Ôn tiếng Anh: Học ngữ pháp theo chủ điểm
Theo các GV bộ môn Ngoại ngữ ( Trường THPT Lê Viết Thuật, TP Vinh, Nghệ An), hiện việc ôn thi môn Tiếng Anh cho HS được chia làm 2 nhóm.
Học sinh Nghệ An luyện đề thi tiếng Anh.
Với những em chỉ thi lấy điểm tốt nghiệp tập trung ôn ngữ pháp cơ bản để trả lời tốt ở 10 câu đầu tiên. Còn những em có mục đích xét tuyển vào ĐH thì luyện đề hình thành phản xạ nhanh và kỹ năng làm bài.
Lấy điểm ngữ pháp
Cô Phan Thị Oanh – Trưởng nhóm môn Ngoại ngữ Trường THPT Lê Viết Thuật (TP Vinh, Nghệ An) cho biết: Các bài học, kiến thức trong SGK cũng chỉ cung cấp ngữ pháp và nguồn ngữ liệu nhất định. Đề thi giới hạn kiến thức ngữ pháp trong SGK, nhưng HS muốn đạt điểm cao cần có sự tích lũy lâu dài về vốn từ vựng nhiều lĩnh vực, ôn tập thường xuyên.
Với nhóm “cơ bản”, thi xét tốt nghiệp, các thầy cô khuyên HS nên tập trung ôn theo chủ điểm ngữ pháp để đạt 4 – 5 điểm ở 10 câu đầu. Đây là những câu hỏi ở mức độ nhận biết, các em có thể dựa vào dấu hiệu, cấu trúc ngữ pháp, cách chia động từ… để lựa chọn đáp án. Phần câu bị động, chủ động là kiến thức tương đối khó với HS. Trong đề thi tham khảo, chỉ có duy nhất câu 13 về dạng này, nhưng ở mức thông hiểu chứ không chỉ là nhận biết, vì nằm xen lẫn trong câu mệnh đề quan hệ.
“Cụ thể là rút gọn câu bị động – chủ động liên quan đến mệnh đề quan hệ. Vì vậy, HS trong quá trình làm bài cần đọc kỹ đề để nhận dạng được ngữ pháp và trả lời đúng yêu cầu câu hỏi”, cô Phan Thị Oanh nói.
Tránh “bẫy” trong đề thi
Còn những em có mục đích xét tuyển vào ĐH, GV tập trung luyện đề hình thành phản xạ nhanh và kỹ năng làm bài cho HS. Cũng theo cô Phan Thị Oanh, đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT, đặc biệt là lần 2 đưa ra những ngữ liệu mới, phong phú, bám vào thời sự như dịch bệnh Covid-19, môi trường hay thị hiếu của HS như âm nhạc. Nhiều người cho rằng, đề dễ nhưng để kiếm “mưa điểm 10″ ở môn Tiếng Anh không hề dễ.
Cô Oanh cũng đặc biệt lưu ý trong đề thi minh họa tiếng Anh là nhóm các câu phức. Đây chính là nhóm các câu hỏi để phân loại HS khá giỏi nếu muốn đạt điểm 7 – 8. Trong những câu hỏi này, các em phải nắm được ngữ pháp chuyên sâu vì có câu đảo ngữ, lồng ghép nhiều dạng câu trong mệnh đề. Điển hình cho dạng câu phức này chính là câu hỏi số 49, 50 trong đề thi minh họa.
Trên thực tế, nếu xác định theo khối D, bản thân các em này đã có quá trình học tập, rèn luyện các kỹ năng, vốn từ vựng tích lũy lâu dài. Vì vậy, đây là giai đoạn các em tập trung luyện đề, bám vào ma trận đề thi. Càng rèn luyện nhiều, các em sẽ hình thành kỹ năng phản xạ đề nhanh, chính xác đối với những câu đọc hiểu.
Ngoài việc ôn tập trên trường, lớp, các em cần tự học thêm ở nhà qua nhiều kênh thông tin khác… Còn GV sẽ phân tích, giải đáp những vấn đề thắc mắc của các em. HS cũng không nên quá chú trọng vào thứ tự các câu hỏi trong đề theo hướng mặc định “sắp xếp từ dễ đến khó”. Bởi khi thi thật, tùy từng mã đề mà câu hỏi có thể đảo vị trí. Nếu gặp câu hỏi gây băn khoăn, dù ở ngay đầu đề thi cũng không nên hoang mang, nên bỏ qua để làm các câu dễ hơn. Sau đó còn thời gian sẽ quay lại làm câu khó.
Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh: Chuyên đề Danh động từ-Động từ nguyên mẫu
Nội dung về Danh động từ và Động từ nguyên mẫu thường được đưa vào trong các đề thi tốt nghiệp THPT hàng năm ở các dạng bài khác nhau. Đây là phần kiến thức rất quan trọng trong chương trình phổ thông.
Theo ThS. Dương Thị Hồng Anh, giảng viên bộ môn ngoại ngữ, trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải, việc nắm chắc được cấu tạo, chức năng của Danh động từ và Động từ nguyên mẫu sẽ giúp cho các thí sinh tránh được nhầm lẫn trong quá trình làm bài thi cũng như hiểu được ý nghĩa của các cấu trúc câu sử dụng trong tiếng Anh thông dụng.
Chuyên đề này tập trung vào củng cố lại kiến thức về chức năng và vai trò của Danh động từ, các Động từ nguyên mẫu bao gồm Động từ nguyên mẫu có TO (To infinitive) và Động từ nguyên mẫu không có TO (Bare infinitive).
Ngoài ra, nội dung bài còn giúp các thí sinh phân biệt, so sánh nghĩa của các từ vừa kết hợp được với Danh động từ, vừa kết hợp được với Động từ nguyên mẫu. Các câu hỏi liên quan đến chuyên đề này thường ở dạng bài chọn từ điền vào chỗ trống, tìm câu có cùng nghĩa với câu cho sẵn và tìm lỗi sai.
Để ôn tập tốt chuyên đề này, các học sinh cần nắm vững lý thuyết, phân biệt được cách sử dụng và chức năng của Danh động từ và các loại Động từ nguyên mẫu.
Bên cạnh đó, các em cần luyện tập làm thật nhiều các dạng bài tự luận liên quan đến cách biến đổi cũng như viết lại câu về chuyên đề này, sau đó chuyển sang làm dạng bài trắc nghiệm theo mẫu đề của Bộ GD&ĐT ban hành.
Bí quyết vượt vũ môn: Luyện Tiếng Anh sao cho hiệu quả? Cô Nguyễn Thùy Dương (ThS, Tổ trưởng Tổ Tiếng Anh THPT - Trường THCS, THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội) chia sẻ bí quyết để làm bài thi hiệu quả môn Tiếng Anh trong giai đoạn nước rút. Tổ GV tiếng Anh của Trường THCS, THPT Nguyễn Tất Thành, Hà Nội. Ảnh: NTCC Làm 3 lần 1 đề còn hơn 3 đề 3...