Ông Trump có thể ra “tối hậu thư” cho Nga – Ukraine để chấm dứt xung đột
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cho là đang xây dựng một kế hoạch giải quyết xung đột Ukraine – Nga bao gồm các điều kiện đặt ra cho cả hai bên.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).
Theo thông tin được công bố trên báo Telegraph (Anh), Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có ý định sử dụng chiến lược “cây gậy và củ cà rốt” để thúc đẩy Nga và Ukraine tham gia các cuộc đàm phán hòa bình.
Theo kế hoạch này, Mỹ sẽ dọa cắt giảm hoặc dừng hoàn toàn viện trợ quân sự cho Ukraine nhằm buộc Kiev phải bắt đầu đàm phán với Nga. Mặt khác, Washington cũng ra “tối hậu thư” với Moscow, dọa sẽ tăng cường trừng phạt kinh tế và các biện pháp gây sức ép khác nếu Nga trì hoãn quá trình giải quyết xung đột.
Các cố vấn của Tổng thống đắc cử Trump, bao gồm tướng đã nghỉ hưu Keith Kellogg – người được chọn làm đặc phái viên về vấn đề Ukraine, đã đề xuất một số phương án để chấm dứt xung đột dựa trên sự kết hợp giữa việc tạo ra áp lực và động lực cho cả hai bên. Họ tin rằng cách tiếp cận như vậy có thể dẫn đến việc chấm dứt giao tranh nhanh hơn và một nền hòa bình lâu dài trong khu vực.
Trong suốt chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump liên tục tuyên bố sẽ chấm dứt xung đột Ukraine trong vòng “24 giờ” sau khi nhậm chức, nhưng không đưa ra bất kỳ thông tin cụ thể nào về cách ông sẽ đạt được mục tiêu này.
Video đang HOT
Truyền thông đưa tin ông Trump có ý định “đóng băng” cuộc xung đột dọc theo giới tuyến hiện tại.
Ông Trump nhiều lần tuyên bố cần phải xem xét lại khối lượng viện trợ quân sự cho Ukraine, nhấn mạnh rằng Mỹ không nên gánh chịu gánh nặng viện trợ chính trong cuộc xung đột này. Ông cũng bày tỏ sự sẵn sàng đối thoại với các nhà lãnh đạo Nga để tìm ra các giải pháp có thể chấp nhận được cho cả hai bên.
Tuy nhiên, một số chuyên gia và quan chức NATO đã bày tỏ lo ngại về những sáng kiến như vậy. Họ tin rằng bất kỳ thỏa thuận nào cho phép Nga duy trì quyền kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ của Ukraine đều có thể làm suy yếu lợi ích của Mỹ và các đồng minh của nước này, đồng thời tạo ra tiề.n lệ cho các hành động tiếp theo.
Trong khi đó, các quan chức Nga lạc quan về khả năng chính quyền mới của Mỹ xem xét lại chính sách trừng phạt. Moscow hy vọng rằng trong một số điều kiện nhất định, các lệnh trừng phạt có thể được nới lỏng hoặc dỡ bỏ hoàn toàn, điều này sẽ có tác động tích cực đến nền kinh tế Nga.
Tổng thống Zelensky từng kiên quyết bác bỏ khả năng đưa ra bất kỳ nhượng bộ lãnh thổ nào với Moscow, nhưng gần đây đã có lập trường mềm mỏng hơn. Các chuyên gia cho rằng những tổn thất của Ukraine trên chiến trường và đà tiến công của Nga đã khiến ông Zelensky thay đổi lập trường.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Tổng thống Zelensky cho biết, Ukraine để ngỏ ký thỏa thuận ngừng bắ.n với Nga nếu các vùng lãnh thổ hiện do Ukraine kiểm soát được đặt dưới sự bảo trợ của NATO, trong khi lãnh thổ do Moscow kiểm soát sẽ được khôi phục sau này bằng con đường ngoại giao. Ông thừa nhận, Ukraine không thể giành lại các vùng lãnh thổ đã mất bằng sức mạnh quân sự.
NATO gấp rút chuyển vũ khí cho Ukraine: Liệu Kiev có trụ vững trước đàm phán ngừng bắ.n?
Trước áp lực từ chiến trường do tốc độ tiến công của Nga và lo ngại đóng băng xung đột, NATO đang tăng tốc chuyển giao vũ khí để hỗ trợ Ukraine củng cố vị thế trong các cuộc đàm phán hòa bình tiềm năng với Nga.
Liệu bước đi này có giúp Kiev giữ được thế trận?
Binh sĩ Nga trong một cuộc giao tranh với các lực lượng Ukraine. TASS
NATO đang gấp rút chuyển giao vũ khí cho Ukraine nhằm hỗ trợ Kiev trước khả năng đàm phán ngừng bắ.n. Theo thông tin từ Bloomberg ngày 5/12, các đồng minh và đối tác của Ukraine đã chuyển trọng tâm từ việc tìm kiếm chiến thắng quân sự sang việc củng cố vị thế của Tổng thống Volodymyr Zelensky trong bối cảnh xung đột đang diễn ra.
Điều này diễn ra khi lực lượng Ukraine đang dần mất thế trận, làm dấy lên lo ngại rằng một lệnh ngừng bắ.n có thể dẫn đến việc đóng băng cuộc xung đột, với nhiều vùng lãnh thổ của Ukraine bị quân đội Nga chiếm giữ.
Hiện tại, NATO đang tăng cường nỗ lực cung cấp vũ khí cho Ukraine. Lý do chính cho sự khẩn trương này là để đảm bảo rằng Ukraine có thể đứng vững trước các bước tiến của Nga. Cùng với đó, sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào Nhà Trắng đã khiến các đồng minh NATO cảm thấy cần phải củng cố ý chí chính trị để duy trì cuộc chiến kéo dài gần ba năm.
Trong tuần này, các bộ trưởng ngoại giao NATO đã họp tại Brussels để thảo luận về cách thức cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine. Các thành viên cũng đang xem xét nhiều kịch bản đàm phán khác nhau nhằm chấm dứt xung đột, bao gồm việc tạo ra một khu vực phi quân sự. Một nhà ngoại giao cấp cao của NATO cho biết nếu có ngừng bắ.n, quân đội châu Âu có thể sẽ đảm nhận vai trò bảo vệ và tuần tra khu vực này.
Các cuộc thảo luận trên diễn ra trong bối cảnh nhận thức rằng tình hình ở Ukraine là không bền vững và các cuộc đàm phán sẽ sớm bắt đầu. Các đồng minh NATO ở châu Âu cũng đang tìm kiếm cơ hội để chứng minh rằng họ vẫn có thể duy trì vai trò quan trọng trong bối cảnh chính trị toàn cầu.
Trước tình hình đó, Tổng thư ký NATO Mark Rutte nhấn mạnh rằng liên minh cần phải làm nhiều hơn nhằm giúp Ukraine duy trì được thế trận trong cuộc chiến. Ông cho rằng việc cung cấp đủ sự hỗ trợ quân sự là cần thiết để sẵn sàng thay đổi quỹ đạo của cuộc chiến này một cách quyết định. Trong bài phát biểu bế mạc tại cuộc họp NATO, ông Rutte nêu rõ: "Chúng ta phải đảm bảo rằng Ukraine đang ở vị thế mạnh mẽ" khi nói đến các cuộc đàm phán tiềm năng.
Cùng lúc đó, Tổng thống Zelensky cũng đã ám chỉ về khả năng chấp nhận một giải pháp ngoại giao, mặc dù điều này có thể bao gồm việc nhượng bộ một số khu vực miền Đông Ukraine hiện bị Nga kiểm soát. Theo các cuộc thăm dò gần đây, phần lớn người dân Ukraine có thể chấp nhận những nhượng bộ này để đạt được hòa bình.
Nhận định về vấn đề này, Lucian Kim, nhà phân tích từ Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group), cho rằng việc Tổng thống Zelensky thừa nhận rằng Ukraine không thể giải phóng toàn bộ lãnh thổ bằng quân sự là một thực tế cần được nhìn nhận. Điều đó mở đường cho những nỗ lực hòa bình trong tương lai, đặc biệt là trong bối cảnh chính quyền Trump thứ hai có thể sẽ tìm kiếm các giải pháp hòa bình.
Yêu cầu của ông Zelensky đối với NATO là cung cấp bảo đảm an ninh cho các khu vực mà Kiev vẫn kiểm soát. Tuy nhiên, điều này đặt ra những thách thức lớn đối với NATO và đòi hỏi liên minh phải cân nhắc kỹ lưỡng cách thức bảo vệ Ukraine mà không khiêu khích Nga.
Trong khi đó, theo một quan chức NATO, tốc độ tiến công của Nga đang gia tăng, gây thêm áp lực lên tiề.n tuyến của Ukraine. Mặc dù Nga chịu thương vong nhất định, họ vẫn có khả năng tuyển dụng khoảng 30.000 nhân sự mới mỗi tháng, giúp củng cố lợi thế nhân lực của Nga trong cuộc xung đột. Chính quyền của Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden đang lo ngại rằng chiến thắng của Nga có thể tiếp thêm động lực cho các đối tác như Trung Quốc và Iran.
Theo Samuel Charap, nhà khoa học chính trị cấp cao tại Rand, ngay cả khi không có sự thay đổi từ chính quyền Trump sắp tới, thì việc nhân lực và vũ khí suy giảm của Ukraine có nghĩa là các cuộc đàm phán vẫn phải bắt đầu vào năm tới. Chuyên gia Charap lưu ý: "Ukraine không đủ nhân lực để ngăn chặn cuộc tấ.n côn.g của Nga, và phương Tây cũng không còn nhiều vũ khí để cung cấp".
Nga tuyên bố chưa thể đàm phán với Ukraine Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 4.12 cho hay hiện chưa có căn cứ nào để đàm phán về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine. Theo tờ Izvestia dẫn lời ông Peskov, một số quốc gia đã đề nghị làm trung gian đàm phán hòa bình Nga - Ukraine, bao gồm cả Qatar. Ông Peskov đã bày tỏ lòng biết...