Phân biệt sốt xuất huyết và sốt phát ban
PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Nhiệt đới ( Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, tại Trung tâm bệnh Nhiệt đới hiện nay đang điều trị cho khoảng 100 bệnh nhân, đáng nói là các bệnh nhân này đều để bệnh biến chứng nặng mới vào viện điều trị.
Điều trị bệnh sốt xuất huyết. Ảnh minh họa Ảnh: L.N
Nguyên nhân là do có sự chủ quan và chưa hiểu biết hết về các dấu hiệu bệnh, nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết và sốt phát ban.
Bác sĩ Cường chia sẻ, sốt xuất huyết là bệnh lành tính, tuy nhiên nếu không nhận biết cũng như có hướng xử lý điều trị đúng thì sốt xuất huyết có thể từ nhẹ, trở nặng và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh nhân có sốt kèm theo mệt mỏi, chán ăn, đau nhức mỏi cơ xương khớp, sau sốt khoảng 2-5 ngày xuất hiện các chấm rải rác trên da, những ngày sau ban dày người nhưng đây mới chỉ là dấu hiệu nhẹ của bệnh sốt xuất huyết. Với người bị sốt xuất huyết nặng hơn thì dẫn đến hiện tượng trụy mạch, tay chân lạnh, xuất huyết nội tạng…
Đối với người lớn khi mắc sốt đột ngột, kèm theo triệu chứng đau nhức mình mẩy, chán ăn, sốt kéo dài từ 2-5 ngày sau đó bệnh nhân có các nốt phát ban, ra máu chân răng, nếu bệnh nặng thì có thể dẫn đến chân tay lạnh, đau bụng, trụy mạch, vã mồ hôi, có biểu hiện xuất huyết nội tạng. Vì vậy, khi sốt, nhức mỏi mình mẩy nhất là trong mùa dịch thì cần nghĩ đến sốt xuất huyết, cần đi khám để được chẩn đoán sớm. Để phát bệnh nặng dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như gây thoát huyết tương, trụy tim mạch.
Dấu hiệu phân biệt sốt xuất huyết với sốt phát ban như sau: nếu là sốt xuất huyết thì ngày đầu người bệnh chưa phát ban, thường thì ngày thứ 3-5 trở đi sẽ xuất hiện các nốt đỏ, da xung huyết với chấm li ti và đặc biệt không ngứa. Với bệnh sốt phát ban, trên cơ thể bệnh nhân xuất hiện các ban đỏ nhưng kèm ngứa và khi ấn tay vào, các nốt đỏ không biến mất.
TS Cường cảnh báo, nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy con sốt, thường cho con uống kháng sinh, hoặc dùng Corticoid. Một số người còn sử dụng thuốc của ông lang bà mế mà chưa được sự cấp phép của Bộ Y tế, điều này rất nguy hiểm. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân quan niệm bị sốt xuất huyết là phải truyền máu, truyền dịch, truyền đạm, nhưng hiểu như vậy là sai. Truyền đạm hay truyền dịch cũng phải theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế.
Sốt xuất huyết là bệnh do virus truyền bệnh từ muỗi vằn, vì thế việc đầu tiên là phải phòng tránh muỗi đốt. Muỗi vằn đẻ trứng ở những chỗ đọng nước như lọ hoa, nước vật dụng đọng nước trong nhà do đó cần vệ sinh nhà cửa diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy…Khi nằm ngủ phải mắc màn tránh muỗi đốt, nếu phải làm việc những nơi ẩm thấp nên mặc quần áo dài tay thoa kem chống côn trùng đốt.
Video đang HOT
Bs Cường cảnh báo, nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy con sốt, thường cho con uống kháng sinh, hoặc dùng Corticoid. Một số người còn sử dụng thuốc của ông lang bà mế mà chưa được sự cấp phép của Bộ Y tế, điều này rất nguy hiểm. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân quan niệm bị sốt xuất huyết là phải truyền máu, truyền dịch, truyền đạm, nhưng hiểu như vậy là sai. Truyền đạm hay truyền dịch cũng phải theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế.
THÁI HÀ
Theo Tiền phong
Chữa sốt phát ban ở trẻ: 2 bài thuốc dân gian cực tốt, khỏi bệnh sau vài ngày nhưng ít người biết
Vào thời điểm thời tiết thay đổi thất thường như mùa hè, rất nhiều bệnh dịch có thể xảy ra như thủy đậu, sốt xuất huyết, tiêu chảy... đặc biệt là sốt phát ban.
Sốt phát ban là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân gây sốt phát ban cho trẻ là những virus lành tính, nếu được chăm sóc tốt bệnh có thể tự lành sau 5-7 ngày.
Lương y Hoài Vũ (Hội Đông y Việt Nam) đã đưa ra 2 bài thuốc trị sốt phát ban cho trẻ hiệu quả nhất. Cụ thể như sau:
Bài thuốc 1: Lá bạc hà 4g, kim ngân 4g, kinh giới 6g, sài đất 4g, lá dâu (tang diệp) 6g.
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Phụ huynh có thể sử dụng lá bạc hà để trị sốt phát ban cho trẻ.
Bài thuốc 2 : Cam thảo nam 6g, kim ngân 10g, kinh giới 12g, sài đất 10g, bạc hà 8g, bồ công anh 10g, ké đầu ngựa 10g.
Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.
Sốt phát ban là căn bệnh lành tính không để lại di chứng, tuy nhiên nếu xuất hiện ở phụ nữ mang thai 3 tháng đầu thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây nên các dị tật bẩm sinh ở tim, giác mạc, điếc...
Vì sốt phát ban có thể lây sang người khác ngay khi chưa có biểu hiện phát ban, do đó phòng bệnh bằng cách ly hiệu quả không cao. Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm chủng. Khi mắc bệnh không nên kiêng gió, kiêng nước...
Ngoài ra, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau khi chăm sóc trẻ để bệnh tình thuyên giảm nhanh hơn:
- Để con nghỉ ngơi trên giường đến khi khỏi hẳn sốt.
- Nếu bé sốt cao hơn 38 độ C, bố mẹ có thể cho bé uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp chườm mát cho trẻ bằng nước ấm.
- Khuyến khích bé uống nhiều nước, đặc biệt là nước chanh, nước ép trái cây tươi...
- Phụ huynh có thể cho bé dùng thuốc ho có nguồn gốc thảo dược để làm dịu tình trạng viêm sưng, đau ở cổ họng. Nên cẩn thận khi dùng mật ong cho bé dưới 1 tuổi.
- Thức ăn cho trẻ nên là thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa, súp...
- Lau sạch mũi cho bé.
(Tổng hợp)
Theo afamily
3 dấu hiệu phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban Việc phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban kịp thời sẽ giúp bố mẹ có cách thức chăm sóc và chữa bệnh cho trẻ đúng nhất. Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nguy hiểm ở trẻ em, nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây nhiều biến chứng, thậm chí dẫn đến tử vong. Tuy nhiên,...