Phải làm gì khi trẻ bị hội chứng kém hấp thu?
Hội chứng kém hấp thu ở trẻ là tình trạng phổ biến hiện nay. Dù mẹ cho bé ăn thực đơn phong phú đầy đủ, nhưng do hệ tiêu hóa của trẻ kém, cơ thể không hấp thu được các dưỡng chất dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
( Ảnh minh họa)
“Thủ phạm” khiến trẻ kém hấp thu
Tình trạng trẻ kém hấp thu khiến thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết để cơ thể phát triển như kẽm, vitamin nhóm B, lysin,… Từ đó sức đề kháng của trẻ bị giảm, dễ bị mắc bệnh hơn, việc phát triển chiều cao và trí tuệ cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ kém hấp thu:
Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, vi chất
Trẻ phải ăn dặm quá sớm, mẹ không tập cho trẻ làm quen dần với các loại thức ăn có cấu trúc phân tử phức tạp, hoặc tính dị nguyên cao như các loại hải sản, lòng trắng trứng, nhất là ở trẻ dưới 9 tháng tuổi. Chế độ ăn không cân bằng 4 nhóm thực phẩm, ăn nhiều đồ dầu mỡ cũng có thể dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu.
Vì khẩu phần ăn không đủ chất, cơ thể bé bị thiếu các vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như kẽm, magie, canxi,…làm trẻ ăn không ngon miệng, gây mệt mỏi, chán ăn, làm khả năng hấp thu kém đi.
Video đang HOT
Trẻ bị mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Rối loạn tiêu hóa
Hội chứng kém hấp thu có thể do trẻ ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn, chứa chất độc hại, bị ôi thiu … sẽ làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ.
Thiếu enzym
Thức ăn được chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng dễ dàng hơn khi có enzym hay men tiêu hóa do tuyến nước bọt, gan, tụy,… tiết ra. Thiếu enzym sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thức ăn ở đường ruột.
Do bệnh lý
Nếu trẻ bị mắc bệnh về tuyến tụy, gan, túi mật hay ống tiêu hóa như viêm ruột, viêm loét dạ dày, hội chứng ruột kích thích, hoặc trẻ phẫu thuật cắt đoạn ruột, điều trị bệnh bằng tia xạ… cũng gây ra tình trạng hấp thu kém ở trẻ.
Để trẻ hấp thu tốt hơn
Khi thấy trẻ có các biểu hiện như trẻ biếng ăn, thường xuyên bị chướng bụng đầy hơi, sút cân, mệt mỏi, đi ngoài phân lỏng, lổn nhổn các hạt thức ăn chưa tiêu hóa hết, phân có mùi tanh thì phụ huynh nên có những biện pháp chăm sóc phù hợp để hệ tiêu hóa non nớt của bé ổn định trở lại.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Chế biến thực phẩm hợp vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ. Cho bé ăn vừa đủ, không ép bé ăn quá nhiều tránh làm trẻ sợ ăn.
Với trẻ ở độ tuổi ăn dặm: Mỗi khi thay đổi loại thức ăn mới, mẹ nên cho bé ăn lượng ít một rồi tăng dần để bé quen. Nếu trẻ có biểu hiện kém hấp thu thì tạm ngừng rồi thử lại sau.
Sau thời gian dùng thuốc kháng sinh, mẹ nên cho bé ăn thêm sữa chua và dùng men vi sinh giúp bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy hơi, chướng bụng, kém hấp thu.
Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần đối với trẻ trên 24 tháng.
Vận động thường xuyên: Cho trẻ chơi và hoạt động thể chất giúp ruột co bóp nhiều hơn, trẻ ăn ngon miệng và quá trình tiêu hóa hấp thu thức ăn tốt hơn.
Cần bỏ thói quen xấu như cho trẻ ăn vặt trước bữa ăn, nịnh trẻ bằng đồ chơi, điện thoại để trẻ ăn, kéo dài bữa ăn quá lâu… để hệ tiêu hóa của bé làm việc hiệu quả.
Bỗng dưng "đô" yếu: Hãy coi chừng!
Đột ngột có nhiều cảm xúc thiếu kiểm soát, tửu lượng kém đi và mệt mỏi hơn sau các cuộc nhậu có thể là tín hiệu báo động cho các vấn đề về sức khỏe
Ông N.T.T (55 tuổi, một doanh nhân ở quận Gò Vấp, TP HCM) than thở gần đây tự nhiên "đô" của mình yếu đi đột ngột. Chỉ một nửa lượng bia so với nửa năm trước đó cũng khiến ông mệt mỏi, nhức tay chân đến 1-2 ngày sau.
Gan có vấn đề
Bác sĩ (BS) chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện (BV) Thống Nhất, cho biết tửu lượng kém đi một cách đột ngột là dấu hiệu cảnh báo sự bất ổn của gan. Với người đã có những năm tháng dài tuổi trẻ sử dụng nhiều rượu, bia, càng nên coi chừng điều đó.
Có thể trước đó khi còn trẻ dù có uống nhiều vẫn cảm thấy khỏe, không sao nhưng việc uống quá thường xuyên đã âm thầm làm gan bị tổn thương, đến một ngày nào đó mới bộc phát vấn đề. Chức năng gan kém đi, khả năng chuyển hóa rượu, bia giảm, nguy cơ tạo ra những phản ứng nôn ói, loạn khuẩn đường ruột, tiêu chảy... cũng cao hơn.
Lấy máu làm xét nghiệm tổng quát tại Trung tâm Y khoa Medic, TP HCM. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Theo BS Trương Quang Anh Vũ, về tạm thời, người uống rượu, bia vào có cảm giác nôn nao, khó chịu, bị đau bụng, tiêu chảy, nhức mỏi tay chân... nên bổ sung điện giải qua đường uống bằng các dung dịch điện giải thông dụng (có thể mua ở nhà thuốc), để bù các chất điện giải như Na, K, Ca...
"Đô" yếu đi đột ngột là dấu hiệu của tình trạng suy yếu chức năng gan, khiến việc chuyển hóa rượu, bia kém đi, do vậy người gặp tình trạng này cần nhanh chóng đi kiểm tra chức năng gan, vì không loại trừ đã mắc phải các vấn đề nguy hiểm như viêm gan do rượu, xơ gan.
Tâm bất an
Khác với ông N.T.T, ông Trần M.T (50 tuổi; quận 3, TP HCM) thì gặp rắc rối kiểu khác, gần đây mỗi lần có chút hơi men là tự nhiên ông trở nên khá nóng nảy, hay nói những lời khó nghe, mắng con vô cớ. Chưa kể ông M.T còn phải đối diện với tình trạng mất ngủ kéo dài, khiến sức khỏe sụt giảm.
BS chuyên khoa II Trần Minh Khuyên, chuyên khoa tâm thần kinh Phòng khám BV Đại học Y Dược 1, cho biết nếu một ngày bạn thường xuyên bị khó ngủ sau cuộc nhậu, hay tỉnh giấc lúc nửa đêm hoặc ngủ chập chờn, đó là dấu hiệu cho thấy việc sử dụng rượu, bia đã tàn phá sức khỏe khá nghiêm trọng.
Theo BS Trần Minh Khuyên, nhiều người thấy rằng khi có chút hơi men, bản thân như hoạt bát hơn, vui vẻ hơn, nói nhiều hơn. Tuy nhiên, bản thân trạng thái hưng phấn tạm thời đó cũng bắt nguồn từ khả năng kiểm soát cảm xúc giảm, chúng ta dễ làm những thứ mà bình thường sẽ cân nhắc hoặc không làm. Vì kiểm soát cảm xúc kém nên khi đối diện với tình huống căng thẳng thì nguy cơ bộc phát sự nóng giận, phẫn nộ, buồn rầu quá độ cũng tăng lên. Về lâu dài, nếu một lúc nào đó bạn cảm thấy chỉ cần một chút rượu, bia đã có thể có những cảm xúc, hành động quá đáng, khó kiểm soát, đó là dấu hiệu báo động.
Người ở độ tuổi trung niên trở lên phải tự hiểu rằng cho dù mình khỏe cỡ nào, chức năng gan và tửu lượng cũng kém theo thời gian, nhất là khi trải qua một thời thanh niên đã dùng rượu, bia quá đà. Nếu tửu lượng chỉ có vẻ hơi kém đi, mệt hơn xưa một chút thôi... thì cũng không được chủ quan cho rằng tuổi tác thì phải thế. Đó là dấu hiệu cho thấy nên giảm bớt việc tiêu thụ rượu, bia song song với thay đổi chế độ ăn lành mạnh hơn; thể dục, vận động thường xuyên hơn.
Mượn rượu, bia dỗ giấc là sai lầm
Nhiều người nghĩ rằng uống chút rượu, bia vào để dễ ngủ là sai vì rượu, bia chỉ gây cảm giác mệt, buồn ngủ, muốn đi nằm nhưng giấc ngủ của người vừa sử dụng rượu, bia thường không chất lượng (cảm thấy buồn ngủ nhưng rốt cuộc vẫn ngủ không ngon), dẫn đến cảm giác mệt mỏi, nhức đầu vào sáng hôm sau. Tình trạng rối loạn giấc ngủ này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe về mọi mặt, từ thể chất lẫn tinh thần.
Những lưu ý về loạn khuẩn đường ruột ở trẻ mùa nắng nóng Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng mất cân bằng tỷ lệ hại khuẩn và lợi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột do hại khuẩn sinh sôi nhiều hơn bình thường, chiếm chỗ ở và thức ăn của lợi khuẩn, đồng thời tiết ra độc tố gây hại cho cơ thể. Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ với các biểu...