Phát hiện chủng nấm mới dễ lây truyền qua đường tình dục
Mới đây, các chuyên gia y tế của Hoa Kỳ đã cảnh báo về các chủng nấm mới dễ lây lan sau khi một người đàn ông ở độ tuổi 30 tại thành phố New York mắc bệnh hắc lào lây truyền qua đường tình dục, đây là trường hợp đầu tiên được báo cáo tại Hoa Kỳ.
Theo các báo cáo mới được công bố, hai bệnh nhiễm nấm ngoài da hiếm gặp dễ lây truyền qua đường tình dục đang bùng phát ở Hoa Kỳ là Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton indotineae. Nhiễm trùng này có khả năng lây lan qua quan hệ tình dục và có thể kháng lại các loại thuốc chống nấm tiêu chuẩn.
1. Trichophyton mentagrophytes loại VII lây truyền qua đường tình dục
Bệnh hắc lào lây truyền qua đường tình dục do một loại nấm hiếm gặp gây ra đã được báo cáo lần đầu tiên ở Hoa Kỳ là Trichophyton mentagrophytes loại VII (TMVII).
Tiến sĩ Avrom S. Caplan, phó giáo sư khoa da liễu của Trường Y khoa Grossman thuộc Đại học New York cho biết: “Trichophyton mentagrophytes loại VII (TMVII) là loại mới nhất trong nhóm các bệnh nhiễm trùng da nghiêm trọng hiện đã xuất hiện ở Hoa Kỳ”.
Trichophyton mentagrophytes là một loại nấm gây bệnh hắc lào ở người, mèo, chó và các vật nuôi khác. Theo CDC Hoa Kỳ, một loại phụ của loại nấm này có thể lây nhiễm qua quan hệ tình dục.
Tiến sĩ Caplan là đồng tác giả của một nghiên cứu trường hợp mới được công bố về một người đàn ông New York không rõ danh tính bị nhiễm TMVII với phát ban xuất hiện trên dương vật, mông và chân tay.
Các trường hợp mắc TMVII đang gia tăng ở châu Âu, đặc biệt là ở một số người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới. Trường hợp trong nghiên cứu nói trên đã đến Anh, Hy Lạp, California và có quan hệ tình dục với đàn ông trong suốt chuyến đi của mình, tuy nhiên không ai trong số họ tiết lộ các vấn đề về da tương tự.
Video đang HOT
Tiến sĩ John G. Zampella, tác giả chính của nghiên cứu, khuyên rằng: “Do bệnh nhân thường ngại hỏi hoặc đi khám về các vấn đề ở bộ phận sinh dục nên bác sĩ cần hỏi trực tiếp về các vết phát ban quanh háng và mông, đặc biệt là những người có hoạt động tình dục, vừa đi du lịch nước ngoài và báo cáo về các vùng ngứa ở những nơi khác trên cơ thể “.
TS. Zampella lưu ý rằng các bệnh nhiễm trùng do TMVII gây ra dường như đáp ứng với các liệu pháp chống nấm tiêu chuẩn như thuốc terbinafine (còn gọi là Lamisil) nhưng có thể mất nhiều tháng mới khỏi. Chúng cũng dễ bị nhầm lẫn với các tổn thương do bệnh chàm gây ra, điều này làm chậm quá trình điều trị.
Quan hệ tình dục an toàn để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2. Một loại nhiễm trùng da tương tự – Trichophyton indotineae
Trichophyton indotineae chủ yếu được xác định ở Ấn Độ và Bangladesh nhưng hiện đang lan rộng trên toàn cầu. Hai trường hợp đầu tiên được xác nhận ở Hoa Kỳ được báo cáo ở bang New York vào năm ngoái nhưng Tiến sĩ Avrom S. Caplan cho biết các trường hợp trước đó có thể đã không được phát hiện.
Loại nhiễm trùng da ngứa và dễ lây lan này gây ra phát ban tương tự TMVII đang trở thành thách thức lớn đối với các bác sĩ da liễu. Các nhà nghiên cứu tại Trường Y Grossman thuộc Đại học New York cho biết Trichophyton indotineae lần đầu tiên được xác nhận tại Hoa Kỳ vào năm ngoái thường kháng lại phương pháp điều trị bằng terbinafine.
Thuốc viên chống nấm itraconazole mang lại kết quả tốt hơn nhưng Tiến sĩ Caplan cảnh báo rằng loại thuốc này có thể tương tác với các loại thuốc khác và gây buồn nôn, tiêu chảy cùng nhiều tác dụng phụ khác.
Tiến sĩ Caplan cho biết các bác sĩ da liễu nên chú ý đến TMVII và Trichophyton indotineae và nhóm nghiên cứu hy vọng sẽ mở rộng nghiên cứu về hai loài nấm này trong thời gian sắp tới.
TMVII, Trichophyton indotineae và các bệnh nhiễm nấm bề mặt khác thường trông rất giống nhau và chỉ có thể được phân biệt thông qua xét nghiệm nâng cao, chẳng hạn như phân tích DNA.
Nhận thức sai lệch khi sử dụng PrEP phòng ngừa HIV
Thuốc PrEP chỉ bảo vệ khỏi HIV, không chống lại các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, sùi mào gà, giang mai, herpes sinh dục, viêm gan B,...
Anh N.T.H., 29 tuổi, ngụ tại Quận 3 (TPHCM) đi khám nam khoa với các triệu chứng sốt, tiểu nóng rát, lỗ tiểu sưng đỏ và chảy dịch mủ vàng. Anh không ngần ngại cho biết rằng mình là người đồng tính nam, có mối quan hệ phức tạp và thường xuyên giải quyết "nhu cầu cá nhân" với những người quen trên mạng, app hẹn hò.
Vì nghĩ mình có "bộ giáp" PrEP bảo vệ nên anh H. bỏ qua việc sử dụng bao cao su trong lúc quan hệ tình dục. Gần đây, anh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng bất thường và cảm thấy vô cùng lo sợ.
Kết quả anh H. bị cùng lúc cả bệnh lậu và Chlamydia, phải điều trị khoảng 3 tuần sau đó theo dõi, đánh giá tình hình.
PrEP có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa HIV khi được sử dụng đúng theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Trường hợp khác là anh B.Q.V., 35 tuổi, quê Long An, cũng đến khám với các triệu chứng mọc mụn thịt quanh hậu môn, cảm giác cộm, ngứa ngáy và tiết dịch nhầy có mùi khó chịu ở hậu môn.
Anh chia sẻ mình dùng thuốc PrEP mỗi ngày để phòng ngừa HIV và nghĩ nó cũng ngăn ngừa tất cả các bệnh tình dục nên anh thường quan hệ không dùng bao cao su. Kết quả, sau một lần vui vẻ qua "cửa sau" anh xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ bị sùi mào gà và đã đi khám.
Sau khi làm các xét nghiệm, anh V được chẩn đoán sùi mào gà và viêm hậu môn, bệnh nhân điều trị bằng thuốc 7 ngày để giảm triệu chứng viêm, sau đó laser đốt sùi.
Trực tiếp thăm khám và tư vấn những ca này, TS.BSCKII Trà Anh Duy - Thành viên Hội Y học giới tính Thế giới (ISSM) cho biết, dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc PrEP (viết tắt từ tiếng Anh - Pre-exposure prophylaxis ), điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Nó có nghĩa là một người có hành vi nguy cơ cao dễ bị lây nhiễm HIV nhưng chưa bị nhiễm HIV sử dụng thuốc kháng virus (ARV) mỗi ngày để dự phòng không bị nhiễm HIV.
PrEP có hiệu quả cao trong việc phòng ngừa HIV khi được sử dụng đúng theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), PrEP có thể giảm nguy cơ nhiễm HIV khoảng 90% qua quan hệ tình dục và 74% ở những người tiêm chích ma túy.
Hiện nay, hàng chục nghìn người tại Việt Nam đang sử dụng PrEP để dự phòng lây nhiễm HIV và số lượng này chắc chắn sẽ còn tăng. Tuy nhiên, cần hiểu rằng PrEP chỉ bảo vệ khỏi HIV, không chống lại các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs) khác như lậu, sùi mào gà, giang mai, herpes sinh dục, viêm gan B,... Do đó, việc sử dụng bao cao su vẫn là cần thiết để đảm bảo an toàn.
TS.BSCKII Trà Anh Duy khuyến cáo, người dùng PrEP cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi HIV và các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác, cũng như theo dõi các tác dụng phụ của thuốc. Việc kết hợp PrEP với các biện pháp bảo vệ khác như sử dụng bao cao su và tuân thủ hướng dẫn y tế là điều kiện tiên quyết để đạt được hiệu quả bảo vệ tối đa.
Người đàn ông hớt hải đi khám nam khoa vì bị đau họng mãi không khỏi Người đàn ông U40 tuổi bước vào phòng khám nam khoa với tâm trạng lo lắng. Anh cho biết dạo này mình hay bị đau họng tái đi tái lại mãi không khỏi, có mấy cái nốt trợt vùng miệng. Tại Phòng khám Nam khoa, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cơ sở Trương Công Giai, Cầu Giấy, người đàn ông chia...