Phản ứng của Nga trước vụ thử tên lửa tầm trung mới nhất của Mỹ
Bộ Ngoại giao Nga ngày 13/12 đã lên tiếng phản ứng trước vụ thử tên lửa mới nhất của Mỹ trong ngày trước đó.
Ông Vladimir Yermakov, Cục trưởng Cục kiểm soát và không phổ biến vũ khí thuộc Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moscow quan ngại sâu sắc về vụ thử nghiệm tên lửa – từng bị Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung ( INF) cấm. Ông cho rằng, Mỹ có quyền thực hiện vụ thử sau khi rút khỏi INF, tuy nhiên Nga sẽ cân nhắc các bước đi tiếp tho phù hợp.
Ông Vladimir Yermakov. Ảnh: Reuters
Nhà ngoại giao Nga cũng khẳng định, việc Mỹ thử nghiệm các loại tên lửa bị INF cấm chỉ sau vài tháng rút khỏi thỏa thuận chứng tỏ 1 điều, rằng Washington đã phát triển loại tên lửa từ lâu.
Video đang HOT
Trước đó, 8h30 phút sáng 12/12 (theo giờ Mỹ), Mỹ đã thử nghiệm 1 tên lửa tầm trung từ căn cứ không quân Vandenberg, bang California. Tên lửa từ mặt đất đã bay hơn 500 km trước khi rơi xuống Thái Bình Dương.
Đây là lần thứ hai Mỹ thử tên lửa tầm trung phóng từ mặt đất có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, vũ khí bị cấm trong Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) kể từ khi Washington rút khỏi thỏa thuận này hồi tháng 8./.
Theo Đình Nam/VOV1 (biên dịch)
Reuters, Sputnik
Mỹ ra điều kiện để ký kết một thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới
Mỹ sẵn sàng ký kết các thỏa thuận mới với Nga trong việc kiểm soát vũ khí với điều kiện có sự tham gia của Trung Quốc. Tuyên bố này được đưa ra bởi Đại diện thường trực của Mỹ tại NATO, bà Kay Bailey Hutchison.
Đại diện thường trực của Mỹ tại NATO Kay Bailey Hutchison
Trước thềm cuộc gặp của các bộ trưởng ngoại giao NATO tại Brussels, Đại diện thường trực Mỹ Kay Bailey Hutchison nói rằng, Washington đã sẵn sàng ký kết các thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới với Moscow, nhưng sẽ chỉ ký kết khi có sự tham gia của Bắc Kinh, vì Trung Quốc đang sở hữu các tên lửa có khả năng vươn đến lãnh thổ của cả Nga và Mỹ.
Theo bà Hutchison, Nga và Trung Quốc là những quốc gia có khả năng "đe dọa an ninh" Mỹ và các nước NATO. Bởi vậy, một hiệp ước mới phải được ký kết với sự tham gia của ba quốc gia.
Bà Hutchison nói: "Chúng tôi chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho các thỏa thuận kiểm soát vũ khí mới. Sau sự sụp đổ của Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (INF), chúng ta cần kí kết các hiệp ước mới với sự tham gia của Trung Quốc, nơi có các hệ thống có khả năng tiếp cận đến mỗi quốc gia NATO. Chúng tôi đang tìm kiếm các thỏa thuận có sự tham gia của cả Nga và Trung Quốc".
Về phía Trung Quốc, đại diện Bộ Ngoại giao nước này từng nhiều lần tuyên bố rằng, nước này sẽ không tham gia vào việc ký kết bất kỳ hiệp ước kiểm soát vũ khí mới nào, bất chấp tuyên bố của Mỹ. Bắc Kinh cho biết, họ sẵn sàng cắt giảmvũ khí hạt nhân với điều kiện kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga cũng cần được điều chỉnh ở mức độ tương đồng.
Trước đó, đại diện Trung Quốc nói rằng, mục đích của Mỹ trong việc kêu gọi Trung Quốc tham gia các cuộc đàm phán cắt giảm vũ khí ba bên là nhằm đánh lạc hướng, tạo cơ hội cho Washington rút khỏi một số thỏa thuận quốc tế quan trọng khác.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, các tên lửa tầm trung của Trung Quốc sẽ không gây ra bất kì mối đe dọa nào cho Mỹ nếu các tàu chiến Mỹ không tiến đến gần lãnh hải Trung Quốc.
Bình An
Topwar
Theo petrotimes.vn
Tổng thống Putin: Nga có vũ khí đánh bại được mọi lá chắn phòng thủ Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, các kĩ sư của nước này sẽ phát triển ra loại vũ khí hoàn toàn mới có khả năng xuyên thủng mọi lá chắn phòng thủ của nước ngoài. "Chúng tôi sẽ tạo ra các loại vũ khí tấn công có khả năng vượt qua bất kì hệ thống phòng thủ nào. Điều Nga cần làm đó...