Phát hiện bất ngờ về tác dụng của đu đủ ít được nói đến
Quả đu đủ vẫn luôn là trái cây được nhiều người ưa thích nhưng ít ai biết rằng, đu đủ có những tác dụng chữa nhiều bệnh dưới đây.
Theo Đông y, đu đủ có tên mộc qua, tính hàn, vị ngọt mùi hơi hắc. Tác dụng thanh nhiệt, bổ tỳ, làm mát gan, nhuận tràng, giải độc, tiêu thũng. Quả đu đủ xanh được sử dụng để nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay, chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema…
Thành phần trong quả đu đủ
Đu đủ chín chứa khoảng 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit acid hữu cơ, vitamin: A, B, C, 0,9% chất béo, xenluloz (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin.
Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy, trong 100g đu đủ có 74 – 80mg vitamin C (vitamin chủ yếu trong đu đủ), caroten (tiền vitamine A) 500 – 1.250UI. Ngoài ra, còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men, các khoáng chất như: kali (179mg), canxi, magiê, sắt và kẽm.
Còn đu đủ xanh, ngoài các chất có trên còn có chứa 4% chất nhựa latex màu trắng đục là hỗn hợp của nhiều proteaza (loại men tiêu hóa chất đạm), trong đó chất chủ yếu là papain. Một cây đu đủ trong một năm cho khoảng 100g nhựa (lấy quả khi còn non trên cây). Ngoài ra còn có chymopapain và papaya protenaza.
Lá đu đủ chứa ancaloit carpain, có tác dụng giống glucozit của dương địa hoàng – Digitalis, họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), làm chậm nhịp tim, diệt amíp. Hạt đu đủ có glucozit caricin và myrosin.
Men papain có tác dụng như men papein của dạ dày, giống men trypsin của tuyến tuỵ trong tiêu hóa các chất thịt. Đặc biệt nó còn có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Staphjllococ và vi trùng thương hàn rất nhạy cảm đối với tác dụng của papain.
Papain còn có tác dụng làm đông sữa và tác dụng làm giảm độc đối với toxin và toxanpunin.
Một số bài thuốc, cách trị liệu dùng đu đủ
Phép dưỡng sinh theo mùa: vào dịp xuân hè, ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm, nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Vào thu đông, ăn đu đủ có tác dụng nhuận táo, ôn bổ tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm. Đu đủ chín có quanh năm và mùa nào dùng cũng tốt cho sức khỏe.
Video đang HOT
Phép dưỡng sinh chống lão suy: đu đủ có tác dụng tốt cho những người chóng già, da mai mái, thể trạng không sung mãn, có các bệnh mạn tính. Cách dùng: đu đủ chín 200g, chuối xiêm 300g, 2 thứ trên xay trong nước dừa non uống hàng ngày. Nếu có mật ong, sữa ong chúa cho vào càng tốt. Nên dùng nóng, tránh dùng lạnh và không cho đá vì bản thân đu đủ có tính hàn.
Ít ngủ, hay hồi hộp: đu đủ chín 100g, chuối 100g, củ cà rốt 100g. Xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.
Trị giun kim: ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói liên tục 3 – 5 hôm.
Viêm dạ dày mãn tính: đu đủ 30g, táo tây 30g, mía 30g sắc uống.
Ho do phế hư: đu đủ xanh 100g, đường phèn 20g hầm ăn, ngày ăn 2 lần vào trưa và tối, ăn trong 3 – 5 ngày.
Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): đu đủ 30g, khoai mài (hoài sơn) 15g, sơn tra 6g, nấu cháo.
Trị đau lưng mỏi gối: đu đủ 30g, ngưu tất 15g, kỷ tử 10g, cam thảo 3g sắc uống.
Chữa bệnh ho, viêm cuống phổi, khàn tiếng hoặc mất tiếng ở trẻ em: hái 5 – 10 hoa đực, đem sao vàng, cho đường phèn hấp hoặc chưng khi nồi cơm cạn nước, cho trẻ uống trong ngày.
Nhuận da, dưỡng nhan sắc, chống lão hóa: đu đủ chín 1 quả 0,5kg, sữa tươi 4 ly, hạt sen 20g (bỏ tim) ngâm mềm cho nở, nếu loại tươi phải bóc vỏ, táo tàu đỏ 2 quả bỏ hột, đường phèn vừa đủ. Cho tất cả vào bát to chưng cách thủy độ 2 giờ cho đến khi hạt sen mềm là được. Ăn nóng.
Dùng làm mỹ phẩm (dùng ngoài): ở nước ngoài, người ta dùng đu đủ chín bỏ vỏ, hạt, nghiền mịn làm mặt nạ lột da mặt, giúp khỏi mụn trứng cá (Paul Neinast – Dallas).
Đu đủ xanh nghiền nát với nước dùng bôi mặt hoặc tay để chữa các vết tàn hương ở mặt, tay, còn dùng chữa chai chân và bệnh eczema…
Chữa đau đầu: lấy lá đu đủ tươi giã nát, gói vào miếng gạc, đắp thái dương.
Các công dụng khác của đu đủ:
- Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm. Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa.
- Chữa gai cột sống: hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20 – 30 ngày.
Đu đủ cung cấp tương đối nhiều năng lượng. 100g đu đủ chín cung cấp 44 – 55kcal (đường 12,8%). Do đó, người có đường huyết cao được khuyên không nên dùng nhiều. Nếu ăn hàng ngày 100g đu đủ chín trong nhiều tháng thì phần da lòng bàn tay, bàn chân sẽ bị vàng do một vài loại trong số 19 carotenoid trong đu đủ đào thải chậm. Nếu ngưng ăn đu đủ vài tháng thì hiện tượng vàng da sẽ tự hết.
BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI
Sức Khỏe & Đời Sống
Giảm nhiều bệnh nhờ ăn đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây phổ biến, ngon miệng mà hầu hết chúng ta đều thích. Theo y học Ấn Độ Ayurveda, đu đủ có khả năng điều trị và thậm chí chữa bệnh một số bệnh dưới đây, theo boldsky.
Ảnh: Shutterstock
Khó tiêu
Theo Ayurveda, ăn đu đủ thường xuyên có thể kích thích sản xuất dịch tiêu hóa khỏe mạnh và điều trị chứng khó tiêu một cách hiệu quả.
Béo phì
Vitamin C có trong đu đủ có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất và giúp cơ thể thoát khỏi sự tích tụ chất béo nhanh hơn, do đó điều trị bệnh béo phì tự nhiên.
Tim
Đu đủ có nhiều chất chống oxy hóa lành mạnh giúp cải thiện dòng máu từ động mạch đến tim, do đó giúp tim khỏe mạnh.
Đau cơ
Đu đủ chứa một hợp chất gọi là papain, có đặc tính chống viêm có thể điều trị các bệnh như đau khớp và đau lưng hiệu quả.
Thoái hoá điểm vàng
Thoái hóa điểm vàng là một tình trạng rối loạn ở mắt gây ra thị lực mờ và thậm chí mù. Beta-carotene có trong đu đủ có thể giúp đảo ngược tình trạng thoái hóa các tế bào ở mắt.
Hội chứng buồng trứng đa nang PCOS
PCOS là do sự mất cân bằng hoóc môn, trong đó phụ nữ trải qua các giai đoạn bất thường, đôi khi trải nghiệm đau. PCOS cũng có thể gây vô sinh ở phụ nữ. Đu đủ có thể làm tăng sản xuất hoóc môn estrogen trong cơ thể, do đó điều trị PCOS tự nhiên.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Những trường hợp không nên ăn đu đủ Đu đủ có chứa chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác có lợi cho sức khỏe. Đu đủ rất bổ dưỡng, nhưng không nên ăn nó quá nhiều. ẢNH: SHUTTERSTOCK Nhưng trong một số tình trạng sau đây cần tránh ăn quá nhiều đu đủ, nếu không nói là không nên ăn, theo boldsky. Các vấn đề về...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cắt giảm calo có giúp giảm mỡ bụng?

Không chủ quan khi mắc bệnh basedow trong thai kỳ

Ca phẫu thuật phức tạp cứu sống người đàn ông bị liệt và nhiễm nấm cột sống

7 lý do để thêm gạo lứt vào chế độ ăn uống

Nước ép cần tây có tác dụng phụ không?

Lần đầu tiên phát triển thuốc trị chứng rối loạn gây cảm giác đói không kiểm soát ở trẻ em

Đồng Nai ghi nhận ca tử vong do sởi đầu tiên trong năm 2025

Người đàn ông cùng lúc mắc 2 loại ung thư dạ dày, thực quản

2 loại rau kiểm soát tiểu đường nhưng người Việt thường ăn sai cách

Hà Nội thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực y tế

Điều gì xảy ra với cột sống cổ khi sinh hoạt sai tư thế

Triệu chứng báo hiệu bị cường giáp
Có thể bạn quan tâm

Phát hiện em dâu tương lai là 'bé đường', tôi không dám nói vì sợ mình lộ tẩy
Góc tâm tình
07:20:20 21/05/2025
4 chòm sao tài vận hanh thông bất ngờ ngày 21/5
Trắc nghiệm
07:16:30 21/05/2025
Cô gái xinh đẹp bỗng bị bố "rao bán", tặng kèm hồi môn, biết lý do ai cũng sốc
Netizen
07:15:56 21/05/2025
Giấu 9 thỏi vàng quanh bụng, người đàn ông không ngờ bị lộ tẩy ở cửa khẩu
Pháp luật
07:12:41 21/05/2025
Thùy Tiên bị bắt: Phim "đắp chiếu" mất hàng chục tỷ, NSX có khởi kiện?
Hậu trường phim
07:00:30 21/05/2025
Thuỳ Tiên vướng lao lý, "bé hai" trợ lý nói đúng 4 chữ, dì Dung khóc sưng mắt?
Sao việt
06:58:21 21/05/2025
Toàn cảnh cuộc chiến ngầm của Anna Kendrick và mỹ nhân đẹp nhất thế giới
Sao âu mỹ
06:57:13 21/05/2025
Album phòng thu đầu tiên của nhóm RIIZE: Hành trình âm nhạc vươn ra thế giới
Nhạc quốc tế
06:53:51 21/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 41: Cả nhà vỡ oà nghe kết quả xét nghiệm của bố Bình
Phim việt
06:44:38 21/05/2025
Mỹ nhân showbiz tổ chức buổi tiệc "cháy" nhất từ trước tới nay, mời dàn mỹ nam khoe body bỏng mắt
Sao châu á
06:25:33 21/05/2025