Phát động Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử
Bài giảng giúp học sinh tự học, học trực tuyến hoặc sử dụng dạy học kết hợp (giữa tự học, học trực tuyến và dạy học trên lớp); phù hợp với các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về mục tiêu, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của bài học.
Nhằm mục đích xây dựng kho học liệu số ngành Giáo dục có chất lượng; nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động dạy, học; đồng thời, tôn vinh trí tuệ, sức sáng tạo của các nhà giáo trong đổi mới nội dung và đổi mới phương pháp dạy học, Bộ GD&ĐT, Hệ tri thức Việt số hóa và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp phát động, đồng hành và tổ chức Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử.
Theo đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành thể lệ Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử. Theo đó, cuộc thi được tổ chức trên phạm vi toàn quốc. Đối tượng dự thi là nhà giáo đã và đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Tác giả có thể tham gia dự thi theo hình thức cá nhân hoặc theo nhóm (không quá ba tác giả cho mỗi nhóm).
Ảnh minh họa. (Nguồn: TL)
Sản phẩm bài giảng điện tử dự thi gồm: Bài giảng e-Learning (là sản phẩm được tạo ra từ các phần mềm thiết kế bài giảng e-learning); Video bài giảng (là bài giảng được giáo viên thiết kế và ghi hình dưới dạng video). Mỗi sản phẩm kèm theo Kế hoạch bài dạy (giáo án). Các nhà giáo đăng ký, nộp sản phẩm dự thi theo hình thức trực tuyến trên Hệ tri thức Việt số hóa tại địa chỉ igiaoduc.vn.
Kho học liệu số của Hệ tri thức Việt số hóa (igiaoduc.vn) bắt đầu mở tiếp nhận sản phẩm dự thi từ ngày 30/9/2021 đến hết ngày 30/10/2021. Thời hạn cuối cùng Ban Tổ chức tiếp nhận sản phẩm dự thi là 24h00 ngày 30/10/2021. Ban Tổ chức có thể thay đổi thời gian cho phù hợp với tình hình thực tế. Mọi thông tin liên quan đến cuộc thi, sản phẩm dự thi đều được Ban Tổ chức công bố trên hệ thống igiaoduc.vn.
Yêu cầu về sản phẩm dự thi: Bài giảng triển khai được toàn bộ quá trình (các hoạt động) dạy và học (tối thiểu cho một tiết học) thuộc chương trình giáo dục phổ thông (đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 6 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các lớp còn lại theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006).
Bài giảng giúp học sinh tự học, học trực tuyến hoặc sử dụng dạy học kết hợp (giữa tự học, học trực tuyến và dạy học trên lớp); phù hợp với các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về mục tiêu, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của bài học.
Bài giảng cần thể hiện sự sáng tạo của giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ để đạt được một số yêu cầu sau:
Video đang HOT
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Người học có cơ hội được tổng hợp và khuyến khích phát triển các ý tưởng sáng tạo nhằm giải quyết các vấn đề của bài học và thực tiễn.
Đa dạng và hài hòa: Sản phẩm được thiết kế phù hợp với các hình thức học tập khác nhau của học sinh, thể hiện được các phương pháp tiếp cận khác nhau nhằm tạo ra một lộ trình học tập toàn diện.
Tăng cường tự chủ của học sinh: Vai trò của học sinh được xuất hiện xuyên suốt các hoạt động học tập của bài học, là minh chứng rõ ràng về sự trao quyền cho học sinh, các em được tôn trọng và tự tin. Phát huy sự dân chủ và bình đẳng của học sinh trong mọi quyết định liên quan đến hoạt động bài học…
Để tham gia cuộc thi và nộp sản phẩm dự thi, tác giả phải có tài khoản sử dụng trên hệ thống igiaoduc.vn. Tác giả là giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông hoặc trung tâm giáo dục thường xuyên: Hệ thống đã cấp tài khoản cho tác giả với Tên đăng nhập (là mã định danh của từng giáo viên) và mật khẩu có trên phần mềm cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục (tại địa chỉ csdl.moet.gov.vn).
Tác giả liên hệ nhà trường để lấy thông tin tài khoản bao gồm: Tên đăng nhập (theo mã định danh của giáo viên) và mật khẩu. Sản phẩm dự thi có trên 01 thành viên tham gia thì dùng tài khoản của một thành viên làm đại diện để nộp sản phẩm dự thi.
Tác giả không thuộc khoản 3 nêu trên: Thực hiện đăng ký tài khoản thành viên trên Hệ tri thức Việt số hóa (igiaoduc.vn), cung cấp chính xác và đầy đủ thông tin theo yêu cầu./.
"Thay áo" cho trường học vùng biển đảo
Với đặc thù biển đảo, nhiều trường học tại huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) và huyện Cát Bà, Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng) còn khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ.
Cô trò Trường Tiểu học Quan Lạn trong giờ học (Ảnh chụp trước khi dịch bùng phát).
Cùng sự quan tâm của chính quyền, các trường từng bước khắc phục khó khăn, linh hoạt "bù" thiếu đội ngũ để bảo đảm kế hoạch năm học.
Nỗ lực đầu tư
Trường THCS thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn đi đầu trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giảng dạy. Năm học trước, trường được đầu tư 13 phòng học thông minh với trang thiết bị hiện đại gồm: Hệ thống màn hình tương tác thông minh, bảng trượt, camera, webcam trực tuyến cùng với phần mềm dạy học hiện đại. Điều kiện thuận lợi giúp nhà trường nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Thông tin từ Phòng GD&ĐT huyện Vân Đồn, năm học 2021 - 2022, huyện đưa vào sử dụng 2 trường học được xây mới đó là Mầm non Đông Xá và Tiểu học thị trấn Cái Rồng.
Cô Nguyễn Hương Lan - Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Cái Rồng chia sẻ: Năm học tới nhà trường chuyển sang học tại địa điểm mới. Ngôi trường khang trang, sạch đẹp với 25 phòng học đáp ứng việc học 2 buổi/ngày cho học sinh. Trường mới có đầy đủ phòng học bộ môn như: 2 phòng ngoại ngữ, 2 phòng tin học, 1 phòng âm nhạc, 1 phòng mỹ thuật, 1 phòng giáo dục nghệ thuật, với khu hiệu bộ rộng rãi. Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại đáp ứng nhu cầu dạy và học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
Với sự đầu tư trang thiết bị, xây mới các trường học, ngành Giáo dục huyện Vân Đồn từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, nâng số lượng trường đạt chuẩn quốc gia. Bà Nguyễn Hải Yến - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vân Đồn cho hay: Năm học 2021 - 2022 ngành Giáo dục đưa vào sử dụng 40 phòng học, phòng bộ môn. Các trường được bổ sung phòng học như: Tiểu học và THCS Bình Dân 6 phòng; Tiểu học Đông Xá 8 phòng; Tiểu học Hạ Long 1 bổ sung 6 phòng...
Ngành Giáo dục cũng được quan tâm bổ sung các thiết bị dạy học, bàn ghế cho trường còn thiếu với kinh phí 3,9 tỉ đồng. Bên cạnh đó, 31 đơn vị trường học trong huyện được sửa chữa, chỉnh trang môi trường với tổng kinh phí gần 3 tỉ đồng.
Tuy nhiên, Vân Đồn là huyện đảo, với đặc thù địa hình chia cắt với nhiều hòn đảo lớn, nhỏ. Hạn chế bởi điều kiện kinh tế, phương tiện di chuyển cách trở nên nhiều trường học nơi đảo xa chưa được đầu tư, nâng cấp đáp ứng yêu cầu giáo dục mới.
Năm học mới, Trường Tiểu học và THCS Vạn Yên, huyện Vân Đồn dự tính có 223 học sinh. Trường có một điểm chính và 2 phân hiệu. Cô Bùi Thị Thu Huyền - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Vạn Yên, huyện Vân Đồn chia sẻ: Cơ sở vật chất của nhà trường đã cũ nhưng chưa được xây mới do vướng quy hoạch của địa phương. Bảo đảm công tác dạy học, hàng năm nhà trường được quan tâm, sửa chữa các phòng học. Tuy nhiên, trường không có các phòng học bộ môn. Thiết bị đồ dùng mới bảo đảm yêu cầu tối thiểu cho công tác giáo dục nên thầy trò nhà trường cùng nỗ lực khắc phục. Dự kiến năm 2022, nhà trường sẽ được xây mới. Thông tin này khiến các thầy cô giáo, phụ huynh rất phấn khởi.
"Điểm trường Tân Lập, Trường Tiểu học Quan Lạn, xã Quan Lạn (Vân Đồn) hiện nay vẫn ghép cùng điểm trường mầm non. Thiết bị dạy học chủ yếu là "cơ động" từ điểm trường chính mang sang. Điện lưới không ổn định, không có mạng Internet nên việc kết nối dạy học qua mạng, ứng dụng CNTT vào giảng dạy không được thực hiện", cô Huyền nói.
Không riêng gì Tân Lập, nhiều điểm trường lẻ của Vân Đồn còn thiếu thốn, hạn chế về cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Năm thứ 2 thực hiện chương trình mới, nhưng nhiều trường tiểu học trên địa bàn huyện chưa đủ phòng học để tổ chức 2 buổi/ngày trong khi việc huy động các nguồn lực xã hội hóa khó khăn. Khắc phục hạn chế, các nhà trường tập trung phát huy nội lực, ưu tiên cho các lớp đầu khối để "chạy" chương trình.
Giáo viên Trường Tiểu học và THCS Bản Sen, huyện Vân Đồn vệ sinh trường lớp chuẩn bị cho năm học mới. Ảnh: TG
Linh hoạt sắp xếp
Bà Tô Thị Khâm - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Cát Bà, TP Hải Phòng cho hay: Năm học 2021 - 2022 đến gần, đáp ứng nhu cầu thiết bị dạy học, cơ sở vật chất phục vụ chương trình mới, phòng GD&ĐT phối hợp cùng phòng Tài chính - Kế hoạch khảo sát, trang bị thiết bị dạy học cho 6 trường: Mầm non Hoàng Châu, Mầm non Phù Long, Tiểu học Đoàn Đức Thái, Tiểu học và THCS Xuân Đám, THCS thị trấn Cát Bà, THCS thị trấn Cát Hải với tổng kinh phí trên 19 tỉ đồng. Các trường đáp ứng đủ điều kiện cơ sở vật chất đón năm học mới.
Năm học tới, Trường Mầm non và Tiểu học Bạch Long Vĩ, huyện đảo Bạch Long Vĩ, TP Hải Phòng dự kiến có 50 học sinh. Theo thầy Ngô Quang Minh - Hiệu trưởng nhà trường, dù là huyện đảo nhưng nhà trường được đầu tư khá đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ việc dạy học. Đến nay, đồ dùng học tập và SGK cho năm học tới đã chuyển về trường. Nhà trường cũng được sở GD&ĐT hỗ trợ 20 bộ SGK. Dự kiến ngày 23/8, nhà trường tập trung đội ngũ chuẩn bị cho năm học mới.
Theo thông tin từ Phòng GD&ĐT huyện Vân Đồn, đối với 31 đơn vị trực thuộc, số biên chế được giao năm 2021 là 856, số biên chế hiện có là 801. Tính đến 31/5/2022, số GV thiếu theo biên chế là 70 người.
Cô Hoàng Thị Thanh Chải - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quan Lạn trao đổi: Nếu số lượng đội ngũ ổn định như năm học trước, nhà trường cơ bản đủ giáo viên để giảng dạy. Tuy nhiên là đặc thù xã đảo, giáo viên chủ yếu đến theo diện "nghĩa vụ", năm học này nhiều cô xin về đất liền do điều kiện con nhỏ, sức khỏe yếu nên có thể nhà trường sẽ thiếu giáo viên.
Năm nay, nhà trường tuyển sinh 75 trẻ lớp 1, do có nhiều phân hiệu lẻ nên phải chia thành 5 lớp. Với các lớp thực hiện chương trình mới và lớp cuối cấp, nhà trường không thực hiện ghép lớp. Còn lại các lớp khác tại các điểm trường lẻ như Tân Lập, Yến Hải, Sơn Hào, nhà trường linh hoạt ghép lớp bảo đảm sĩ số và đủ giáo viên đứng lớp.
Huyện đã quan tâm, bố trí đầy đủ giáo viên cho các trường theo chỉ tiêu được giao. Hiện, ngành Giáo dục huyện tập trung bồi dưỡng đội ngũ cho năm học tới, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên dạy lớp theo chương trình mới. - Bà Tô Thị Khâm
Giáo dục thời đại 4.0 có những thay đổi như thế nào? Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đã được áp dụng rộng rãi nhằm tăng hiệu quả dạy và học, giúp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai. Bởi vậy, thuật ngữ giáo dục 4.0 được rất nhiều người quan tâm. Vậy giáo dục 4.0 là gì? Giáo dục thời đại 4.0 có những...