Phải bình tĩnh khi nhận kết quả dương tính ung thư
BS Trần Vương Thảo Nghi, Khoa Ung Bướu Bệnh viện Quốc tế City khuyến cáo, mắc bệnh ung thư luôn là đáng sợ, tuy nhiên, trạng thái tâm lý tốt và sự hiểu biết đúng về bệnh sẽ giúp quá trình điều trị thêm hiệu quả và dễ dàng.
Theo đó, bệnh nhân cần phải biết chẩn đoán bởi nếu bạn có thể thấy được kẻ thù, biết được tên kẻ thù thì có thể chiến đấu chống lại nó. Biết được chính xác loại ung thư mà bạn mắc, giai đoạn của khối u, và liệu khối u đã di căn chưa từ đó đặt ra mục tiêu điều trị bệnh cho phù hợp.
BS Trần Vương Thảo Nghi cho biết, những người được chẩn đoán ung thư thường nói rằng họ bị choáng khi nghe đến chẩn đoán và không thể nghe được nhiều về những điều được nói sau đó nữa. Tuy nhiên, sau cú sốc ban đầu này, bệnh nhân cần trấn tĩnh để có thể bắt đầu tìm kiếm các thông tin và sự trợ giúp.
Khi ung thư được phát hiện trên một phim X-quang ngực hoặc nhũ ảnh, thì nó đã hiện diện ở đó khoảng 5 năm. Do đó, không nên gấp gáp lo điều trị trong vòng 1 hay 2 ngày sau chẩn đoán.
Ảnh minh họa
Hiểu được những chọn lựa điều trị
Cũng như hầu hết tình huống của cuộc sống, can thiệp đầu tiên nên là cái tốt nhất. Nếu phác đồ điều trị đầu tiên không hiệu quả, người bệnh thường sẽ yếu và bệnh nặng hơn, làm giảm đi sự thành công của điều trị thứ hai. Vì vậy hãy chắc chắn rằng phương pháp điều trị phải là phác đồ tốt nhất.
Theo BS Trần Vương Thảo Nghi, hầu hết bệnh nhân sẽ được điều trị theo một trong ba chiến lược hoặc kết hợp: phẫu trị, xạ trị, hóa trị. Người bệnh nên biết ung thư của mình có chữa được không; về hóa trị liệu, về các thuốc, các tác dụng phụ; tìm hiểu phương pháp điều trị ung thư phù hợp từ những nguồn y khoa uy tín… Đặc biệt, đừng bao giờ bỏ cuộc, phải kiên trì với các quyết định điều trị.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, cần hình thành mối quan hệ đối tác với bác sĩ điều trị. Bệnh nhân và bác sĩ phải cùng chống lại một kẻ thù chung với hy vọng đạt được một trong ba mục đích: chữa lành, nâng cao chất lượng sống hay tăng thêm thời gian sống. Yếu tố tinh thần luôn là liều thuốc hữu hiệu nhất trong suốt quá trình điều trị, việc bệnh nhân lạc quan, phối hợp xuyên suốt cùng bác sĩ sẽ cho kết quả điều trị tốt nhất.
Theo petrotimes
Quan niệm sai lầm về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Có nhiều bệnh nhân bị ung thư sau khi chẩn đoán dương tính với bệnh thì bắt đầu lên kế hoạch nhịn ăn vì nghĩ rằng "bỏ đói khối u thì ung thư cũng đói mà tiêu biến"?
Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi - Khoa Ung Bướu Bệnh viện Quốc tế City nhấn mạnh, đó là một suy nghĩ hết sức lệch lạc, bởi dinh dưỡng cung cấp năng lượng nuôi cơ thể chúng ta, là một phần không thể thiếu được dù là cơ thể khỏe mạnh hay ốm yếu, và nhất là với trường hợp bệnh nặng thì dinh dưỡng càng cần thiết hơn.
Suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng
Rất nhiều bệnh nhân ung thư không chọn phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ mà tự nghe theo những mách bảo chữa ung thư bằng cách ăn kiêng và ngồi thiền, bằng thuốc nam, thuốc bắc...
Đặc biệt khá nhiều người tin rằng ăn gạo lức, muối mè và ngồi thiền sẽ khống chế được bệnh ung thư, nhưng sau vài tháng bệnh nhân bị suy kiệt, khối u ung thư di căn và bệnh nhân vào viện trong tình trạng suy kiệt nặng, suy hô hấp phải thở máy. Lúc này, bác sĩ có muốn cứu bệnh nhân cũng khó bởi vì bệnh đã tiến triển ở giai đoạn cuối, di căn kèm theo bệnh nhân bị suy dinh dưỡng do ăn kiêng.
Nhiều người tin rằng ăn gạo lức, muối mè sẽ khống chế được bệnh ung thư
Theo bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi, trong hơn 15 năm làm nghề, chị đã gặp rất nhiều bệnh nhân chia sẻ về việc họ phải ăn kiêng như thế nào khi bị ung thư. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân hoặc người nhà bắt bệnh nhân kiêng quá nhiều, quá mức dẫn tới làm cho chế độ ăn của bệnh nhân thiếu chất, căng thẳng.
Do đó ngay từ lúc nhận được bệnh án, chính bản thân bệnh nhân và gia đình nên nắm rõ các kiến thức cơ bản về ung thư. Thực tế cho thấy vẫn có nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư khi thực hiện theo đúng phác đồ điều trị và sống vui vẻ lạc quan vẫn có thể vực dậy được sau cơn bạo bệnh.
Nên ăn kiêng hay không?
Bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi cho biết, người bệnh ung thư nên tuân theo nguyên tắc: Tùy người, tùy bệnh, tùy lúc, để áp dụng cách ăn uống thì mới có lợi cho việc phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian sống của người bệnh. Cần phải hiểu về những lúc kiêng tuyệt đối và những món nên giảm nên kiêng nhưng nếu thèm thì cũng có thể ăn chút chút. Đừng biến chuyện ăn của người bệnh ung thư trở thành áp lực.
Trong quá trình điều trị ung thư, chế độ ăn uống, dinh dưỡng mang tính quyết định đến sức khỏe, thể trạng của bệnh nhân trong việc chống chọi với bệnh và các liệu pháp điều trị khắc nghiệt. Đặc biệt, với bệnh nhân mắc ung thư đại trực tràng hay ung thư dạ dày việc ăn uống phải dè chừng rất nhiều.
Ăn kiêng như thế nào?
Khi bị ung thư, người bệnh tuỳ từng món mà kiêng ví dụ như các thực phẩm chế biến sẵn như thịt cá đóng hộp, hambuger, thịt nguội, xúc xích, thịt xông khói... đều không nên ăn.
Nhóm đồ uống có cồn, có ga: Bia, rượu, các loại nước ngọt đóng chai đều không nên dùng. Nhóm thủy hải sản nuôi ở vùng ô nhiễm, gần nơi có thải chất thải công nghiệp: hạn chế ăn trai, ốc, hến do có thể chúng sống dưới bùn thì có nồng độ chì cao.
Thức ăn lên men: Các thử nghiệm trên động vật cho thấy chất lên men gây ung thư rất mạnh. Không nên dùng nhiều dưa muối, thịt ngâm, thịt muối, giăm-bông.
Cà phê: Là loại thức uống mà người bệnh ung thư không nên dùng, nhất là những trường hợp bị ung thư bàng quang, tuyến tụỵ...
Thức ăn nướng: Thức ăn nướng bị nghi ngờ là yếu tố gây ung thư.
Những người dùng nhiều thức ăn nướng lửa có nguy cơ mắc ung thư nhiều hơn do quá trình nướng tạo ra formol - chất gây ung thư.
Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp mới kiêng, ví dụ căn cứ vào tình trạng thể chất của bản thân người bệnh để quyết định. Các thức ăn uống cần phải phân biệt hàn, nhiệt, ôn, lương. Trong tây y cũng vậy, người bệnh bị ung thư nhưng kèm thêm một bệnh nào đó nữa thì phải ăn kiêng.
Người bệnh ung thư có bệnh lý khác kèm theo thì phải ăn kiêng. Ví dụ: kèm loét dạ dày hành tá tràng thì kiêng chua, cay, nóng, kiêng ăn quá no hoặc đói, kiêng ăn đồ cứng, đồ lâu tiêu. Kèm bệnh cao huyết áp ần kiêng mặn. Kèm bệnh tiểu đường thì kiêng đường, hạn chế glucid. Kèm bệnh suy thận thì kiêng thức ăn nhiều muối, kiêng đạm động cao, kiêng mỡ động vật, kiêng những hoa quả nhiều kali như nho, chuối, dưa hấu. Kèm suy gan thì nên kiêng đạm động vật, đồ chiên rán, món ăn nhiều mỡ.
"Tùy các bệnh ung thư khác nhau mà biểu hiện lâm sàng của chúng cũng khác nhau rõ rệt, do đó, việc nên ăn hay nên kiêng thứ gì cũng không giống nhau mà phải căn cứ vào bệnh tình để quyết định", bác sĩ Trần Vương Thảo Nghi khuyến cáo.
M.P
Theo petrotimes
Phát hiện mới về bệnh ung thư Ung thư đại - trực tràng là căn bệnh có tỉ lệ tử vong đứng thứ 3 sau ung thư phổi và ung thư dạ dày ở nam, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung ở nữ. Thông tin này được đưa ra tại ngày tư vấn sức khỏe miễn phí "Tầm soát ung thư đại trực tràng - Điều...