Pháp tiếp tục điều chiến hạm tới Biển Đông
Tàu sân bay trực thăng cùng hộ vệ hạm của hải quân Pháp sẽ tới Biển Đông vào tháng 5 và tham gia diễn tập với nhóm Bộ Tứ.
Sau khi điều tàu ngầm hạt nhân tấn công Emeraude tới Biển Đông hồi đầu tháng 2, giới chức Pháp ngày 7/3 cho biết sẽ triển khai tàu sân bay trực thăng Tonnerre và hộ vệ hạm Surcouf tới khu vực. Hai chiến hạm này sẽ đi qua Biển Đông hai lần vào tháng 5, động thái nhằm khẳng định sự hiện diện của Pháp trong khu vực.
Đợt triển khai của tàu Tonnerre và Surcouf nằm trong sứ mệnh Jeanne d’Arc thường niên của hải quân Pháp. Đây là sứ mệnh triển khai lực lượng huấn luyện dài ngày của hải quân Pháp, nhằm đưa các khí tài tác chiến tới những khu vực có lợi ích chiến lược để đào tạo học viên sĩ quan hải quân cũng như tang cường giao lưu, hợp tác khu vực.
Hai chiến hạm sẽ tham gia những cuộc diễn tập quy mô lớn cùng hải quân các quốc gia đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm Australia, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ, các thành viên của nhóm Bộ Tứ.
Tàu sân bay trực thăng Tonnerre neo đậu tại Ajaccio, Pháp, tháng 3/2020. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
Một số quốc gia gần đây thông báo kế hoạch triển khai chiến hạm tới khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đức hồi tuần trước cho biết sẽ điều một hộ vệ hạm tới châu Á vào tháng 8 và chiến hạm này sẽ đi qua Biển Đông khi về nước. Đây sẽ là lần đầu tiên Đức điều chiến hạm tới Biển Đông từ năm 2002.
Anh dự kiến đưa nhóm tác chiến tàu sân bay mới tới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vào cuối năm nay và đã lên kế hoạch tổ chức tập trận chung với Nhật Bản. Bộ trưởng Hải quân Anh Ben Wallace mô tả đây là đợt triển khai “quan trọng nhất” của lực lượng này và cho biết sẽ hợp tác với hải quân Mỹ để thực hiện sứ mệnh.
Trung Quốc nêu yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông, nơi tuyến đường biển quan trọng đi qua. Nước này cũng ngang nhiên chiếm đóng, bồi đắp đảo nhân tạo và tiến hành các hoạt động quân sự hóa trái phép trên những thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Collin Koh, chuyên gia thuộc Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratna tại Singapre, nhận định cường độ hiện diện của chiến hạm tại Biển Đông trong năm 2021 là “chưa từng có” nhằm “thể hiện cam kết Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” của các nước.
Hiện diện quân sự Pháp tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đồ họa: Việt Chung .
Pháp có lịch sử hiện diện lâu dài tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và vẫn có các lãnh thổ hải ngoại thuộc khu vực này.
Truyền thông Trung Quốc tuần trước đưa tin quân đội nước này sẽ diễn tập tại Biển Đông suốt tháng 3 để đáp lại các đợt triển khai trinh sát cơ và trinh sát hạm của Mỹ, cũng như đợt điều động nhóm chiến hạm của Pháp tới khu vực.
Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ hồi tuần trước yêu cầu quốc hội duyệt chi khoảng 27 tỷ USD để tăng cường hệ thống tên lửa tấn công chính xác, phòng không và các năng lực khác nhằm đối phó tham vọng quân sự của Trung Quốc.
Pháp điều tàu chiến đến Biển Đông
Pháp đang tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông khi gửi tàu chiến tới khu vực này trước thềm cuộc tập trận với Mỹ và Nhật bản.
Hải quân Pháp cho biết một tàu sân bay trực thăng Tonnerre và hộ vệ hạm Surcouf đã rời cảng quê nhà Toulon hôm 18/2 và sẽ đến Thái Bình Dương để thực hiện sứ mệnh kéo dài 3 tháng. Trang Naval News đưa tin các tàu chiến Pháp sẽ đi qua Biển Đông hai lần và tham gia một cuộc tập trận kết hợp với quân đội Nhật Bản và Mỹ vào tháng 5.
Hạm trưởng tàu Tonnerre Arnaud Tranchant cho biết hải quân Pháp sẽ hoạt động để tăng cường quan hệ đối tác giữa nước này với 4 quốc gia thành viên Đối thoại Tứ giác An ninh (Bộ Tứ), gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia.
Khi được hỏi liệu có ý định đi qua eo biển Đài Loan hay không, Tranchant cho biết "vẫn chưa lập hải trình cho khu vực này".
Tàu ngầm Émeraude và tàu tiếp tế Seine tuần tra Biển Đông. Ảnh: Twitter/Florence Parly.
Tàu hải quân Pháp cũng từng thực hiện các sứ mệnh tương tự vào năm 2015 và 2017 khi đi qua Biển Đông, song các nhà phân tích cho rằng cuộc tập trận sắp với là dấu hiệu cho thấy nước này đang tăng hiện diện ở khu vực.
Pháp tuần trước cũng điều tàu ngầm tấn công hạt nhân Émeraude và tàu tiếp tế Seine đến tuần tra ở Biển Đông, nhằm thách thức các yêu sách của Trung Quốc trong vùng biển này.
Các chuyên gia nhận định Pháp sẽ gia tăng phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông bằng cách tăng tần suất hoạt động trong khu vực, nhằm duy trì "sự hiện diện bình thường".
Phó Côn Thành, lãnh đạo Viện Biển Đông tại Đại học Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Quốc, cho rằng các cuộc tuần tra và tập trận như trên là "đáng báo động" và Trung Quốc nên suy nghĩ về cách đối phó.
"Rõ ràng là Mỹ hy vọng sẽ kết hợp với các đồng minh NATO để phô trương sức mạnh ở Biển Đông bằng các cuộc tập trận và các hoạt động tự do hàng hải", ông Phó nhận định.
Pháp từng tiến hành một số hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông cùng với các nước như Anh, Mỹ để phản đối các động thái và yêu sách của Trung Quốc. Hồi tháng 9 năm ngoái, Pháp, Đức và Anh hay còn gọi là nhóm E3, đã gửi công hàm chung lên Liên Hợp Quốc, phản bác những yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu sân bay trực thăng thứ ba Trung Quốc hạ thủy có gì đặc biệt? Hôm 29/1, Trung Quốc hạ thủy tàu tấn công đổ bộ Type 075 thứ ba - tàu sân bay trực thăng với khả năng thực hiện các nhiệm vụ đổ bộ. Với sự hỗ trợ của một số tàu kéo, tàu tấn công đổ bộ Type 075 nội địa thứ ba của Trung Quốc được hạ thủy từ Nhà máy đóng tàu Hudong-Zhonghua,...