Phải làm gì khi bị ho ra máu?
Ho ra máu là ho và khạc ra máu hoặc đàm có lẫn máu từ phổi hoặc phế quản, theo Boldsky.
Ho ra máu là một tình trạng y tế nghiêm trọng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Tránh nhầm lẫn giữa ho ra máu và nôn ra máu. Ho ra máu là một tình trạng y tế nghiêm trọng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Sau đây, bạn sẽ biết điều gì gây ho ra máu và phải làm gì.
Nguyên nhân gây ho ra máu là gì?
Đừng vội hoảng loạn khi ho ra máu, vì có rất nhiều nguyên nhân gây ho ra máu, từ nhẹ đến nặng.
Viêm phổi là nguyên nhân đầu tiên gây ho ra máu. Ho ra máu với chất nhầy có thể là dấu hiệu của viêm phổi nghiêm trọng, theo Boldsky.
Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân gây ho ra máu, bao gồm:
Lao phổi.
Giãn phế quản.
Cục máu đông trong phổi.
Chứng phù nề ở phổi.
Bệnh xơ nang.
Viêm mạch máu.
Dị vật trong đường thở.
Chấn thương đường thở.
Viêm phổi do Lupus.
Lạc nội mạc tử cung lên phổi.
Sử dụng chất làm loãng máu.
Viêm và kích thích đường thở do ho quá nhiều.
Áp xe phổi.
Có khoảng 10% bệnh nhân mắc bệnh phổi mạn tính bị ho ra máu. Thường ở người từ 62 tuổi và hiếm gặp ở trẻ em.
Video đang HOT
Trẻ em ho ra máu là bệnh gì?
Nhiễm trùng đường hô hấp dưới là nguyên nhân chính gây ra ho ra máu ở trẻ em, do dị vật xâm nhập vào phổi của trẻ và gây nghẹn. Thường xảy ra ở trẻ dưới 4 tuổi, theo Boldsky.
Triệu chứng của ho ra máu
Ho có máu sủi bọt khi chảy ra từ phổi hoặc đường hô hấp vì có lẫn không khí và chất nhầy trong phổi.
Máu từ đường hô hấp với màu đỏ tươi, sủi bọt và sẽ cảm thấy khó thở và cảm giác nóng ran ở ngực.
Điều quan trọng là phải phân biệt giữa ho ra máu với các trường hợp sau:
Máu xuất phát từ đường tiêu hóa trên.
Máu chảy ra từ đường hô hấp trên như miệng, mũi hoặc cổ họng.
Nôn ra máu.
Những trường hợp này hoàn toàn không phải là ho ra máu, để nhầm lẫn khi chẩn đoán, theo Boldsky.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Đi khám ngay lập tức, nếu gặp các tình trạng sau:
Ho ra máu sau khi ngã hoặc bị thương ở ngực.
Đau ngực, sốt, nhức đầu nhẹ, chóng mặt hoặc khó thở.
Máu trong chất nhầy kéo dài hơn một tuần.
Ho nhiều hơn một vài muỗng cà phê máu mỗi lần.
Cần lưu ý, ho ra máu có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng tiềm ẩn.
Nếu máu nhiều hơn một vài muỗng cà phê và kéo dài hơn 1 tuần, hãy đi khám ngay lập tức.
Ho ra máu được xem là nghiêm trọng nếu lượng máu từ 100 đến 1000 ml trong 24 giờ, đa số trường hợp dao động từ 300 đến 600 ml, theo Boldsky.
Cần làm gì khi đi khám?
Bác sĩ sẽ kiểm tra ngực và phổi và hỏi về lịch sử y tế của người bệnh.
Cần để ý một số vấn đề để báo cho bác sĩ, gồm:
Ho ra máu trong bao lâu.
Bắt đầu từ khi nào.
Ho ra bao nhiêu máu.
Có bao nhiêu máu lẫn với chất nhầy.
Có những triệu chứng gì và đang dùng thuốc gì.
Tùy thuộc vào lượng máu ho ra, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm tiếp theo.
Điều trị ho ra máu
Ho ra máu được điều trị tùy vào nguyên nhân.
Nếu họng bị kích thích do ho quá nhiều gây ho ra máu, có thể điều trị bằng thuốc giảm ho.
Thuyên tắc động mạch phế quản: Bác sĩ sẽ đưa ra một quy trình điều trị giúp kiểm soát và cầm máu. Đây là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất cho bệnh ho ra máu ồ ạt hoặc tái phát, theo Boldsky.
Phẫu thuật: Trong trường hợp chảy máu do khối u hoặc trong một số trường hợp như chấn thương phổi.
6 việc cần làm để giữ phổi khoẻ mạnh chống Covid-19 và ô nhiễm không khí
Ngoài những biến chứng phổi do virus Covid-19 gây ra thì ô nhiễm không khí gia tăng cũng là một vấn đề đe doạ cơ quan hô hấp quan trọng này của bạn. Dưới đây là 6 việc cần làm để giữ phổi khoẻ mạnh trong giai đoạn nhạy cảm này.
Là bộ phận quan trọng trong cơ thể nói chung và hệ hô hấp nói riêng, việc giữ phổi khỏe mạnh để chống lại virus Covid-19 và sự gia tăng của ô nhiễm không khí là điều cần thiết.
Phổi đóng vai trò là cơ quan trung chuyển và trao đổi khí bao gồm đưa oxy từ bên ngoài vào tĩnh mạch phổi và đưa CO2 từ động mạch của phổi ra bên ngoài. Bên cạnh đó, phổi cũng giúp cơ thể chuyển hóa một vài chất sinh hóa hay lọc chất độc hại có trong máu.
1. Tác động của ô nhiễm không khí và viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 lên sức khỏe của phổi
Thông thường những chất ô nhiễm trong không khí có các tác động tới cơ thể chúng ta theo những cách khác nhau chẳng hạn như mùi khói bụi, xăng dầu, rơm rạ đốt,... Nhưng nhìn chung thì tất cả đều có tác động tiêu cực tới phổi. Những phản ứng có thể thấy được là viêm và các mô phổi bị phá huỷ.
Đối với bệnh viêm đường hô hấp do Covid-19 đang gây ra một làn sóng dịch bệnh ở khắp nơi trên thế giới, người bị nhiễm virus có thể gặp phải biến chứng phổi nghiêm trọng gây suy hô hấp và tử vong nếu không được can thiệp kịp thời hoặc đã có tiền sử bệnh mãn tính trước đó.
Và tất nhiên việc đeo khẩu trang sẽ có ích, tuy nhiên thật khó để kiểm soát tất cả những gì bạn đã hít vào phổi ngay cả khi bạn ở nhà.
2. Các biện pháp giữ phổi khỏe mạnh
Dưới đây là những lời khuyên giúp bạn giữ phổi khỏe mạnh trong khi viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 đang gây ra bao cơn lo lắng ngoài kia hay đơn giản chỉ là ô nhiễm không khí gia tăng.
2.1. Cần kiểm soát tốt những bệnh mãn tính
Tiến sĩ Micheal Niederman, một chuyên gia khoa Phổi ở NewYork cho biết, nhiễm trùng phổi thông thường sẽ phát triển dưới dạng biến chứng của một căn bệnh mãn tính nào đó mà người bệnh đang mắc phải.
Chẳng hạn như người bị suy tim sung huyết gây ra phù nề tim sẽ cảm thấy khó khăn trong việc bơm máu đủ để nuôi cơ thể thì có thể gặp biến chứng tích tụ chất lỏng ở phổi và nguy cơ bị viêm phổi do vi khuẩn.
Nếu có các bệnh mãn tính hãy kiểm soát tốt chúng (Ảnh: Internet)
Do vậy để giữ phổi khỏe mạnh, tốt nhất hãy kiểm soát bệnh mãn tính mà bạn đang mắc sao cho tốt để không bị ảnh hưởng tới hệ miễn dịch cũng như tăng nguy cơ bị nhiễm trùng phổi. Nói cách khác, nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp sẽ giảm khi bạn kiểm soát tốt các bệnh mãn tính.
Ngoài ra, người có các bệnh nền mãn tính sẽ gặp nguy hiểm hơn nếu bị nhiễm Covid-19 so với nhóm bình thường khác.
2.2. Tiêm vaccine ngừa cúm
Thực tế thì Covid-19 hiện nay chưa có một vaccine chính thống được công nhận, tuy nhiên việc tiêm vaccine ngừa cúm có thể có ích trong việc sàng lọc các bệnh có triệu chứng tương tự như người bị Covid-19 có thể gặp như sốt, khó thở,...
Tiêm phòng vaccine ngừa cúm giúp chống lại một số vi khuẩn gây viêm phổi (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, tiêm vaccine phòng cúm được Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tại Mỹ (viết tắt là CDC) khuyến cáo nên tiêm cả ở trẻ và người trưởng thành. Theo CDC thì một số loại vaccine phòng cúm có thể giúp bạn chống lại một số loại vi khuẩn gây viêm phổi như:
- Đối với người trên 65 tuổi hay bất kỳ đối tượng nào từ 2 tuổi trở lên bị mắc bệnh tiềm ẩn có thể sẽ tăng nguy cơ bị bệnh phế cầu khuẩn nên để giữ phổi khỏe mạnh bạn nên tiêm vaccine polysacaride phế cầu khuẩn (PPSV23 hoặc Pneumovax).
- Vaccine kết hợp phế cầu khuẩn (PCV13 hoặc Prevnar 13) được khuyến khích nên tiêm cho người từ 19 đến 64 tuổi với những tình trạng bị suy giảm hệ miễn dịch. Còn với người từ 65 tuổi trở lên nếu như không bị suy giảm hệ miễn dịch và chưa từng tiêm qua vaccine PCV13 thì cần trao đổi thêm với bác sĩ để được tư vấn thêm.
2.3. Giữ phổi khỏe mạnh nhờ chế độ ăn
Rau và trái cây
Một nguyên tắc giúp giữ phổi khỏe mạnh là nhờ chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều rau và trái cây. Không chỉ tốt cho phổi, chế độ ăn này cũng tốt cho đường ruột và tim mạch.
Nghệ
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung nghệ vào chế độ ăn của bạn. Nghệ là một gia vị có chứa nhiều hợp chất curcumin có tác dụng tốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp chống đỡ lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn.
Nghệ giúp tăng cường hệ miễn dịch, giữ phổi khỏe mạnh (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, nếu bạn đang bị các bệnh đặc biệt hay đang được chỉ định dùng thuốc làm loãng máu thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ xem có nên ăn nghệ hay không.
Một vài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sắc tố vàng của curcumin trong nghệ cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của khối u ung thư phổi.
2.4. Dành thời gian để hít thở không khí bên ngoài
Hít thở không khí sạch giúp phổi được thanh lọc và đây cũng là một cách giữ phổi khỏe mạnh mà bạn cần nhớ, đặc biệt là những người trưởng thành sống trong khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm cao.
Hít thở sâu giúp phổi lấy oxy và năng lượng đưa tới các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, điều này cũng giúp thải ra khí CO2.
2.5. Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn cũng cần thiết như việc hít thở. Một người trưởng thành sức khỏe bình thường nên có các hoạt động thể dục thể chất từ 150 phút (cường độ vừa phải) cho tới 75 phút cường độ mạnh hàng tuần.
Nói cách khác, khi tập thể dục, phổi của bạn cũng sẽ liên tục tạo ra quá trình trao đổi khí. Ngay cả khi bạn cảm thấy bị hút hơi sau khi tập xong, nhưng đây không phải là khó thở.
Tập yoga
Những bài tập hít thở giúp giữ phổi khỏe mạnh có thể kể đến như yoga. Với yoga, Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Quốc gia Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc thí nghiệm dựa trên 43 bệnh nhân từng bị phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) theo mức độ từ trung bình tới bệnh nặng và can thiệp phân loại.
Bài tập thở yoga giúp người bệnh phổi cảm thấy thoải mái hơn (Ảnh: Internet)
Phân loại bao gồm một nhóm tập 12 tuần với bài tập thở yoga đồng thời học kiểm soát COPD và một nhóm chỉ được học cách kiểm soát COPD. Kết quả cho thấy nhóm được tập thở yoga có sự cải thiện đáng kể hơn khi vượt qua bài test sức bền đi bộ 6 phút.
Các bài tập hít thở sâu
Nếu như bạn chưa biết cách hít thở sâu như thế nào thì bạn có thể tham khảo 2 cách dưới đây. Hít thở sâu giúp giữ phổi khỏe mạnh hơn, có tác động tốt tới những người đang bị bệnh phổi hay các bệnh hô hấp khác.
- Thở bằng môi
Hãy cố gắng hít vào bằng mũi và thở ra một cách từ từ qua môi mím lại. Lưu ý là lúc thở ra thời gian nên dài hơn khi bạn hít vào từ 2-3 lần.
- Thở bụng
Bạn có thể tập động tác này khi nằm trên giường hay trên thảm phẳng. Hãy đặt một tay lên trên ngực còn tay kia để ở dưới lồng ngực. Sau đó hít vào bằng mũi, cảm nhận thấy bụng phồng lên rồi siết chặt cơ bụng lại và thở ra từ từ qua môi mím lại.
2.6. Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ
Không khó để có thể tìm thấy những khuyến cáo về việc virus Covid-19 có thể tồn tại nhiều giờ trên các bề mặt. Do vậy hãy loại bỏ nguy cơ này bằng cách dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ thường xuyên bằng chất tẩy rửa chuyên dụng.
Ngoài ra thì việc loại bỏ các mạt bụi, nấm mốc có thể giúp hệ hô hấp của bạn hít thở không khí trong lành hơn, loại bỏ nguy cơ nhiễm nấm hay dị ứng.
Sau khi ăn xiên mực nướng, cô bé 7 tuổi nhập viện trong tình trạng nôn ra máu và được bác sĩ khuyên nên tránh ăn 3 nhóm thực phẩm Cô bé ăn xong thì có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, nôn ra máu nên được người nhà đưa đến bệnh viện khám. Tiểu Hoan (7 tuổi) là một cô bé sống tại thành phố Tây An, Trung Quốc. Dạo gần đây, khi bố cho tiền mua xiên mực nướng, cô bé ăn xong thì có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn,...