Ông chết, 2 cháu nhập viện nghi ngộ độc trứng cóc
Ngày 26/5, Trung tâm Y tế huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang cho biết vừa có trường hợp một người đàn ông chết và 2 người khác nhập viện nghi do ăn trứng cóc.
Ông chết, 2 cháu nhập viện nghi ngộ độc trứng cóc. (Ảnh:minh họa)
Trước đó vào chiều 24/5, Trung tâm Y tế huyện tiếp nhận 2 trường hợp nghi do ngộ độc vì ăn phải trứng cóc là cháu Huỳnh Chí T. (11 tuổi) và Nguyễn Hoàng T. (9 tuổi) nhập viện trong tình trạng bị ói mửa, tiêu chảy lỏng, da xanh xao.
Theo lời kể của gia đình, vợ ông Huỳnh Văn Hùng (57 tuổi, ngụ xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây) đi chợ được người quen cho một mớ cóc, ếch đã làm thịt kèm cả nội tạng đem về định nấu cho vật nuôi trong nhà ăn.
Video đang HOT
Ông Hùng thấy tiếc nên lựa ra mấy con to cùng một vài bộ trứng cóc để xào với cải ngọt làm mồi nhậu. Trong lúc ngồi nhậu, hai đứa cháu đến muốn ăn thử và ông Hùng đã gắp cho ăn.
Sau đó, ông Hùng lên cơn đau bụng dữ dội, ói, mệt và đã chết tại nhà. Riêng hai cháu ngoại của ông được chuyển cấp cứu, cho rửa dạ dày để loại bỏ trứng cóc và bơm than hoạt tính để hấp thu bớt chất độc, rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) tiếp tục điều trị.
2 thói quen bảo quản trứng trong tủ lạnh khiến trứng nhanh hỏng, dễ gây ngộ độc
Trứng là một thực phẩm phổ biến trong gian bếp của mỗi gia đình vì chứa nhiều dinh dưỡng. Tuy nhiên nếu không biết cách bảo quản sẽ khiến trứng nhanh bị hỏng, dễ gây ngộ độc.
Rửa trứng trước khi bảo quản
Tuy vỏ trứng khi mới mua về rất bẩn nhưng chị em tuyệt đối không được rửa sạch trước khi cất vào tủ lạnh.
Theo bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trên trứng sống có một lớp màng nhỏ bao bọc làm cho trứng bóng bẩy và có cảm giác trơn láng. Nó thường mỏng nên con người rất khó cảm nhận được.
Bên cạnh đó, lớp màng này có tác dụng đóng các lỗ thông khí của trứng lại để ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài xâm nhập vào lòng trứng, chỉ duy nhất oxy được phép lọt vào. Tuy nhiên nếu rửa sạch vỏ trứng, lớp màng này sẽ bị mất đi và khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào trong dễ khiến cho trứng bị hỏng.
Khi ăn trứng bị nhiễm độc vào cơ thể sẽ gây ra một vài triệu chứng ngộ độc như tiêu chảy, ói mửa và buồn nôn sau 12-36 giờ. Các triệu chứng này sẽ kéo dài từ 2-7 ngày nếu không đi viện kịp thời.
Bảo quản trứng ở cánh tủ
Nhiều người thường có thói quen bảo quản trứng ở cánh của tủ lạnh. Mặc dù cánh tủ lạnh luôn làm sẵn giá để bạn cất trứng tuy nhiên không nên để trứng ở chỗ này bởi nhiệt độ bình thường làm sinh sôi các vi khuẩn salmonella enteritidi (vi khuẩn này có trong lòng đỏ của trứng).
Mặt khác, cánh cửa tủ lạnh luôn được mở ra thường xuyên vì thế nhiệt độ ở cánh cửa không đều, thay đổi liên tục khiến trứng sẽ rất nhanh hỏng.
Cách bảo quản trứng đúng cách
Mọi người không nên rửa trứng để giữ lại lớp màng giúp bảo quản được lâu hơn. Khi cất trứng, bạn cũng không nên để trứng chung với những thứ chứa nhiều tinh dầu như gừng, hành, ớt... vì mùi của chúng sẽ xâm nhập vào trứng thông qua lỗ thông khí ở vỏ và làm cho trứng bị biến chất.
Các chuyên gia cho biết chỉ nên dùng trứng trong vòng 30 ngày kể từ lúc mua, nếu để lâu sẽ mất chất dinh dưỡng. Ngoài ra mỗi lần lấy trứng trong tủ lạnh, chỉ lấy đủ số trứng cần chế biến chứ không nên lấy cả khay ra. Thói quen này sẽ khiến trứng bị hỏng do ảnh hưởng từ sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Ăn vải thế nào mới tốt cho sức khỏe, lại sở hữu da đẹp như Dương Quý Phi? Một số lưu ý khi ăn vải cần nhớ giúp bạn vừa ăn ngon miệng, bồi bổ sức khỏe lại không lo mụn nhọt tấn công, thậm chí biến loại quả ngọt ngào này thành vũ khí dưỡng nhan giống như Dương Quý Phi vậy. Vải là một loại quả ngọt đậm phổ biến vào mùa hè. Những trái vải ngọt lịm tim...