Pháp thừa nhận công tác tình báo thất bại toàn diện
Gần tám tháng sau vụ tấn công khủng bố ở Pháp ngày 13-11-2015, ngày 5-7 (giờ địa phương), ủy ban điều tra về vụ tấn công của Quốc hội đã công bố kết quả điều tra sau khoảng 200 giờ nghe điều trần. Kết luận điều tra nêu các điểm chính như sau:
Vụ tấn công nhà hát Bataclan
Theo báo Libération (Pháp), báo cáo của Ủy ban Điều tra Quốc hội ghi nhận không thể tránh được vụ tấn công nhà hát Bataclan (ảnh)dù cơ quan tình báo đã biết có đe dọa trong năm 2009 và năm 2015. Lý do vì thông tin về mối đe dọa không rõ ràng. Báo cáo nhận định lực lượng đặc nhiệm đã can thiệp nhanh chóng, hiệu quả và chứng tỏ tinh thần cộng tác.
Quản lý các vụ tấn công
Báo cáo ghi nhận trong quá trình xảy ra tấn công không có quyết định sai lầm lớn, tuy nhiên Pháp chưa sẵn sàng đối phó với các vụ tấn công của các phần tử cực đoan trên quy mô như thế. Báo cáo ghi nhận công tác cấp cứu đã được quản lý trong điều kiện tốt nhất có thể trong bối cảnh lúc đó. Trở ngại chính là công tác sơ tán các nạn nhân bị chậm trễ do lực lượng cấp cứu không thể vào phạm vi đã bị lực lượng can thiệp phong tỏa.
Công tác tình báo của Pháp
Video đang HOT
Trong điều trần, hai lãnh đạo tình báo đã thừa nhận các vụ tấn công xảy ra trong năm 2015 đã chứng tỏ công tác tình báo thất bại toàn diện. Báo cáo nhận xét trước nguy cơ khủng bố quốc tế, Bộ Nội vụ cần đặt ra yêu cầu cao hơn về tình báo và phải lập cơ quan quốc gia về đấu tranh chống khủng bố. Ủy ban Điều tra Quốc hội đề nghị tổ chức lại bộ máy tình báo tập trung vào một cơ quan quốc gia trực thuộc thủ tướng theo mô hình Hội đồng An ninh Quốc gia của Mỹ được thành lập sau vụ tấn công khủng bố nước Mỹ ngày 11-9-2001.
Ban bố tình trạng khẩn cấp
Báo cáo ghi nhận tình trạng khẩn cấp được ban bố sau vụ tấn công khủng bố ngày 13-11-2015 ở Paris và chiến dịch quân sự Sentinelle được triển khai đầu năm 2015 (sau vụ báo Charlie Hebdo bị tấn công) chỉ mang lại kết quả hạn chế cho an ninh quốc gia.
Báo cáo cũng ghi nhận những kẽ hở trong quản lý phạm nhân là phần tử cực đoan và kẽ hở trong công tác giám sát tư pháp (phần tử nguy hiểm bị cấm xuất cảnh vẫn sang Syria gia nhập khủng bố).
D.THẢO
Theo PLO
Xấu mặt vì Musudan, Triều Tiên "víu" vào tên lửa khác?
CHDCND Triều Tiên tuyên bố nước này vừa phóng thử thành công một tên lửa đạn đạo có tên là Hwasong-10, hãng thông tấn KCNA đưa tin.
Ảnh minh họa
Tin tức về vụ thử thành công tên lửa Hwasong-10 được đưa ra vài giờ sau khi hãng tin Yonhap của Hàn Quốc cho biết Triều Tiên vừa thực hiện hai vụ phóng tên lửa thất bại liên tiếp vào buổi sáng ngày hôm qua (22/6). Hai tên lửa đó đều rơi xuống biển Nhật Bản.
"Bình Nhưỡng đã phóng đi một tên lửa không xác định từ khu vực gần Wonsan lúc khoảng 5h58 sáng", Bộ Tổng tham mưu Quân đội Hàn quốc hôm qua cho hãng tin Yonhap biết. Hai tiếng sau đó, Triều Tiên tiếp tục bắn đi một tên lửa nữa.
Giới chức quân sự Mỹ và Hàn Quốc cho rằng, hai tên lửa mà Triều Tiên bắn đi sáng ngày hôm qua là thuộc loại tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan. Vụ phóng đầu tiên đã thất bại. Tên lửa thứ hai đã đạt được một độ cao nhất định theo hướng về phía Nhật Bản trước khi rơi xuống biển, cách vị trí nó được bắn đi khoảng 400km.
Đây là lần thứ 5 liên tiếp Triều Tiên tiến hành một vụ thử thất bại đối với tên lửa Musudan.
Musudan là tên lửa có tầm bắn ước tính lên tới từ 2.500 đến 4.000km. Với tầm bắn như thế này, Musudan có thể đe doạ toàn bộ lãnh thổ của Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như các căn cứ quân sự của Mỹ ở đảo Guam.
Tên lửa Musudan lần đầu tiên được tiết lộ tại một cuộc diễu binh quân sự ở thủ đô Bình Nhưỡng vào tháng 10 năm 2010 và được tuyên bố là một tên lửa do Triều Tiên hoàn toàn tự chế tạo. Giới phân tích an ninh và quân sự cho rằng, đó là một tên lửa tầm trung di động với đầu đạn đơn và nhiên liệu phản lực lỏng. Tên lửa Musudan được thiết kế dựa trên tên lửa R-27 của Nga và sử dụng công nghệ tên lửa Scud có từ thời Xô-viết. Triều Tiên được tin là đang sở hữu trong tay tới 30 tên lửa Musudan và loại tên lửa này lần đầu tiên được triển khai là vào năm 2007 dù cho đến tận năm nay chúng mới thực sự được đưa vào bắn thử.
5 vụ phóng thử tên lửa Musudan thất bại liên tiếp nói trên rõ ràng đã khiến chính quyền của Chủ tịch Kim Jong Un mất mặt bởi trong thời gian qua họ đang ra sức tuyên truyền về những bước tiến mạnh mẽ trên con đường phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của nước này. Nhiều nước sẽ có thêm lý do để nghi ngờ về sức mạnh tên lửa, hạt nhân thực sự của Triều Tiên.
Tuy nhiên, Chủ tịch trẻ của Triều Tiên hôm qua tuyên bố, sau khi giám sát vụ phóng thử một tên lửa đạn đạo chiến lược tầm trung, ông này tin rằng, nước ông "chắc chắn có khả năng tấn công" các lợi ích của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Vụ phóng thử đã diễn ra thành công mà không gây ảnh hưởng gì đến an ninh của các nước láng giềng, hãng tin KCNA đưa tin, ám chỉ đến tên lửa có tên là Hwasong-10.
"Chúng ta đã có năng lực chắc chắn để có thể tấn công theo một cách toàn diện và thực dụng nhằm vào các lợi ích của Mỹ ở Thái Bình Dương", hãng tin KCNA dẫn lời ông Kim cho biết.
Hàn Quốc và Mỹ lên án vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng là một hành động vi phạm nghị quyết của Liên Hợp Quốc và là điều không thể chấp nhận được. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani tin rằng, vụ thử của Bình Nhưỡng là dấu hiệu cho thấy mối đe dọa mang tên Triều Tiên đối với Nhật Bản đang ngày càng tăng lên.
Từ đầu năm đến giờ, Triều Tiên liên tục gây sóng gió trong khu vực. Hôm 6/1, Triều Tiên đã gây rúng động thế giới bởi một vụ thử hạt nhân mới - vụ thử hạt nhân thứ tư đầy bất ngờ. Và những tháng tiếp sau đó, Bình Nhưỡng liên tục bắn đi hàng loạt tên lửa, cả tầm ngắn và tầm trung, khiến khu vực bán đảo Triều Tiên luôn trong tình trạng "nóng như lửa", sẵn sàng bùng cháy bất kể lúc nào.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_Xã hội thông tin
Triều Tiên phóng tên lửa 2 lần trong cùng ngày Phía Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã thất bại trong vụ phóng thử tên lửa tầm trung có khả năng bắn tới đảo Guam của Mỹ. Ngay sau đó, nước này tiếp tục phóng đi quả tên lửa thứ hai. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un quan sát một vụ thử tên lửa của nước này hồi tháng 3/2016. Sau khi...