Ông Zelensky ch.ỉ tríc.h châu Âu vì người tị nạn Ukraine
Tổng thống Volodymyr Zelensky ch.ỉ tríc.h các nước EU về cách tiếp cận của họ với người tị nạn từ Ukraine.
Hàng triệu người đã rời khỏi Ukraine sang các nước châu Âu khi chiến sự bùng phát vào năm 2022 (Ảnh: Euobserver).
Một số quốc gia phương Tây coi người nhập cư Ukraine là “lao động giá rẻ”, ông Zelensky nhận định. Ông cho rằng châu Âu chỉ muốn giữ lại những người có lợi cho nền kinh tế của mình, nhưng lại muốn gửi những người thất nghiệp về Ukraine.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hôm 3/1 trên chương trình Telemarathon, ông Zelensky bày tỏ sự thất vọng với những gì ông mô tả là cách tiếp cận có chọn lọc đối với người Ukraine ở một số quốc gia phương Tây.
“Hãy thành thật: Có rất nhiều người Ukraine ở nước ngoài. Ở một số quốc gia, họ bị coi như một lực lượng lao động giá rẻ. Và giờ đây, các nước nhận ra rằng người Ukraine thường có kỹ năng tốt hơn cả công dân của họ”, ông cho hay.
Ông Zelensky nói thêm rằng các nước châu Âu chỉ muốn Ukraine nhận lại những người thất nghiệp, đồng thời thúc giục ông “chỉ cần bảo họ quay về”.
“Tôi trả lời rằng, họ (châu Âu) hãy cung cấp cho tôi thêm một số hệ thống phòng không, và tôi sẽ bảo mọi người quay về ngay lập tức”, ông nói, nhấn mạnh rằng lời kêu gọi sẽ hướng đến tất cả người Ukraine, không chỉ những người thất nghiệp.
“Và họ trả lời rằng hãy để những người đang làm việc ở đây ở lại, còn những người khác thì nên quay về”, ông Zelensky cho biết.
Video đang HOT
Tổng thống Zelensky tiếp tục nói rằng nhiều người Ukraine có khả năng sẽ trở về nhà khi cuộc xung đột kết thúc và công cuộc tái thiết bắt đầu, vì những nỗ lực này có thể thu hút đầu tư quốc tế và mang lại cơ hội việc làm.
Tính đến tháng 10/2024, khoảng 4,2 triệu người Ukraine đã được cấp tình trạng bảo vệ tạm thời trong EU. Các quốc gia chủ yếu tiếp nhận bao gồm Đức, Ba Lan và Cộng hòa Séc. Tỷ lệ có việc làm khác nhau đáng kể, với khoảng 65% người Ukraine tại Ba Lan tìm được việc làm, trong khi chỉ có 18% ở Đức có việc làm.
Kiev được cho là đã cố gắng thuyết phục những người đàn ông Ukraine trở về nước khi họ đang cần bổ sung thêm nguồn lực chiến đấu trên tiề.n tuyến.
Hồi năm ngoái, ông Zelensky tiết lộ một số nhà lãnh đạo phương Tây đã tiếp cận riêng với ông về việc đưa người Ukraine trở về, vì việc hỗ trợ những người tị nạn là “gánh nặng” khiến các quốc gia tiếp nhận là “rất tốn kém” ngân sách. Ông cho biết việc nói công khai điều đó sẽ “bất lợi về mặt chính trị” đối với họ.
Mặt khác, hàng triệu người sang tị nạn ở các quốc gia láng giềng gây ra thách thức lớn cho chính phủ Ukraine.
Thứ nhất, Ukraine đang thiếu lực lượng chiến đấu trên tiề.n tuyến và đang đẩy mạnh các nỗ lực tuyển quân để xây dựng quân đội đối phó với Nga. Thứ hai, nền kinh tế Ukraine đang gặp hàng loạt khó khăn vì chiến sự và cần lực lượng lao động để tái thiết.
Trước đó, Tổng thống Zelensky cho rằng nam giới Ukraine trong độ tuổ.i nhập ngũ đang ở nước ngoài nên trở về Ukraine để hỗ trợ nền kinh tế của đất nước và cũng như bảo vệ quê hương.
Ông Zelensky: Nga đã phải đối mặt với một trong những "thiệt hại lớn nhất"
Tổng thống Volodymyr Zelensky cho rằng việc Ukraine khóa van trung chuyển khí đốt Nga sang châu Âu đã khiến Moscow gặp phải "một trong những thiệt hại lớn nhất".
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).
Việc dừng trung chuyển khí đốt Nga qua lãnh thổ Ukraine là "một trong những bước lùi lớn nhất của Moscow", Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố ngày 1/1 trên kênh Telegram.
Ukraine đã chấm dứt việc trung chuyển khí đốt tự nhiên của Nga qua lãnh thổ nước này vào ngày 1/1. Kiev đã nhiều lần cảnh báo rằng họ sẽ không gia hạn thỏa thuận này khi nó hết hạn vào cuối năm 2024, vì Ukraine không muốn Nga có ngân sách để duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng.
"Khi ông Putin nắm quyền ở Nga hơn 25 năm trước, lượng khí đốt bơm hàng năm qua Ukraine đến châu Âu là hơn 130 tỷ m3. Ngày nay, con số này là 0. Đây là một trong những thiệt hại lớn nhất của Moscow", ông Zelensky nói, đề cập tới Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Theo ông Zelensky, việc Nga "vũ khí hóa" năng lượng và gây áp lực một cách cứng rắn tới các đối tác châu Âu đã khiến Moscow "mất đi thị trường hấp dẫn nhất và dễ tiếp cận nhất về mặt địa lý".
Nhà lãnh đạo Ukraine cho rằng, hầu hết các quốc gia châu Âu "đã thích nghi" với việc ngừng sử dụng khí đốt trung chuyển của Nga. Ông nói thêm rằng nhiệm vụ chung hiện tại của các đồng minh là hỗ trợ Moldova, quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga, trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Ông Zelensky bày tỏ tin tưởng rằng nguồn cung khí đốt từ Mỹ và các đối tác khác sẽ làm cho giá cả trên thị trường năng lượng trở nên hợp lý hơn.
"Càng nhiều khí đốt từ các đối tác thực sự của châu Âu có mặt trên thị trường, thì những hậu quả tiêu cực cuối cùng của sự phụ thuộc năng lượng của châu Âu vào Nga sẽ càng nhanh chóng được khắc phục", ông Zelensky nói.
Mặt khác, tại châu Âu, vẫn có những quốc gia phụ thuộc lớn vào năng lượng Nga.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban và người đồng cấp Slovakia Robert Fico là những người phản đối quyết liệt nhất đối với quyết định dừng trung chuyển khí đốt Nga của Ukraine. Tới nay, ông Orban và ông Fico vẫn duy trì quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong bài phát biểu chào năm mới, ông Fico cho rằng việc dừng trung chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ có "hậu quả nghiêm trọng" cho tất cả các nước trong Liên minh châu Âu, nhưng không phải đối với Nga. Ông Fico cảnh báo giá khí đốt và điện ở châu Âu sẽ tăng.
Ông Fico trước đó đã cảnh báo cắt nguồn cung cấp điện cho Kiev giữa bối cảnh Ukraine ngày càng chịu nhiều cuộc tấ.n côn.g từ Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng.
Trong khi EU đã nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga, nhiều quốc gia, bao gồm Slovakia và Hungary, vẫn phụ thuộc vào khí đốt Nga.
Slovakia có hợp đồng dài hạn với tập đoàn năng lượng quốc doanh Nga Gazprom và ước tính rằng các phương án thay thế có thể làm tăng chi phí vận chuyển thêm 220 triệu euro (khoảng 228,73 triệu USD).
Theo một ước tính của Bloomberg, lượng khí đốt Nga chuyển qua Ukraine sang châu Âu mang lại cho Moscow 6,5 tỷ USD mỗi năm. Việc Ukraine khóa van khiến Nga sẽ mất đi khoản tiề.n này. Ngoài ra, Kiev cũng mất 800 triệu USD tiề.n phí trung chuyển khí đốt.
Cuối tháng trước, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, nước này Nga sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu qua nhiều tuyến đường khác nhau.
Tới nay, Nga vẫn còn cấp khí đốt cho châu Âu qua tuyến Blue Stream và TurkStream (chảy qua Thổ Nhĩ Kỳ), cũng như các chuyến hàng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Tin xấu kép cho EU Thắng cử của đảng Tự do Áo (FPO) trong cuộc bầu cử quốc hội vừa qua ở nước này không gây bất ngờ nhưng vẫn khiến EU thất vọng lớn và quan ngại sâu sắc. Đảng cực hữu, dân túy và dân tộc chủ nghĩa này đã tham gia cầm quyền ở Áo nhưng đây là lần đầu tiên trở thành đảng phái...