Pháp, Đức và Anh quan ngại việc Iran làm giàu urani
Ngày 19/8, Pháp, Đức và Anh đã bày tỏ đặc biệt quan ngại về báo cáo của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) xung quanh việc Iran đã đạt tiến triển trong làm giàu urani, cho rằng điều này vi phạm nghiêm trọng các cam kết của Tehran.
Kỹ thuật viên làm việc tại cơ sở làm giàu urani Natanz của Iran. Ảnh: AFP/ TXVN
Trong tuyên bố chung, ngoại trưởng của 3 nước trên kêu gọi Iran ngay lập tức ngừng các hoạt động vi phạm Thoả thuận hạt nhân năm 2015, được gọi chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA). Ba nước này đồng thời hối thúc Iran sớm quay trở lại bàn đàm phán tại Vienna để có thể sớm khôi phục JCPOA.
Trong báo cáo được công bố ngày 16/8, IAEA xác nhận vào ngày 14/8 vừa qua, Iran 257g urani được làm giàu dưới dạng UF4 để sản xuất 200g kim loại urani làm giàu lên mức 20% U-235″, đồng thời cho biết thêm rằng đây là khâu thứ ba trong kế hoạch 4 bước của Tehran. Bước thứ tư bao gồm việc chế tạo một thanh nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân.
Phản ứng về báo cáo của IAEA, Bộ Ngoại giao Iran nêu rõ: “Toàn bộ các chương trình hạt nhân và hành động (của Iran) đều tuân thủ hoàn toàn NPT (Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân), cam kết bảo vệ của Iran và nằm dưới sự giám sát của IAEA như đã từng thông báo trước đây”.
Chương trình làm giàu urani của Iran đã vấp phải phản ứng dữ dội từ phía Mỹ cùng 3 cường quốc châu Âu (Anh, Pháp, Đức) vì công nghệ và kiến thức trong quy trình này có thể được sử dụng để chế tạo bom hạt nhân. Iran khẳng định chương trình hoàn toàn vì mục đích hòa bình và đang phát triển một mẫu nhiên liệu lò phản ứng hạt nhân mới.
Tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã rút khỏi JCPOA và đơn phương áp đặt trở lại các lệnh trừng phạt cũ và mới đối với Iran. Đáp lại, Iran đã dần ngừng thực hiện các cam kết trong JCPOA từ tháng 5/2019. Các bên bắt đầu đàm phán về việc khôi phục thỏa thuận tại Vienna (Áo) từ tháng 4/2021, nhưng giữa Iran và Mỹ vẫn còn tồn tại những bất đồng nghiêm trọng. Vòng đàm phán thứ 6 đã kết thúc hôm 20/6 và các cuộc đàm phán hiện đang bị gián đoạn.
Iran nêu điều kiện gia hạn thỏa thuận cho phép IAEA thanh sát hạt nhân
Ngày 10/5, Iran tuyên bố nước này có thể gia hạn một thỏa thuận cho phép các thanh sát viên của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thuộc Liên hợp quốc (LHQ) giám sát một số hoạt động chính nếu tiến trình đàm phán giữa Tehran với các cường quốc thế giới về chương trình hạt nhân tiếp tục "đi đúng hướng".
Bên trong cơ sở hạt nhân Natanz, cách thủ đô Tehran của Iran 300km về phía nam, ngày 4/11/2019. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Tháng 2 vừa qua, IAEA và Iran đã đạt được một thỏa thuận, qua đó cho phép các thanh sát viên của cơ quan này tiếp tục thanh sát hoạt động tại các địa điểm hạt nhân đã được công bố ở Iran trong 3 tháng tới và dự kiến thỏa thuận này hết hiệu lực vào cuối tháng 5 này.
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh tuyên bố có thể tính đến việc gia hạn thỏa thuận trên sau ngày 21/5 tới trong trường hợp các cuộc đàm phán tại Vienna (Áo) đi đúng hướng. Iran và các bên còn lại tham gia thỏa thuận hạt nhân (gồm Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức) năm 2015, có tên gọi đầy đủ là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), đã nối lại đàm phán tại thủ đô Vienna của Áo. Mỹ tham gia đàm phán gián tiếp bằng hình thức trực tuyến tại một khách sạn khác gần đó, với Liên minh châu Âu (EU) đóng vai trò trung gian.
Theo JCPOA, các thanh sát viên của IAEA có quyền tiếp cận một cách hạn chế các cơ sở phi hạt nhân của Iran, bao gồm cả các địa điểm quân sự, trong trường hợp nghi ngờ có các hoạt động hạt nhân bất hợp pháp. Tuy nhiên, tháng 12/2020, Quốc hội Iran đã thông qua đạo luật chấm dứt quyền thanh sát của IAEA kể từ ngày 21/2/2021, trừ khi Mỹ nới lỏng các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, sau đó, hai bên đã đạt thỏa thuận tạm thời về việc nối lại các cuộc thanh sát của IAEA kể từ ngày 23/2.
Trong một tuyên bố ngày 7/5, Thứ trưởng Ngoại giao đồng thời là trưởng đoàn đám phán Iran Abbas Araghchi hy vọng cuộc đối thoại tại Vienna có thể sớm đạt thỏa thuận. Ông cho biết phía Mỹ đã thể hiện sẵn sàng dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt Iran, nhưng phía Tehran mong muốn nhiều hơn thế.
JCPOA cho phép Iran làm giàu urani ở mức độ 3,67%, thấp hơn nhiều so với mức 90% có thể tạo ra vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, kể từ năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump rút Washington khỏi thỏa thuận trên và tái áp đặt trừng phạt Iran, Tehran đã dần thu hẹp các cam kết của mình trong thỏa thuận.
Iran thông báo IAEA kế hoạch làm giàu urani Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ngày 6/7 thông báo Iran có ý định làm giàu kim loại urani lên mức 20%, trong bối cảnh các vòng đàm phán tại Vienna về việc Mỹ và Iran trở lại tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 dường như rơi vào bế tắc. Các máy ly tâm bên trong cơ sở...