Pháp tìm cách thắt chặt quan hệ với châu Á sau khi bị AUKUS qua mặt
Pháp tìm cách tăng cường quan hệ với châu Á sau khi đánh mất quan hệ đối tác ưu tiên với Australia liên quan đến việc Mỹ, Anh, Australia thành lập liên minh an ninh ba bên ( AUKUS).
Tàu ngầm hạt nhân lớp Collins của Hải quân Hoàng gia Australia. Ảnh: EPA
Đại sứ Pháp tại khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương Christophe Penot ngày 7/12 cho biết việc bị loại ra khỏi liên minh AUKUS tạo cho Pháp có thêm động lực để mở rộng can dự với các nước ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Pháp thực trên thực tế đã mở rộng hợp tác với một số nước như Nhật Bản, Ấn Độ trước khi AUKUS ra đời.
“Thực tế, việc mất đi quan hệ đối tác ưu tiên với Australia đã thôi thúc chúng tôi tăng cường hợp tác nhiều hơn, nhưng quả thực Pháp đã làm trước đó rồi. Mục đích là mở rộng can dự với Ấn Độ, với Nhật Bản”, ông Christophe Penot phát biểu trước báo giới ở Singpore. Đại sứ Pháp đang có chuyến công du khu vực, để tham vấn song phương với các đối tác ngay trước thời điểm Pháp đảm nhận cương vị Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) từ tháng 1 tới.
Ông Penot cũng lưu ý rằng Pháp đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Singapore, Indonesia và Việt Nam, đang mở rộng, làm sâu sắc hợp tác với Malaysia, Hàn Quốc và New Zealand. Đây là những nhân tố quan trọng, giúp hỗ trợ can dự của Pháp tại khu vực.
Việc Australia gia nhập AUKUS và hủy hợp đồng đóng mới tàu ngầm trị giá hàng chục tỉ USD ký với Pháp đã khiến Paris nổi giận. Ông Penot mô tả hành động này là “vụng về”, cho rằng nói dễ tạo ra ấn tượng có bất đồng trong liên minh giữa các nước phương Tây.
Lãnh đạo Pháp và Australia điện đàm lần đầu tiên kể từ sau 'cuộc khủng hoảng tàu ngầm'
Ngày 28/10, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm cùng Thủ tướng Australia Scott Morrison.
Đây là cuộc trao đổi đầu tiên của hai nhà lãnh đạo kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng ngoại giao liên quan thỏa thuận tàu ngầm đổ bể giữa hai nước.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Australia Scott Morrison. Ảnh tư liệu: AFP
Theo Điện Elysee, tại cuộc điện đàm, Tổng thống Macron nhắc lại rằng Canberra đã "phá vỡ lòng tin giữa hai nước" khi quyết định hủy bỏ thỏa thuận mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường của Pháp để quay sang tàu ngầm hạt nhân của Mỹ. Ông Macron nêu rõ: "Giờ đây, Chính phủ Australia cần đề xuất các hành động cụ thể nhằm thể hiện thiện chí trong việc xác định lại các cơ sở để hàn gắn mối quan hệ này".
Quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Australia đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tranh cãi liên quan thỏa thuận an ninh 3 bên Australia - Mỹ - Anh (AUKUS). Thỏa thuận mới được ký kết này đã dẫn tới việc Canberra rút khỏi thỏa thuận mua tàu ngầm trị giá 66 tỷ USD ký với một công ty của Pháp từ năm 2016.
Pháp đã triệu các đại sứ của nước này tại Australia và Mỹ về nước để phản đối, đồng thời cũng đang yêu cầu bồi thường tài chính liên quan thương vụ đổ bể này.
Đại sứ Mỹ tại Indonesia khẳng định thỏa thuận AUKUS không nhằm vào quốc gia nào Đại sứ Mỹ tại Indonesia Sung Kim ngày 29/9 khẳng định thỏa thuận an ninh 3 bên Mỹ-Anh-Australia (AUKUS) không nhằm vào một quốc gia cụ thể nào và không đặt các nước trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương "vào tình thế khó xử". Ông Sung Kim phát biểu tại Cuộc tham vấn chiến lược cấp cao Hàn - Mỹ ở...