Nhật Bản có thể diễn ra quanh năm nhưng cao điểm từ tháng Năm đến tháng Tám, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em độ tuổi từ 2 đến 8 tuổi. Bệnh nhi mắc viêm não Nhật Bản đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. (Ảnh: PV/Vietnam ) Tính từ...