Ông Trump gặp khó trong thống nhất nội bộ đảng Cộng hòa trước ngày nhậm chức
Tổng thống đắc cử Mỹ, ông Donald Trump đang bước vào giai đoạn quan trọng trước khi chính thức nhậm chức vào ngày 20/1.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: IRNA/TTXVN
Tuy nhiên, nội bộ Đảng Cộng hòa vẫn chưa đạt được sự thống nhất về chiến lược lập pháp, khiến quá trình chuyển giao quyền lực trở nên phức tạp. Các cuộc họp liên tục giữa ông Trump và các Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Điện Capitol không mang lại kết quả rõ ràng, phản ánh những bất đồng sâu sắc trong nội bộ đảng về cách thức điều hành chính quyền mới.
Sự thiếu đồng thuận giữa Hạ viện và Thượng viện
Ngày 8/1, ông Trump đã có cuộc họp kéo dài với các Thượng nghị sĩ Cộng hòa nhằm xây dựng chiến lược lập pháp cho nhiệm kỳ mới. Một trong những vấn đề gây tranh cãi lớn nhất là liệu nên thông qua một dự luật tổng hợp hay chia thành hai gói riêng biệt để dễ dàng thông qua tại Quốc hội.
Hạ viện do ông Mike Johnson – Chủ tịch Hạ viện – lãnh đạo ủng hộ việc xây dựng một dự luật duy nhất nhằm giải quyết đồng thời các vấn đề quan trọng như cắt giảm thuế, củng cố an ninh biên giới, trục xuất người nhập cư trái phép và thúc đẩy phát triển năng lượng. Lập luận của phía Hạ viện là một dự luật toàn diện sẽ giúp chính quyền ông Trump nhanh chóng triển khai chương trình nghị sự mà không bị chia nhỏ thành nhiều vòng đàm phán kéo dài.
Ngược lại, Thượng viện do ông John Thune – lãnh đạo phe đa số phe Cộng hòa tại Thượng viện – lại đề xuất cách tiếp cận khác. Họ cho rằng nên chia thành hai gói luật riêng biệt để tăng khả năng được thông qua. Theo đề xuất của họ, gói thứ nhất sẽ tập trung vào các vấn đề được ưu tiên cao như an ninh biên giới, trục xuất người nhập cư trái phép, phát triển năng lượng và tăng ngân sách quốc phòng. Gói thứ hai sẽ tập trung vào các biện pháp cắt giảm thuế, vốn có thể vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phe Dân chủ.
Sự bất đồng giữa hai viện Quốc hội khiến ông Trump phải thay đổi quan điểm liên tục. Ban đầu, ông ủng hộ phương án một gói duy nhất nhưng sau đó lại để ngỏ khả năng chia thành hai gói, gây hoang mang trong nội bộ đảng Cộng hòa.
Chiến lược lập pháp chưa rõ ràng
Trong cuộc họp, ông Trump không đưa ra chiến lược cụ thể mà chỉ nhấn mạnh rằng điều quan trọng là đạt được kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, việc không có một kế hoạch chi tiết khiến nhiều nghị sĩ lo ngại rằng đảng Cộng hoa sẽ bị động khi bước vào kỳ họp Quốc hội mới. Bà Shelley Moore Capito – Thượng nghị sĩ bang Tây Virginia, ủng hộ phương án hai gói và cho rằng việc chia nhỏ sẽ giúp đạt được thắng lợi lập pháp nhanh hơn. Nhưng một số Thượng nghị sĩ khác lo ngại rằng nếu chia tách, cả hai gói đều có thể thất bại do phe Dân chủ cản trở hoặc nội bộ đảng thiếu thống nhất trong việc bỏ phiếu.
Một trong những chiến lược đang được cân nhắc là sử dụng quy trình hòa giải ngân sách – một cơ chế lập pháp đặc biệt cho phép Quốc hội thông qua một số dự luật với đa số phiếu mà không lo ngại sự cản trở tại Thượng viện. Công cụ này từng được Đảng Dân chủ sử dụng vào năm 2010 để thông qua Đạo luật Chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng (Obamacare) mà không có sự ủng hộ của đảng Cộng hòa. Trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, đảng Cộng hòa cũng dùng phương pháp này để thông qua Đạo luật Cắt giảm thuế và việc làm năm 2017. Tuy nhiên, đây là một quy trình phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các nghị sĩ để tránh thất bại ngay từ vòng đầu.
Áp lực từ phe bảo thủ và phe ôn hòa
Bên cạnh những tranh cãi về chiến lược lập pháp, ông Trump cũng phải đối diện với áp lực từ các nhóm nghị sĩ có quan điểm khác nhau trong nội bộ đảng.
Nhóm bảo thủ cứng rắn, đứng đầu là ông Jim Jordan – Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Hạ viện – thúc giục chính quyền mới phải ưu tiên các biện pháp mạnh mẽ về nhập cư, trong đó có việc mở rộng quyền hạn của lực lượng Biên phòng và đẩy nhanh trục xuất người nhập cư trái phép. Họ cũng muốn tập trung vào việc cắt giảm chi tiêu chính phủ, phản đối các gói ngân sách có thể làm tăng thâm hụt.
Trong khi đó, các nghị sĩ ôn hòa như bà Susan Collins – Thượng nghị sĩ bang Maine – lo ngại rằng một lập trường cứng rắn về nhập cư có thể khiến đảng Cộng hòa mất đi sự ủng hộ của cử tri độc lập và cộng đồng doanh nghiệp. Nhóm này cũng kêu gọi điều chỉnh chính sách thuế để tránh gây xáo trộn nền kinh tế, thay vì tập trung quá mức vào cắt giảm thuế cho giới giàu.
Thách thức trước ngày nhậm chức
Trong khi đảng Cộng hòa còn đang tranh cãi về chiến lược lập pháp, phe Dân chủ đã chuẩn bị sẵn sàng để đối đầu. Ông Pete Aguilar – Chủ tịch Ủy ban đảng Dân chủ Hạ viện, ch.ỉ tríc.h đảng Cộng hòa vì tập trung vào việc cắt giảm thuế cho các tập đoàn lớn thay vì bảo vệ các dịch vụ xã hội. Ông khẳng định phe Dân chủ sẽ đấu tranh để bảo vệ chương trình Medicare và các phúc lợi khác khỏi nguy cơ bị cắt giảm trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump.
Trước áp lực từ cả trong lẫn ngoài đảng, ông Trump dự kiến sẽ tổ chức một loạt cuộc họp tại Mar-a-Lago vào cuối tuần với các nghị sĩ Hạ viện nhằm tìm cách thu hẹp bất đồng. Các Thống đốc Cộng hòa như ông Joe Lombardo (Nevada) và ông Spencer Cox (Utah) cũng sẽ tham gia và cho thấy nỗ lực điều phối trên phạm vi toàn quốc.
Tuy nhiên, với thời gian chuẩn bị ngày càng ít, ông Trump và đảng Cộng hòa buộc phải đưa ra quyết định dứt khoát nếu không muốn chương trình nghị sự của chính quyền mới rơi vào tình trạng trì trệ ngay từ những ngày đầu tiên. Nếu không thể thống nhất chiến lược lập pháp trước ngày nhậm chức, nguy cơ rạ.n nứ.t nội bộ có thể khiến chính quyền ông Trump đối diện với những khó khăn lớn hơn trong việc triển khai các chính sách quan trọng.
Hạ viện thông qua dự luật chi tiêu, chính phủ Mỹ thoát nguy cơ đóng cửa
Hạ viện Mỹ ngày 20.12 thông qua luật chi tiêu tạm thời nhằm ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa, chỉ vài giờ trước thời hạn chính phủ Mỹ phải đóng cửa.
Theo Reuters, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu 366 - 34 để thông qua dự luật, một ngày sau khi bác bỏ yêu cầu về trần nợ công của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. 34 phiếu chống đều đến từ các đảng viên đảng Cộng hòa Mỹ. Mặc dù được Hạ viện Mỹ thông qua, dự luật trên cần được Thượng viện Mỹ xem xét một lần nữa.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu với các phóng viên tại Điện Capitol vào ngày 19.12.2024. ẢNH: AFP
Dự luật này sẽ gia hạn ngân sách của chính phủ Mỹ cho đến ngày 14.3, bao gồm các khoản hỗ trợ 100 tỉ USD cho các tiểu bang bị thiên tai và 10 tỉ USD cho nông nghiệp. Tuy nhiên, dự luật không bao gồm việc nâng trần nợ, một nhiệm vụ mà Tổng thống đắc cử Mỹ Trump yêu cầu đảng Cộng hòa giải quyết.
Dự luật còn điều khoản hoãn lại trần nợ công cho đến tháng 1.2027, đồng nghĩa sẽ có thêm hàng nghìn tỉ USD tiếp tục được cộng thêm vào khoản nợ liên bang lên đến 36.000 tỉ USD hiện nay.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean Pierre đã dành lời ca ngợi động thái về việc cấp vốn và tránh việc chính phủ đóng cửa của đảng Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ. "Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ việc thúc đẩy luật này và đảm bảo rằng các dịch vụ thiết yếu mà chính phủ cung cấp cho những người Mỹ chăm chỉ làm việc", theo CNN dẫn lời bà Pierre.
Vì sao hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa phản đối dự luật ngân sách dù ông Trump ủng hộ?
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson cho biết ông đã "liên lạc thường xuyên" với Tổng thống đắc cử Trump trong suốt quá trình đàm phán dự luật chi tiêu tạm thời mới để ngăn chặn tình trạng đóng cửa chính phủ. Ông Johnson cũng lưu ý rằng ông đã nói chuyện với tỉ phú Elon Musk - nhân vật được chú ý trong cuộc chiến ngân sách lần này, về những thách thức của công việc.
Nếu quốc hội không hành động trước thời hạn, hoạt động của các cơ quan chính phủ sẽ bị đình trệ, và hàng triệu nhân viên liên bang sẽ không được trả lương. Theo Reuters dẫn các nguồn thạo tin, Nhà Trắng đã cảnh báo các cơ quan chính phủ chuẩn bị cho việc đóng cửa sắp xảy ra. Lần gần nhất chính phủ liên bang đóng cửa là 35 ngày trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump do tranh chấp về an ninh biên giới.
Ông Trump bác tin bị tỷ phú Elon Musk lấn át Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã lên tiếng bác bỏ thẳng thừng thông tin cho rằng ông đang bị tỷ phú Elon Musk "tiếm quyền". Ông Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX (trái) tham dự một sự kiện cùng với ông Donald Trump (phải) khi đó đang là ứng cử viên tổng thống tại Butler, Pennsylvania (Ảnh: Aljazeera). Ông Trump...