Ông Putin chỉ trích ý định đưa người tị nạn Afghanistan tới gần Nga
Tổng thống Nga Putin chỉ trích ý tưởng tái định cư người tị nạn từ Afghanistan sang các nước Trung Á gần với Nga, với lý do không muốn các chiến binh xuất hiện ở Nga dưới vỏ bọc là người tị nạn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin – Ảnh: REUTERS
Theo Hãng thông tấn TASS của Nga, Tổng thống Putin chỉ trích ý tưởng của một số nước phương Tây trong việc đưa người tị nạn Afghanistan tới các nước gần Nga, trong lúc chờ xử lý thị thực để đưa người tị nạn tới Mỹ và châu Âu.
“Điều này có nghĩa là người tị nạn sẽ được gửi tới các quốc gia láng giềng của chúng ta mà không cần thị thực, trong khi các nước phương Tây không muốn nhận người tị nạn không có thị thực?”, ông Putin nêu câu hỏi như một cách phản ứng.
Video đang HOT
“Tại sao lại có cách tiếp cận giải quyết vấn đề đáng xấu hổ như vậy?”, ông Putin đặt ra tiếp câu hỏi, “hỏi mà như trả lời”.
Theo Hãng tin AFP, Nga cho phép du lịch miễn thị thực đối với cư dân các nước Trung Á nói trên.
“Chúng tôi không muốn các chiến binh xuất hiện ở đây dưới vỏ bọc người tị nạn”, Hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Putin.
Từ tuần trước, Hãng tin Reuters đưa tin Mỹ đã tổ chức các cuộc đàm phán bí mật với một số quốc gia, nhằm giúp những người Afghanistan đang gặp rủi ro vì làm việc cho Chính phủ Mỹ được tạm trú.
Trong khi một số quốc gia phương Tây cố gắng sơ tán người dân khỏi Afghanistan, Matxcơva ca ngợi Taliban đã khôi phục trật tự sau khi giành quyền kiểm soát đất nước.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết các nhà lãnh đạo Taliban cho đến nay vẫn giữ lời hứa.
“Chúng tôi thấy những tuyên bố mà Taliban đưa ra về việc ngừng chiến đấu, về lệnh ân xá cho những người liên quan đến cuộc đối đầu, về nhu cầu đối thoại… đang được thực hiện”, Hãng thông tấn RIA dẫn lời Ngoại trưởng Lavrov.
Ông Lavrov cũng cho biết Taliban đã bắt đầu liên lạc với cựu tổng thống Afghanistan Hamid Karzai.
Taliban thiết lập trật tự ở sân bay Kabul
Ngày 22/8, các lãnh đạo của lực lượng Taliban ở Afghanistan đã áp đặt một số quy định ở khu vực xung quanh sân bay thủ đô Kabul nhằm đảm bảo dòng người xếp hàng trật tự tại các lối vào sân bay và tránh cảnh tụ tập, chen lấn.
Người dân Afghanistan tiến về sân bay Kabul để sơ tán khỏi nước này ngày 16/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo các nhân chứng, sân bay Kabul hiện không còn tình trạng bạo lực hoặc hỗn loạn. Từ sáng sớm đã có những hàng dài người xếp hàng chờ đợi.
Trước đó, tối 21/8, Australia đã điều 4 chuyến bay đến Kabul để sơ tán trên 300 người, gồm công dân Australia, New Zealand, Mỹ, Anh và những người Afghanistan có thị thực. Cùng ngày, Mỹ và Đức khuyến cáo công dân ở Afghanistan tạm thời tránh đến sân bay Kabul vì lý do an ninh khi hàng nghìn người đang đổ về đây để tìm đường sơ tán.
Theo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và lực lượng Taliban, ít nhất 12 người đã thiệt mạng ở khu vực sân bay Kabul. Các nhân chứng cho biết những người này thiệt mạng do bị bắn hoặc bị giẫm đạp.
Liên quan đến vấn đề người tị nạn Afghanistan, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz ngày 22/8 đã phản đối việc tiếp nhận thêm người tị nạn đang tháo chạy khỏi quốc gia Tây Nam Á này.
Thủ tướng Kurz là người có quan điểm cứng rắn trong vấn đề người nhập cư. Trong khi Liên minh châu Âu (EU) đang tìm hướng giải quyết cho những người Afghanistan từng hỗ trợ khối này trong 20 năm qua, Thủ tướng Kurz nêu rõ "đến Áo không phải là một lựa chọn". Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Puls 24, Ông nói: "Tôi phản đối việc tiếp nhận thêm người tị nạn và điều đó sẽ không diễn ra trong thời gian tôi giữ chức Thủ tướng Áo".
Theo dữ liệu năm 2020 của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), trên 40.000 người tị nạn Afghanistan đã đến Áo, nước có nhiều người tị nạn Afghanistan thứ hai ở châu Âu, sau Đức với 148.000 người. Dân số của Áo ít hơn 9 lần so với dân số Đức và Áo là một quốc gia trung lập, không phải thành viên NATO.
Trong cuộc khủng hoảng người di cư ở châu Âu giai đoạn 2015-2016, số người nộp đơn xin tị nạn mà Áo tiếp nhận chiếm hơn 1% dân số nước này.
Anh sẽ tiếp nhận 20.000 người tị nạn Afghanistan Chính phủ Anh công bố kế hoạch tiếp nhận 20.000 người Afghanistan theo chương trình hỗ trợ tái định cư mới, trong đó ưu tiên phụ nữ, trẻ em và các nhóm tôn giáo và dân tộc thiểu số, sau khi Taliban lên nắm quyền. Công dân Anh và người có hai quốc tịch rời khỏi Afghanistan bằng máy bay quân sự -...