Phát hiện “công tắc” biến thuốc thông thường thành vũ khí chống ung thư
Các nhà khoa học đến từ Đại học Southampton (Vương quốc Anh) đã phát hiện ra cách để biến đổi thuốc kháng thể, vốn được phát triển để điều trị bệnh tự miễn thành vũ khí chống lại ung thư.
Bệnh tự miễn là bệnh sinh ra do sự rối loạn xảy ra trong hệ miễn dịch. Ở người mắc bệnh tự miễn, hệ miễn dịch lại xem chính các tế bào nào đó của cơ thể là các tác nhân xâm hại nên quay ra tấn công chúng. Một số bệnh tự miễn phổ biến có thể kể đến là: đái tháo đường type 1, lupus ban đỏ (SLE), hội chứng Sjgren, hội chứng Churg-Strauss, viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Basedow…
Quay trở lại với nghiên cứu được đề cập ở đầu bài, nhóm tác giả đã tập trung vào 1 phân tử có tên CD40, thường hiện diện trên bề mặt của các tế bào miễn dịch và có vai trò nhất định đối với bệnh tự miễn và ung thư.
Cụ thể, đối với bệnh tự miễn, CD40 được cho là chất xúc tác làm tăng xác suất hệ miễn dịch tấn công vào các mô khỏe mạnh. Ngược lại, đối với bệnh ung thư, CD-40 lại đóng vai trò là chất ức chế, giúp tế bào ung thư “lẩn trốn” hệ miễn dịch.
“Nhắm vào CD40 với thuốc kháng thể có thể là chìa khóa cho cả 2 loại bệnh lý”, GS Mark Cragg, đại diện nhóm tác giả, nhận định.
Video đang HOT
Để làm được điều này, nhóm tác giả đã phát triển thuốc kháng thể theo 2 hướng: hoạt hóa (chất chủ vận) hoặc ức chế (chất đối kháng) con đường miễn dịch CD40. Điều đáng chú ý là kháng thể đối kháng CD40 lại có thể dễ dàng chuyển đổi thành chất chủ vận, bằng cách thay đổi một phần cấu trúc của kháng thể.
Chất chủ vận được tạo ra bằng phương pháp này thậm chí có khả năng kích thích sự tấn công của hệ miễn dịch và điều trị ung thư hiệu quả hơn cả các loại kháng thể nhắm vào CD40, đang được thử nghiệm lâm sàng.
“Có thể chuyển đổi linh hoạt giữa thuốc chữa bệnh tự miễn và thuốc điều trị ung thư, thông qua 1 chiếc “công tắc” đơn giản thực sự là một điều rất mới mẻ. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục nghiên cứu sâu vào cơ chế của hiện tượng chuyển đổi này và hi vọng rằng, nó có thể được áp dụng với nhiều loại thuốc khác” – GS Mark Cragg nhấn mạnh.
Thấy 4 dấu hiệu này ở mắt, nên đi gặp bác sĩ ngay!
Mắt là một trong những bộ phận nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất của cơ thể. Nhiều người thường đến bác sĩ khi bị chấn thương hoặc cần kiểm tra các tật khúc xạ.
Cử động mắt bất thường, khô mắt, mắt lồi, mất thị lực tạm thời... là những triệu chứng bất thường ở mắt, mà bạn cần đi gặp bác sĩ ngay - Ảnh minh họa: Shutterstock
Một số triệu chứng khác về mắt dù cần phải được điều trị nhưng thường không được mọi người quan tâm đúng mức.
Khi thấy những dấu hiệu sau, người mắc cần tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách:
1. Cử động mắt bất thường
Nếu bạn cảm thấy mắt mình cứ đảo qua đảo lại một cách không tự chủ thì hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh, từ tổn thương cơ mắt đến tổn thương thần kinh, theo MSN.
2. Khô mắt mạn tính
Nhiều người thỉnh thoảng bị khô mắt. Nguyên nhân có thể là do thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với các chất kích thích. Tuy nhiên, khô mắt mạn tính có thể là triệu chứng của hội chứng Sjogren.
Đây là loại bệnh tự miễn ảnh hưởng đến khả năng tiết chất dịch của các tuyến ngoại tiết. Căn bệnh này không chỉ gây khô mắt mà còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và ung thư hạch bạch huyết, các chuyên gia cho biết.
3. Mắt lồi
Mắt lồi có thể là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nguy hiểm là bệnh mắt tuyến giáp (TED). Đây là dạng bệnh tự miễn hiếm gặp có thể làm tổn hại nặng đến thị giác, thậm chí mù lòa, bác sĩ nhãn khoa Gary Lelli tại Trung tâm y tế Weill Cornell (Mỹ) cho biết.
Ngoài ra, mắt lồi còn có khả năng là dấu hiệu của Graves, một bệnh rối loạn hệ miễn dịch khiến cơ thể tiết quá nhiều hoóc môn tuyến giáp. Một số triệu chứng khác của bệnh là khát nước, sụt cân, đỏ mắt, mờ mắt, theo MSN.
4. Đứng dậy bỗng không còn thấy gì trong một lúc
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn đứng dậy sau khi ngồi mà bỗng không thấy gì, một lúc sau mới thấy lại. Tình trạng mất thị lực tạm thời này là lời cảnh báo lưu thông máu gián đoạn đến mắt, thần kinh thị giác hoặc não.
Bỗng dưng không thấy gì còn là triệu chứng của tụt huyết áp, bệnh mạch máu và tăng áp lực nội sọ, theo MSN.
Ngọc Quý
Gia đình có nhiều người cùng mắc ung thư PGS Trần Ngọc Lương - Giám đốc BV Nội tiết trung ương cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân S bị ung thư tuyến giáp, trong đó em gái của chị S cũng bị ung thư tuyến giáp. Chị N.T.S (35 tuổi, đến từ Bắc Ninh) phát hiện mắc basedow từ khi còn là sinh viên đại học. Chị N.T.S (35...