Pháp, Hy Lạp, Đức siết chặt biện pháp phòng dịch COVID-19
Một số nước châu Âu như Pháp, Hy Lạp và Đức đang siết chặt các biện pháp nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Cảnh sát Pháp tuần tra để nhắc nhở người dân tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về phòng dịch COVID-19 tại Paris, ngày 14/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Cảnh sát Pháp tăng cường kiểm soát tại thủ đô Paris vào cuối tuần này để đảm bảo người dân tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về phòng dịch COVID-19. Hôm 14/11, cảnh sát đã giải tán một buổi tụ tập trái phép có 400 người tham dự tại khu vực Joinville-Le-Pont gần thủ đô Paris. Cảnh sát cũng kiểm tra các ô tô đi qua công viên Bois de Boulogne ở phía Tây Paris để đảm bảo các lái xe đeo khẩu trang và mang theo những giấy tờ hợp lệ cần thiết theo quy định của pháp luật.
Theo lệnh giãn cách xã hội có hiệu lực từ cuối tháng 10 vừa qua tại Pháp, mọi người phải ở trong nhà trừ trường hợp đi mua thực phẩm hoặc những hàng hóa thiết yếu, hoặc tập thể dục. Những người đi ra ngoài phải mang theo giấy tờ có chữ ký hợp lệ để xác minh lý do ra khỏi nhà.
Trong khi đó, cảnh sát Hy Lạp thông báo lệnh cấm các hoạt động tụ tập từ 4 người trở lên trong bối cảnh nhiều bệnh viện quá tải do số bệnh nhân COVID-19 gia tăng. Lệnh cấm trên được đưa ra trước thềm lễ kỷ niệm ngày nổ ra cuộc nổi dậy trong sinh viên năm 1973.
Video đang HOT
Trong một tuyên bố, cảnh sát cho biết mọi cuộc tụ tập từ 4 người trở lên sẽ bị cấm từ 6h ngày 15/11 đến 21h ngày 19/11 để ngăn dịch bệnh lây lan. Nếu vi phạm, nhà chức trách sẽ phạt 5.000 euro đối với các tổ chức hợp pháp như các đảng chính trị, 3.000 euro đối với cá nhân tổ chức cuộc tụ tập, và phạt 300 euro đối với những người tham gia sự kiện.
Cùng ngày, trả lời báo Bild an Sonntag, Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier cảnh báo nước này có thể sẽ áp dụng các biện pháp phòng dịch thêm 4 – 5 tháng nữa trong khi số ca mắc COVID-19 tại Đức vẫn ở mức cao.
Chính phủ Đức đã triển khai biện pháp phong tỏa một phần kể từ đầu tháng 11, theo đó đóng cửa các quán bar, nhà hàng, phòng tập và một số điểm vui chơi, giải trí khác. Trong khi đó, các trường học và cửa hàng vẫn được phép mở cửa. Kể từ đó, số ca mắc COVID-19 trong ngày đã giảm nhưng vẫn ở mức cao và ngày 13/11 ghi nhận số ca mắc mới trong ngày cao chưa từng thấy, với hơn 23.000 ca.
Theo Viện Robert Koch, đến nay Đức đã ghi nhận tổng cộng 790.503 ca mắc COVID-19 và 12.485 ca tử vong.
Hàng loạt nước châu Âu mở lại biên giới nội khối, khôi phục kinh tế
Biên giới giữa hầu hết các nước thuộc Liên minh châu Âu chính thức mở lại sau nhiều tháng đóng cửa để ngăn dịch Covid-19.
Bắt đầu từ 15/6, các nước Đức, Pháp, Bỉ và Hy Lạp mở lại toàn bộ biên giới với các nước láng giềng trong Liên minh châu Âu, chính thức khôi phục một phần không gian tự do di chuyển Schengen vốn đã bị đóng băng trong suốt gần 3 tháng qua do các lệnh phong toả tại các quốc gia. Đến đêm 15/6, đến lượt Áo mở cửa biên giới.
Biên giới giữa nhiều nước EU được mở lại từ 15/6.
Trước đó, ngay từ ngày 3/6, Italy đã mở cửa để chào đón du khách châu Âu. Croatia và Ba Lan đã mở cửa từ ngày 11/6. Đáng chú ý, không chỉ mở cửa với các nước trong EU, Hy Lạp còn cho phép nối lại chuyến bay với một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.
Tại Tây Ban Nha, một trong những nước có thiệt hại nghiêm trọng nhất vì đại dịch Covid-19, trong chiều 14/6, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cũng thông báo nước này sẽ mở cửa biên giới với hầu như toàn bộ các nước EU từ ngày 21/6, trừ Bồ Đào Nha.
"Kể từ ngày 21/6, quy định cách ly bắt buộc với mọi hành khách đến Tây Ban Nha sẽ được huỷ bỏ sau nhiều cuộc tham vấn với các nước láng giềng, dựa trên tính toán về các biện pháp song phương cần thiết phải áp dụng. Chỉ riêng việc kiểm soát biên giới trên bộ với Bồ Đào Nha là kéo dài đến ngày 30/6, theo yêu cầu của Bồ Đào Nha" - Thủ tướng Tây Ban Nha cho biết.
Trước đó, theo kế hoạch được chính phủ Tây Ban Nha đưa ra, việc mở lại biên giới chỉ được thực hiện từ ngày 1/7. Tuy nhiên, diễn biến tích cực của dịch Covid-19 tại nước này trong nhiều tuần qua cho phép đẩy nhanh thời hạn mở lại biên giới vào ngày 21/6, trùng thời điểm kết thúc giai đoạn áp dụng tình trạng khẩn cấp cuối cùng tại Tây Ban Nha.
Là điểm đến du lịch lớn thứ 3 thế giới và thứ 2 tại châu Âu, Tây Ban Nha kỳ vọng việc sớm mở lại biên giới sẽ cứu vãn được một phần cho ngành du lịch, ngành kinh tế chiếm đến 12% GDP nước này.
Trong khi đó tại Anh, hàng loạt cửa hàng không thiết yếu như các trung tâm thương mại, các cửa hàng bán lẻ cũng chính thức được mở lại từ ngày 15/6. Tại Pháp, toàn bộ đất nước được chuyển thành vùng xanh, bao gồm cả khu vực thủ đô Paris, đồng nghĩa với việc mọi quán cafe, nhà hàng được phép hoạt động trở lại bình thường như trước đây.
Làn sóng COVID-19 thứ hai thử thách kinh tế 'lục địa già' Châu Âu lại một lần nữa trở thành tâm chấn của đại dịch COVID-19 với hơn 12 triệu ca mắc và khoảng 300.000 người tử vong trên toàn châu lục. Tốc độ lây lan của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch COVID-19 nhanh chóng mặt ở một loạt nước khi chỉ trong vòng nửa tháng, các ca dương tính tăng 459% tại Serbia, 200%...