Ông Trump lên tiếng giữa tranh cãi nội bộ về thị thực H-1B
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã nêu ý kiến sau khi các cố vấn của ông tranh cãi về chương trình thị thực H-1B.
Thị thực H-1B là một loại visa không định cư của Mỹ, cho phép các công ty Mỹ thuê lao động nước ngoài có kỹ năng chuyên môn cao đến làm việc tại Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt trong các lĩnh vực như công nghệ và khoa học. Các tỉ phú công nghệ trở thành đồng minh của ông Trump gần đây như Elon Musk hay Vivek Ramaswamy đã tranh cãi với những đồng minh lâu năm của ông về chương trình thị thực H-1B.
Cuộc tranh cãi đã khiến vị tổng thống đắc cử phải lên tiếng để can ngăn. Trả lời phỏng vấn báo New York Post ngày 28.12, bình luận đầu tiên từ khi tranh cãi nổ ra trong tuần qua, ông Trump nói: “Tôi luôn thích thị thực (H-1B), tôi luôn ủng hộ visa này, đó là lý do vì sao chúng tôi có họ tại các cơ sở của tôi”. Ông Trump nói đã tuyển dụng rất nhiều nhân viên theo chương trình H-1B để làm việc tại các cơ sở của ông.
“Tôi là người tin tưởng H-1B. Tôi đã sử dụng nó rất nhiều lần. Đó là chương trình tuyệt vời”, ông Trump nói.
Tỉ phú Elon Musk và Tổng thống đắc cử Donald Trump tại cơ sở của SpaceX ở bang Texas hồi tháng 11
ẢNH: AFP
Hai vị tỉ phú, đã được ông Trump chọn làm đồng lãnh đạo ban cố vấn không chính thức về tiết kiệm ngân sách và hiệu quả chính phủ, ủng hộ mạnh mẽ chương trình thị thực H-1B vì cho rằng Mỹ đào tạo ra quá ít sinh viên tốt nghiệp có tay nghề cao, theo AFP.
Ông Musk, người từng từ Nam Phi đến Mỹ theo diện H-1B, viết trên mạng xã hội X của ông rằng việc thu hút nhân tài kỹ thuật từ nước ngoài là yếu tố then chốt để nước Mỹ tiếp tục chiến thắng.
Trong khi đó, ông Ramaswamy, có cha mẹ là người nhập cư từ Ấn Độ, ch.ỉ tríc.h “văn hóa Mỹ” mà ông cho là tôn sùng sự tầm thường và cảnh báo Mỹ có nguy cơ bị Trung Quốc vượt mặt.
Ông Ramaswamy chỉ ra rằng khi xã hội ưu tiên những nhân vật nổi bật trong các lĩnh vực không liên quan đến khoa học, công nghệ, hoặc kỹ thuật (ông dẫn chứng bằng những nhân vật truyền hình được xây dựng xung quanh những đặc điểm như sự nổi tiếng, tính cách hấp dẫn, hay thể chất), thì điều đó có thể gây hại cho việc phát triển những kỹ năng và tài năng quan trọng trong lĩnh vực kỹ thuật, khoa học.
Tỉ phú Elon Musk thành tổng thống Mỹ? Ông Trump có câu trả lời
Nhận định của hai vị tỉ phú khiến nhiều nhân vật bảo thủ chống nhập cư nổi bật ủng hộ ông Trump từ lâu phản ứng giận dữ. “Tôi đang chờ đợi sự l.y hô.n không thể tránh khỏi giữa Tổng thống Trump và Big Tech (các doanh nghiệp công nghệ khổng lồ)”, theo bà Laura Loomer, một nhân vật cực hữu ủng hộ chính sách Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại (MAGA) và thường xuất hiện cùng ông Trump trong chiến dịch tranh cử vừa qua. “Chúng ta phải bảo vệ Tổng thống khỏi những tên kỹ trị”, bà Loomer nói. Theo AFP, bà Loomer và những người khác cho rằng ông Trump nên ưu tiên lao động Mỹ và hạn chế hơn nữa việc nhập cư.
Đáp lại, ông Musk cảnh báo về “một cuộc nội chiến MAGA” và tuyên bố sẵn sàng chiến tranh với một người ch.ỉ tríc.h ông vì vấn đề này. “Lý do tôi đang ở Mỹ cùng rất nhiều người quan trọng đã xây dựng SpaceX, Tesla và hàng trăm công ty khác đã giúp Mỹ mạnh mẽ là nhờ H-1B”, ông Musk nói.
Ông Steve Bannon, cựu Chiến lược gia trưởng Nhà Trắng nhiệm kỳ đầu của ông Trump, cho rằng chương trình H-1B chỉ đưa đến những người nhập cư chủ yếu là “nô lệ hợp đồng”, làm việc với mức lương thấp hơn so với công dân Mỹ. Ông Bannon cũng côn.g kíc.h ông Musk khi gọi Tổng giám đốc hãng xe điện Tesla là “con nít”.
Bình luận của Tổng thống đắc cử Trump cho thấy ông đang đứng về phía hai vị tỉ phú. Theo AFP, một số nhân vật ủng hộ lâu năm của ông tỏ ra lo sợ khả năng ông Trump sẽ chịu ảnh hưởng từ các nhà tài trợ lớn như ông Musk và xa rời những cam kết tranh cử.
Nội bộ của ông Trump xuất hiện rạ.n nứ.t
Ngay trong lực lượng ủng hộ Tổng thống đắc cử Mỹ, có cuộc "nội chiến" đang nổ ra giữa một bên là bộ đôi tỉ phú Elon Musk và Vivek Ramaswamy muốn đẩy mạnh thuê lao động nước ngoài, và bên còn lại là phong trào MAGA (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại).
Tỉ phú Elon Musk và tỉ phú Vivek Ramaswamy, hai nhà đồng lãnh đạo Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) trong chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump, đã kích hoạt cuộc tranh cãi trong cộng đồng MAGA về cách thức chương trình H-1B được áp dụng trong nghị trình chống di dân khi ông Trump quay lại Nhà Trắng vào ngày 20.1.2025. Trong đó, H-1B là thị thực được cấp cho lao động nước ngoài có chuyên môn cao về một số ngành nghề, chủ yếu là lĩnh vực công nghệ.
Nguồn cơn cuộc tranh cãi H-1B mới nhất
Tuần qua, bà Laura Loomer, nhân vật ủng hộ ông Trump tranh cử, lên tiếng ch.ỉ tríc.h việc nhà đầu tư mạo hiểm Sriram Krishnan, di dân từ Ấn Độ, được chọn làm cố vấn chính sách trí thông minh nhân tạo (AI) trong chính quyền kế tiếp, theo tờ The Wall Street Journal. Ông Krishnan có quan điểm ủng hộ cấp thẻ xanh cho người lao động lành nghề theo diện H-1B. "Chúng ta cần những người giỏi nhất, dù họ sinh ra ở đâu", ông Krishnan viết trên X (tên cũ Twitter) hồi tháng 11.
Từ trái sang phải: Tỉ phú Elon Musk, Tổng thống đắc cử Donald Trump và tỉ phú Vivek Ramaswamy. ẢNH: AFP
Sau khi ông Trump ngày 22.12 chọn ông Krishnan làm cố vấn AI, bà Loomer nhắc lại quan điểm ủng hộ tuyển mộ lao động nước ngoài tay nghề cao của ông Krishnan. Theo bà, đây là quan điểm nằm ngoài chính sách "Nước Mỹ trên hết", đồng thời cáo buộc các giám đốc công nghệ có mưu đồ làm giàu cho bản thân. Bài tút của bà Loomer kích hoạt cuộc tranh cãi trên mạng với nhà đầu tư mạo hiểm và cựu giám đốc PayPal David Sacks, người phụ trách vị trí cố vấn về AI và tiề.n điện tử của Nhà Trắng khi ông Trump nhậm chức.
Sau đó, đến lượt tỉ phú Musk và tỉ phú Ramaswamy vào cuộc bênh vực cho nhu cầu của ngành công nghệ cần tuyển mộ lao động nhập cư có tay nghề cao để tiếp tục duy trì vai trò dẫn đầu trên thế giới. Trong bài viết trên X ngày 25.12, ông Musk ước tính các công ty công nghệ Mỹ cần gấp đôi so với số lượng kỹ sư đang làm việc ở nước này, và so sánh những lợi ích của chương trình H-1B như việc một đội thể thao lành nghề phải làm để tuyển mộ những nhân tài tốt nhất trên toàn cầu.
Hôm sau (26.12), tỉ phú Ramaswamy, có cha mẹ là người di dân từ Ấn Độ, lên tiếng đồng tình với ông Musk trong khi bảo vệ những công ty tìm kiếm người lao động ngoài nước Mỹ. Theo ông, việc các hãng công nghệ có khuynh hướng thuê kỹ sư nước ngoài hoặc là con cái của người Mỹ di dân là vì "văn hóa Mỹ từ quá lâu đã tôn sùng sự tầm thường hơn là sự xuất sắc". "Một nền văn hóa tôn sùng các nữ hoàng vũ hội hơn là những nhà vô địch toán học, hay tôn vinh vận động viên hơn là thủ khoa, sẽ không tạo ra những kỹ sư giỏi nhất", theo ông Ramaswamy.
Panama bác lời ông Trump: Không có lính Trung Quốc ở kênh đào
Quan điểm của ông Trump
Đến lúc này, cựu nghị sĩ Matt Gaetz, người được ông Trump đề cử làm bộ trưởng tư pháp trước khi rút lui vì bị điều tra, gia nhập "cuộc chiến" khi đăng tút chế giễu bộ đôi Musk- Ramaswamy, theo Đài CNN. Ông Gaetz cho rằng chính quyền sắp tới của ông Trump không cần những người như hai vị tỉ phú xuất thân từ người di dân "xây dựng chính sách di trú của Mỹ". Cựu Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley cũng lên tiếng khẳng định chính phủ cần đầu tư và ưu tiên dân Mỹ chứ không phải lao động nước ngoài.
Trong khi đó, quan điểm của tỉ phú Musk và tỉ phú Ramaswamy lại nhận được sự ủng hộ từ một số nhân vật thuộc đảng Dân chủ. Nhận xét với Đài CNN, Thống đốc bang Colorado Jared Polis hoan nghênh việc họ nhận ra giá trị của di dân có tay nghề cao, trong khi hy vọng vai trò của di dân tay nghề thấp cũng cần được nhận định đúng đắn.
Chương trình thị thực H-1B hằng năm cho phép 65.000 lao động tay nghề cao di dân đến Mỹ. Ban đầu, ông Trump vào năm 2016 phản đối chương trình này với lập luận các hãng công nghệ muốn thay thế lao động Mỹ bằng lao động nước ngoài với chi phí thấp hơn. Năm 2020, ông Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên tại Nhà Trắng không ít lần hạn chế thị thực H-1B với lý do liên quan dịch Covid-19.
Tuy nhiên, lần gần đây nhất vào tháng 6, ông Trump nói muốn cấp quy chế thường trú nhân cho bất kỳ công dân nước ngoài nào tốt nghiệp đại học ở Mỹ. Hiện tổng thống đắc cử vẫn chưa đưa ra bình luận về cuộc "nội chiến" đang bùng nổ giữa phe công nghệ và phe MAGA.
Ông Trump muốn nắm quyền xử lý vụ TikTok
Hôm qua (giờ VN), Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề nghị Tối cao Pháp viện Mỹ ngừng thi hành luật cấm ứng dụng mạng xã hội TikTok của Trung Quốc nếu công ty mẹ ByteDance không chuyển giao quyền sở hữu cho người Mỹ vào ngày 19.1.2025. Lý do được phía ông Trump đưa ra là tổng thống đắc cử sau khi nhậm chức vào ngày 20.1.2025 cần thêm thời gian để theo đuổi "giải pháp chính trị" cho vấn đề này, theo Reuters. Tòa Tối cao dự kiến ngày 10.1 sẽ nghe tranh luận về vụ việc. Sau khi gửi ý kiến cho Tối cao Pháp viện, ông Trump đã trao đổi với Tổng giám đốc TikTok Shou Zi Chew. Chưa rõ nội dung cuộc nói chuyện giữa hai người.
Kế hoạch cải tổ chính phủ Mỹ của 2 'ông trùm' công nghệ Hai tỉ phú công nghệ Elon Musk và Vivek Ramaswamy hé lộ kế hoạch cải tổ chính phủ Mỹ, sau khi được Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn để thực thi nhiệm vụ này. Hai tỉ phú công nghệ Elon Musk và Vivek Ramaswamy vừa cho biết họ sẽ xác định "hàng ngàn" quy định để Tổng thống đắc cử Donald Trump...