Ông Donald Trump bác bỏ cáo buộc chiếm giữ trái phép tài liệu mật
Ngày 22/2, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu thẩm phán liên bang bác bỏ các cáo buộc hình sự cho rằng ông chiếm giữ trái phép các tài liệu an ninh quốc gia nhạy cảm khi ông rời nhiệm sở, đồng thời khẳng định việc truy tố ông là sai sót về mặt pháp lý.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nashville, Tennessee, ngày 22/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Các luật sư của ông Trump phản đối việc chỉ định Công tố viên đặc biệt Jack Smith, lập luận rằng các cáo buộc của công tố này mâu thuẫn với một đạo luật khác của Mỹ về việc sử dụng các hồ sơ, tài liệu của tổng thống.
Cựu Tổng thống Trump cũng tuyên bố ông phải được miễn trừ khỏi cáo buộc lưu giữ tài liệu an ninh quốc gia vì những cáo buộc này xuất phát từ những quyết định mà ông đưa ra trong những tuần cuối cùng trên cương vị tổng thống.
Ông Trump không nhận tội và không chấp nhận bản cáo trạng, trong đó cáo buộc ông 40 tội danh, tại tòa án liên bang ở Florida, liên quan đến lưu giữ trái phép các tài liệu mật tại dinh thự Mar-a-Lago của ông ở Florida sau khi rời nhiệm sở vào năm 2021 và cản trở nỗ lực của chính phủ lấy lại các tài liệu này, trong đó có thông tin về chương trình hạt nhân của Mỹ và các lỗ hổng an ninh tiềm ẩn trong nước.
Trước đó, ông Trump đã yêu cầu quyền miễn trừ trong các vụ kiện cấp liên bang và tiểu bang cáo buộc ông cố ý phá hoại kết quả cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Ngày 6/2 vừa qua, tòa phúc thẩm liên bang Mỹ đã ra phán quyết rằng ông Trump không được hưởng quyền miễn trừ truy tố đối với các cáo buộc này. Phán quyết này làm gia tăng khả năng ông Trump sẽ phải đối mặt với phiên tòa hình sự chưa từng có. Tiếp đó, ngày 15/2, thẩm phán bang New York, ông Juan Merchan đã ấn định ngày 25/3 sắp tới ông Trump phải ra hầu tòa trong phiên tòa hình sự đầu tiên trong lịch sử xét xử một cựu Tổng thống Mỹ.
Ông Trump hiện là ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa cho cuộc đua vào Nhà Trắng. Nếu không được quyền miễn trừ truy tố hình sự, ông sẽ không được ứng cử tổng thống trong cuộc bầu cử năm nay.
Ông Trump đối mặt nhiệm vụ 'khó nhằn' khi tự bào chữa
Theo các chuyên gia pháp lý, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn để bảo vệ mình trước những cáo buộc cho rằng ông đã lưu giữ trái phép các tài liệu tối mật sau khi rời Nhà Trắng vào năm 2021.
Video đang HOT
Hiện nay cả luật pháp và bằng chứng dường như đều không đứng về phía ông.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tại New York ngày 10/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 9/6, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị truy tố về 37 tội danh, bao gồm vi phạm Đạo luật gián điệp, âm mưu cản trở công lý và khai báo sai sự thật. Bộ Tư pháp Mỹ nêu rõ: "Việc tiết lộ trái phép các tài liệu mật này có thể gây rủi ro cho an ninh quốc gia của Mỹ".
Với những bằng chứng rõ ràng gồm các tài liệu, hình ảnh, tin nhắn văn bản, âm thanh và lời khai của nhân chứng, các chuyên gia luật an ninh quốc gia cho rằng những chứng cứ này đủ mạnh để thuyết phục các công tố viên rằng cựu Tổng thống Trump đã lấy các tài liệu một cách bất hợp pháp và sau đó tìm cách che giấu nó.
Elizabeth Goitein, một chuyên gia luật an ninh quốc gia tại Trung tâm Tư pháp Brennan, tiết lộ: "Các chi tiết thể hiện sự bất cẩn trong việc xử lý các tài liệu và nỗ lực phối hợp để giữ chúng ngoài tầm tay của Cục Điều tra Liên bang (FBI) thực sự gây sốc".
Trước yêu cầu bình luận về cáo trạng, đội ngũ luật sư của cựu Tổng thống Trump không đưa ra bất kỳ câu trả lời nào. Trong khi đó, trên mạng xã hội, ông Trump tuyên bố mình vô tội và gọi vụ án là một "cuộc săn phù thủy" do các kẻ thù chính trị dàn dựng.
"Không có tội ác nào, ngoại trừ những gì Bộ Tư pháp và FBI đã làm để chống lại tôi trong nhiều năm", ông viết trên nền tảng xã hội Truth Social ngày 9/6.
Mối nguy hiểm lớn nhất đối với ông Trump trong cáo trạng lần này có thể nằm ở tội danh âm mưu cản trở các cáo buộc công lý, vốn có mức án tối đa là 20 năm tù.
Các chuyên gia pháp lý cho biết bằng chứng dường như cho thấy ông Trump biết rằng mình sở hữu các tài liệu có thể bị trát đòi hầu tòa nhưng từ chối giao nộp chúng và yêu cầu các luật sư của mình "đánh lừa" FBI.
Clark Neily, một chuyên gia pháp lý tại Viện Cato bảo thủ, cho biết đây rõ ràng là hành vi cản trở người thi hành công vụ. Luật sư Mark MacDougall nhận định tội danh này đặc biệt khó bào chữa.
Các chuyên gia pháp lý cho biết nỗ lực che giấu tài liệu kéo dài nhiều năm của ông Trump có thể là yếu tố chính khiến công tố viên đặc biệt Jack Smith quyết định truy tố ông.
Trong quá trình điều tra, các luật sư của ông Trump đã nói với FBI rằng họ đã giao nộp tất cả các tài liệu mật mà họ sở hữu. Tuy nhiên, điều này là sai sự thật.
Các luật sư cũng phủ nhận việc cố ý đánh lạc hướng điều tra viên.
Chuyên gia luật Goitein cho rằng đây là một tình huống mà vi phạm còn nguy hiểm hơn một tội ác. "Nếu chỉ đơn thuần là bất cẩn hoặc vô trách nhiệm trong việc lưu trữ tài liệu, thì sẽ không có cáo buộc nào được đưa ra", ông Goitein giải thích.
Yếu tố âm mưu làm cho các cáo buộc cản trở người thi hành công vụ trở nên nghiêm trọng hơn nhiều và tất cả các công tố viên phải chứng minh rằng ông Trump đã "câu kết" với người khác để che giấu cuộc điều tra, bất kể họ có thành công hay không.
Chuyên gia Neily nói rằng dựa trên bản cáo trạng, các công tố viên có thể có nhiều nhân chứng nói về những nỗ lực của ông Trump.
Về phía mình, cựu Tổng thống Trump đã tuyên bố ông đã giải mật các tài liệu trước khi lấy chúng đi. Tuy nhiên, tuyên bố này lại trái với những nội dung trong băng ghi âm ông Trump thừa nhận giữ tài liệu mật sau khi rời Nhà Trắng. Điều này có thể bất lợi với ông trong cuộc điều tra.
Công tố viên liên bang đang nắm trong tay đoạn ghi âm, trong đó ông Trump nói rằng ông đang giữ thông tin quân sự "bí mật" của Lầu Năm Góc về một cuộc tấn công tiềm tàng ở Iran.
"Lẽ ra tôi đã có thể giải mật nó khi còn là tổng thống, nhưng bây giờ thì không thể nữa rồi", ông Trump nói trong đoạn băng được ghi âm tại một cuộc gặp riêng năm 2021. Hiện chưa rõ cuộc gặp này diễn ra tại địa điểm nào.
Giới chuyên gia pháp lý nhận định câu nói này của ông Trump cho thấy cựu tổng thống biết rõ một số hồ sơ ông lưu trữ tại là tài liệu mật, trái với tuyên bố của ông chúng đều đã được giải mật.
Bên cạnh đó, trong cáo trạng của công tố viên, việc tài liệu đã được giải mật hay chưa không còn quan trọng.
Các công tố viên đã buộc tội ông Trump theo Đạo luật Gián điệp, một đạo luật có từ thời Chiến tranh Thế giới thứ nhất liên quan đến việc hình sự hóa hành vi lưu giữ trái phép "thông tin quốc phòng". Các chuyên gia luật an ninh quốc gia cho biết thông tin quốc phòng không cần phải giải mật, mà chỉ cần hữu ích cho các đối thủ của quốc gia thì cũng đủ để buộc tội.
"Giả sử tất cả tài liệu đã được giải mật đi chăng nữa thì Đạo luật Gián điệp không quan tâm", Giáo sư luật tại Đại học Georgetown, ông Todd Huntley, giải thích.
Tuy nhiên, cựu Tổng thống Trump vẫn có trong tay một số chiến lược có khả năng bào chữa thành công. Đội ngũ của ông có thể thách thức lời khai của nhân chứng, đổ lỗi cho người khác hoặc lập luận rằng ông chỉ làm theo lời khuyên của luật sư, không có ý định vi phạm pháp luật.
Đội ngũ luật sư của ông cũng có thể nộp đơn kiến nghị trì hoãn phiên tòa cho đến sau cuộc bầu cử tháng 11/2024. Các chuyên gia pháp lý vẫn còn tranh cãi về liệu ông Trump có thể tự ân xá nếu thắng cử hay không.
Mỹ: Công tố viên đặc biệt thu hẹp điều tra việc gây quỹ chính trị của ông Donald Trump Tờ Washington Post ngày 17/10 đưa tin công tố viên đặc biệt Jack Smith đã rút trát yêu cầu cung cấp hồ sơ về việc gây quỹ của ủy ban hành động chính trị Save America do cựu Tổng thống Donald Trump kiểm soát. Cựu Tổng thống Donald Trump phát biểu tại một cuộc mít tinh ở Florence, Arizona ngày 15/1/2022 Ảnh minh...